Tiêu chảy cấp ở trẻ em cần điều trị ra sao?

Đăng bởi:

Ngày đăng:
20 Tháng Sáu 2022

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
886

Tiêu chảy cấp là căn bệnh thường gặp và phổ biến ở trẻ nhỏ. Căn bệnh này có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ khiến khả năng hấp thu dinh dưỡng bị giảm sút. Vậy tiêu chảy cấp ở trẻ em cần điều trị ra sao?

1. Tiêu chảy cấp ở trẻ em là gì?

Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ là như thế nào?
Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ là như thế nào?

Tiêu chảy cấp ở trẻ là đi tiêu nhiều lần hơn bình thường và thay đổi tính chất phân – phân lỏng như nước hay đàm máu, kéo dài dưới 14 ngày. Trẻ bú mẹ có thể đi tiêu 5-7 lần/ngày, phân sệt, lợn cợn màu xanh mùi chua, thường ngay sau bữa bú, không phải là bệnh tật gì cả, trẻ không sốt, bú nhiều, chơi đùa vui vẻ.

Trẻ tiêu chảy có thể bị sốt, nôn ói, đau bụng, biếng ăn và quan trọng nhất là biểu hiện mất nước có thể nặng đưa đến tử vong. Đó là các dấu hiệu vật vã, bứt rứt hay nặng hơn là li bì khó đánh thức, mắt trũng, thóp lõm (ở trẻ nhũ nhi), môi khô tiểu ít, khát nước đòi uống liên tục.

2. Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở trẻ em

Virus Rota là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ
Virus Rota là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ

Tiêu chảy cấp ở trẻ em có rất nhiều nguyên nhân gây nên nhưng thường là do các loại virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng tác động. Trong đó, tiêu chảy cấp do Rotavirus là nguyên nhân phổ biến nhất và dễ gây tử vong ở trẻ khi mắc phải. Rotavirus có khả năng tồn tại bền vững trong môi trường, có khả năng sống hàng giờ trên bàn tay hoặc các bề mặt rắn. Không chỉ vậy, rotavirus còn có thể sống ổn định và gây ra bệnh khi sống trong phân khoảng 1 tuần.

Khi bị tiêu chảy cấp, các bé sẽ thường có biểu hiện nôn ói, tiêu chảy, đau bụng và mất nước. Nguy cơ cao dẫn đến trụy mạch rồi tử vong. Căn bệnh này thường xảy ra nhiều ở trẻ em dưới 5 tuổi và phân bổ ở các nước có khí hậu ôn đới, vào mùa đông. Còn các nước nhiệt đới bệnh thường xảy ra quanh năm.

3. Đường lây truyền bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ

Những con đường lây truyền bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em
Những con đường lây truyền bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em

Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em thường lây truyền qua đường phân – miệng thông qua thức ăn, nước uống hoặc các bé tiếp xúc trực tiếp với phân đã nhiễm khuẩn gây bệnh.

Một số cách sinh hoạt có thể tạo điều kiện thuận lợi cũng như tác nhân gây trẻ tiêu chảy cấp:

  • Trẻ bú bình không hợp vệ sinh
  • Không rửa tay sau khi cho bé đi vệ sinh
  • Không rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến món ăn cho trẻ
  • Thực phẩm bị nhiễm mầm bệnh
  • Xử lý phân không hợp vệ sinh

Phân của trẻ em mắc bệnh tiêu chảy cấp hoặc người bình thường nhưng có mang trong mình virus rota sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường, nhất là môi trường nước, có thể là những vật dụng tiếp xúc xung quanh.

>> Đọc ngay: Cách xử trí khi trẻ bị tiêu chảy nhiễm trùng

4. Triệu chứng trẻ bị tiêu chảy cấp

Triệu chứng tiêu chảy cấp ở trẻ mà phụ huynh cần biết
Triệu chứng tiêu chảy cấp ở trẻ mà phụ huynh cần biết

Sau khi trẻ nhiễm bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng thường gặp như sau:

  • Tiêu chảy, đi phân lỏng nhiều hơn 3 lần/ngày.
  • Nôn, trớ. Trẻ sẽ nôn trớ nhiều lần trong ngày
  • Nhiều bé sẽ kèm theo tình trạng sốt, đau bụng, ho và chảy nước mũi.
  • Nguy cơ mất nước cao: Khô môi, mắt trũng, li bì vật vã, quấy khóc, thóp trũng. Trẻ rất dễ bị khô, kiệt quệ nếu không nhanh chóng bù nước và điều trị kịp thời.
  • Các dấu hiệu nặng hơn như: hở mạnh, sâu, môi đỏ, chướng bụng, liệt ruột cơ năng, rối loạn nhịp tim, nhược cơ toàn thân.
  • Trẻ dễ bị sụt cân và suy dinh dưỡng do bị mất nước nặng.
  • Tiểu ít.

