Những biểu hiện rối loạn thời gian của giấc ngủ

Đăng bởi:

Ngày đăng:
26 Tháng Năm 2012

Lần cập nhật cuối:
28 Tháng Sáu 2021

Số lần xem:
9872

Hiện tượng rối loạn thời gian giấc ngủ được chia làm hai trường hợp chủ yếu sau: Thức dậy trước giờ quy định của giấc ngủ. Ngủ và thức muộn hơn so với giờ quy định của giấc ngủ.

1. Hiện tượng ngủ và thức dậy sớm hơn giờ quy định của giấc ng

Đây là hiện tượng đi ngủ và thức dậy khá sớm. Trường hợp này thường xuất hiện ở độ tuổi ngoài 50. Nhịp sống hàng ngày của những người mắc triệu chứng này thường chậm hơn so với những người bình thường. Họ luôn buồn ngủ từ rất sớm thậm chí vừa chập tối đã phải đi ngủ nếu không sẽ không thể chịu nổi. Nhưng họ cũng thức dậy rất sớm thậm chí 1 – 2 giờ sáng đã tỉnh dậy và không thể tiếp tục ngủ lại nữa. Hiện tượng ngủ dậy sớm ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Ảnh hưởng không tốt

Thời gian ngủ và thức dậy của những nguời này bất thường so với những người bình thường sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xã giao và quan hệ giao tiếp của những người bình thường. Ngoài ra những người này không thể làm việc vào ban đêm nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và học tập bình thường của họ.

Cách điều trị

Chúng ta có thể điều trị triệu chứng này thông qua một số phương pháp sau: Điều chỉnh thời gian ngủ nghỉ và làm việc, thông qua việc điều chỉnh này để tạo nên thời gian đi ngủ và tỉnh giấc hợp lý nhất và dần dần tạo thành một quy luật. Mỗi buổi chiều dùng ánh sáng mạnh để chiếu vào cơ thể, trải qua một thời gian tập luyện như vậy sẽ có thể điều chỉnh thời gian đi ngủ và thức dậy trờ về trạng thái như những người bình thường, hình thành quy luật sinh lý giấc ngủ thích hợp trong cơ thể.

2. Triệu chng ngủ và thc dậy muộn hơn so vớingười bình thường

Triệu chứng này hoàn toàn ngược lại với hiện tượng kể trên. Đây là hiện tượng đi ngủ rất muộn và tỉnh dậy cũng khá muộn. Hiện tượng này thường gặpở các bạn thanh thiếu niên.

Nguyên nhân xuất hiện tượng ngủ và thức dậy muộn

Thường xuyên thức đêm, tiếp xúc với ánh sáng quá ít, hoạt động xã hội ban ngày quá ít, khả năng điều chỉnh sắp xếp cuộc sống kém… chính là những nguyên nhân xuất hiện hiện tượng ngủ và thức dậy muộn. Nhưng cũng có thể là do cơ thể xuất hiện một số loại bệnh làm cho rối loạn quy luật của cơ thể. Ngủ dậy muộn gây ảnh hưởng đến công việc và học tập

Ảnh hưởng không tốt

Tuy hiện tượng ngủ và thức dậy muộn hoàn toàn ngược lại với hiện tượng ngủ và thức dậy sớm nhưng chúng cũng làm ảnh hưởng đến cuộc sống và giao tiếp thường ngày của con người. Do nhịp sống của những người này hoàn toàn bất thường so với những người khác nên nó làm ảnh hưởng đến quan hệ giao tiếp thường ngày với người khác, hơn nữa còn gây ra khó khăn nhất định đến công việc và học tập của chính họ.

Cách điều trị

– Dùng thuốc: Một số loại thuốc đề kháng tinh thần và vitamin B có thể dùng để điều chỉnh một cách hiệu quả triệu chứng ngủ muộn và thức dậy muộn. – Dùng ánh sáng: Chúng ta có thể dùng ánh sáng để điều trị triệu chứng này bằng cách dùng ánh sáng mạnh chiếu thẳng vào cơ thể vào buổi sáng. – Cách sắp xếp thời gian: Cứ khoảng 3 đến 5 ngày đi ngủ sớm hơn 30 phút, tiến hành điều chỉnh thời gian ngủ dần thích hợp, hình thành thói quen ngủ tốt. Cho dù ngủ sớm hay ngủ muộn; dậy sớm hay dậy muộn nhưng nếu như phù hợp với công việc, học tập, quan hệ xã hội của mình, không làm ảnh hưởng đến sức khoẻ thì không đáng phải quá lo lắng.

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.