Những triệu chứng này dễ nhận biết nên các vị phụ huynh cần hết sức lưu ý để có thể đưa bé đến các cơ sở y tế nhanh chóng và kịp thời tránh trường hợp bệnh tình diễn tiến nặng và gây nguy hiểm đến tính mạng.

>> Xem ngay: Phụ huynh nên làm gì khi trẻ tiêu chảy nhiều lần trong ngày

5. Phác đồ điều trị khi trẻ tiêu chảy cấp

Tùy từng tình trạng bé tiêu chảy cấp thế nào sẽ có phác đồ điều trị phù hợp
Tùy từng tình trạng bé tiêu chảy cấp thế nào sẽ có phác đồ điều trị phù hợp

Trước khi tiến hành điều trị cho trẻ bị tiêu chảy cấp, các bác sĩ sẽ xác định mức độ mất nước ở trẻ:

  • Nếu trẻ không bị mất nước sẽ tiến hành theo phác đồ A: điều trị tiêu chảy tại nhà
  • Nếu trẻ có mất nước nhẹ, sẽ được điều trị theo phác đồ B: Điều trị bằng Ors bù dịch đường uống tại cơ sở y tế.
  • Nếu trẻ mất nước nặng, sẽ được điều trị theo phác đồ C: Điều trị nhanh chóng mất nước nặng

6. Điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ tại nhà

Trong trường hợp trẻ mắc chứng tiêu chảy cấp nhẹ và được cho về nhà tiến hành điều trị tại nhà, phụ huynh cần thực hiện theo 4 nguyên tắc sau đây:

6.1. Cho trẻ uống nhiều dịch hơn bình thường để phòng mất nước

Khi trẻ bị tiêu chảy cần uống nhiều nước hơn để bù nước và điện giải
Khi trẻ bị tiêu chảy cần uống nhiều nước hơn để bù nước và điện giải

Nên bổ sung cho con dung dịch Oresol để bù nước. Ngoài ra có thể bổ sung thêm các loại nước hoa quả tươi không đường, nước dừa, nước cháo muối, nước cơm có chút muối, súp rau củ, súp gà…

Khi cho bé uống Oresol bù nước khi bị tiêu chảy cấp, mẹ cần lưu ý:

  • Pha đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất
  • Cho trẻ uống từng thìa cứ 2 phút đút 1 thìa, nếu nôn cho nghỉ 10 phút sau uống tiếp.
  • Trẻ < 2 tuổi : uống 50 -100 ml sau mỗi lần đi ngoài
  • Trẻ > 2 tuổi : 100 – 200 ml sau mỗi lần đi ngoài

6.2. Tiếp tục cho trẻ ăn

  • Khi trẻ bú mẹ hoàn toàn vẫn tiếp tục bú mẹ bình thường, khẩu phần ăn hằng ngày vẫn tiếp tục và tăng dần lên, không bắt buộc phải uống sữa không đường, nấu ăn phải nhừ, mềm.
  • Không ăn thức ăn nhiều đường và khó tiêu.
  • Ăn thêm thức ăn có kali: chuối, hoa quả tươi.
  • Nếu trẻ ăn sữa ngoài thì duy trì loại sữa trẻ đang ăn, không pha loãng sữa.
  • Sau khi khỏi đi ngoài cho ăn thêm 1 bữa ngoài những bữa bình thường.

6.3. Cho trẻ uống bổ sung kẽm

Bé bị tiêu chảy cấp phải làm sao? cha mẹ nên bổ sung kẽm cho con
Bé bị tiêu chảy cấp phải làm sao? cha mẹ nên bổ sung kẽm cho con

Bổ sung kẽm cho trẻ trong giai đoạn bị tiêu chảy cấp. Cụ thể:

  • Trẻ 1 < 6 tháng: 10mg/ngày x 10 – 14 ngày
  • Trẻ ≥6 tháng: 20 mg/ngày x 10 -14 ngày.

6.4. Đưa trẻ đến khám

Trong trường hợp điều trị tại nhà mà bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ không thuyên giảm mà còn thèm theo các dấu hiệu như:

  • Đi ngoài rất nhiều lần phân lỏng, đi liên tục
  • Nôn tái diễn
  • Trở nên rất khát
  • Ăn uống kém hoặc bỏ bú
  • Trẻ không tốt lên sau 2 ngày điều trị
  • Sốt cao hơn
  • Có máu trong phân.

Các vị phụ huynh cần đưa bé quay lại khám kịp thời để được các bác sĩ hỗ trợ.

7. Các thuốc dùng trong điều trị tiêu chảy ở trẻ

Con bị tiêu chảy cấp cha mẹ nên cho uống thuốc gì?
Con bị tiêu chảy cấp cha mẹ nên cho uống thuốc gì?

Một số loại thuốc thường được các bác sĩ sử dụng trong điều trị bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ là:

  • Thuốc được dùng: Oresol, kẽm, Racecadotril, Smecta, Probiotic: S. boulacdi.
  • Những thuốc không được dùng trong điều trị tiêu chảy: không dùng thuốc chống nôn, cầm ỉa, thuốc kháng sinh. Chỉ dùng kháng sinh trong những trường hợp tiêu chảy phân máu, tả, xét nghiệm có vi khuẩn.

Tuy nhiên, cha mẹ tuyệt đối không nên tự ý mua những loại thuốc này về sử dụng cho trẻ. Chi được sử dụng các loại thuốc trên khi đã cho bé thăm khám bác sĩ và được bác sĩ chỉ định. Việc tự ý sử dụng thuốc cho trẻ có thể khiến các bé gặp phải biến chứng nguy hiểm.

8. Phòng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ

Biện pháp phòng ngừa trẻ bị mắc tiêu chảy cấp
Biện pháp phòng ngừa trẻ bị mắc tiêu chảy cấp

Để phòng trẻ bị tiêu chảy cấp, các ông bố bà mẹ nên lưu ý những vấn đề như sau:

  • Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời.
  • Cho ăn dặm đúng cách, hợp vệ sinh và đầy đủ các chất (đạm, béo, đường, hoa quả).
  • Sử dụng nước sạch.
  • Ăn thực phẩm sạch, an toàn, có nguồn gốc rõ ràng và được bảo quản đúng quy cách.
  • Rửa tay trước khi chuẩn bị thức ăn và cho trẻ ăn, hoặc sau khi trẻ đi tiêu.
  • Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Uống vắc-xin ngừa tiêu chảy do rotavirus.

Tuy nhiên, đối với các bé bị tiêu chảy, lợi khuẩn thường bị suy yếu, do đó cần bổ sung trực tiếp các vi khuẩn có ích cho đường ruột. Trong đó, sử dụng men vi sinh là phương pháp tối ưu để giúp đẩy lùi triệu chứng tiêu chảy và bảo vệ hệ tiêu hóa cũng như giúp phòng ngừa bệnh tiêu chảy cấp cho bé.

Chuyên gia khuyến cáo, cha mẹ nên lựa chọn men vi sinh chứa thành phần lợi khuẩn Probiotics và chất xơ Prebiotics, được bào chế bằng công nghệ bao kép LAB2PRO. Trong đó, vi khuẩn có lợi Probiotics có tác dụng tăng miễn dịch để chống lại tác nhân gây bệnh, kích thích tiêu hóa, hạn chế triệu chứng tiêu chảy. Lợi khuẩn này phát huy tối đa tác dụng khi có chất xơ Prebiotics – thức ăn của vi khuẩn có lợi, giúp chúng duy trì sự sống và tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng. Ngoài ra, lợi khuẩn trong men vi sinh được bảo vệ bởi lớp bao kép của công nghệ bào chế LAB2PRO. Điều này giúp bảo vệ vi khuẩn có lợi và “thức ăn” của chúng hoàn toàn “nguyên vẹn” trước dịch axit của dạ dày. Từ đó giúp tái tạo lại sự cân bằng vi khuẩn trong ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn cũng giúp bé ăn ngon miệng hơn.

Bài viết trên đây đã trả lời cho câu hỏi tiêu chảy cấp ở trẻ em cần điều trị ra sao. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho các phụ huynh trong quá trình điều trị cũng như phòng tránh bệnh tiêu chảy cấp cho trẻ.

Thông tin liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.