Đột quỵ là một bệnh lý tim mạch nghiêm trọng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong. Để phòng tránh đột quỵ, việc nhận biết các nguyên nhân gây ra bệnh là rất quan trọng.
5 nguyên nhân gây đột quỵ
Tắc nghẽn dòng máu: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra đột quỵ khi dòng máu lên não bị gián đoạn. Tắc nghẽn thường do sự hình thành các mảng xơ vữa tích tụ trên lòng mạch, khiến dòng máu lưu thông bị cản trở. Các cục máu đông hoặc mảng xơ vữa có thể bong ra và di chuyển đến các mạch máu nhỏ hơn, gây tắc nghẽn cục bộ.
- Huyết áp cao: Huyết áp cao là một yếu tố nguy cơ lớn dẫn đến đột quỵ. Khi huyết áp tăng sẽ gây ra sự tổn thương cho cấu trúc mạch máu, làm lòng mạch trở nên xơ cứng và mất đi tính đàn hồi. Huyết áp cao cũng làm tăng nguy cơ hình thành mảng xơ vữa và cục máu đông, có thể dẫn đến tắc nghẽn hoặc vỡ mạch máu não, gây đột quỵ não hoặc nhồi máu cơ tim.
- Mỡ máu cao: Khoảng 93% những người từng bị đột quỵ não có tình trạng rối loạn mỡ máu. Khi lượng mỡ xấu trong cơ thể gia tăng, các phân tử mỡ có khả năng bám vào thành mạch, hình thành các mảng xơ vữa và gây cản trở lưu thông máu. Nếu những cục máu đông hình thành từ các mảng xơ vữa di chuyển đến não, có thể gây tắc động mạch và dẫn đến đột quỵ.
- Chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh: Những người có thói quen ăn uống không khoa học, tiêu thụ nhiều đồ ăn vặt, thực phẩm chế biến sẵn, cũng như lạm dụng thuốc lá và rượu bia, có nguy cơ cao mắc các bệnh lý mãn tính như tim mạch, tiểu đường, và từ đó dễ dẫn đến đột quỵ.
- Béo phì: Người béo phì có nguy cơ đột quỵ cao, và mức độ nguy cơ tăng lên theo cân nặng. Béo phì còn kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe khác như huyết áp cao, rối loạn lipid máu, bệnh tim mạch và viêm khớp. Để giảm nguy cơ, cần thay đổi lối sống, chế độ ăn uống, tăng cường vận động, và trong trường hợp cần thiết, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Trung bình, nếu giảm được 5,1kg, huyết áp có thể giảm từ 3,6 đến 4,4 mmHg.
Phòng ngừa sớm đột quỵ sớm cho những người có nguy cơ cao
Bệnh đột quỵ bao gồm đột quỵ não (tai biến mạch máu não) và đột quỵ tim ( gồm nhồi máu cơ tim và ngừng tim). Đột quỵ xảy ra khi lượng máu cung cấp đến não hoặc tim bị ngưng trệ, vùng ảnh hưởng không được cung cấp máu, oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết dẫn đến các tế bào não hoặc tim mạch bắt đầu chết. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể gặp phải tình trạng nguy hiểm đến tính mạng thậm trí đột tử. Nếu được cấp cứu kịp thời thì vẫn có thể sẽ để lại những di chứng nặng nề như liệt, tàn phế, suy giảm nhận thức, suy giảm chức năng vận động, suy giảm trí nhớ… Bệnh nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa sớm nhất là ở người có nguy cơ cao.
Nên điều trị các bệnh nền đang mắc phải
Việc điều trị các bệnh lý nền như đang mắc phải là vô cùng cần thiết. Bệnh nhân cần tuân thủ liệu trình điều trị với bác sĩ để có thể kiểm soát các bệnh đang mắc phải, tránh trường hợp bệnh diễn biến tăng nặng. Đây là biện pháp cần thiết để dự phòng đột quỵ ở những đối tượng có nguy cơ cao.
Thay đổi thói quen sống
- Để có thể phòng bệnh đột quỵ thì nên có chế độ ăn hợp lý như ăn nhiều thịt trắng, hải sản, trứng. Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, uống đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Đồng thời nên giảm tinh bột, giảm các thực phẩm có đường, giàu chất béo, đồ chiên xào, thức ăn nhanh, hạn chế ăn các loại thịt đỏ, thuốc lá, rượu bia.
- Thói quen tập luyện thể thao hàng ngày sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể, nâng cao sức khỏe, giúp tim khỏe mạnh.
- Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện nguy cơ đột quỵ và chủ động phòng tránh hiệu quả.
Bổ sung Omega-3 Triglyceride với DHA và EPA hàm lượng cao, giàu EPA hàng ngày
Omega-3 là “chìa khóa” hỗ trợ điều trị rất tốt nhiều bệnh lý như bệnh mỡ máu cao, xơ vữa động mạch, huyết áp cao và các bệnh tim mạch (bao gồm đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim, bệnh thấp tim, bệnh cơ tim, rối loạn nhịp tim, dị tật tim bẩm sinh, bệnh van tim, viêm tim, phình động mạch chủ, bệnh động mạch ngoại biên, bệnh huyết khối và huyết khối tĩnh mạch) – đều là bệnh lý dẫn tới đột quỵ. Bổ sung Omega-3 hàng ngày có tác dụng là vì:
- Omega-3 giúp giảm mỡ máu: Nhờ chứa hàm lượng cao EPA và DHA, dùng như một biện pháp thay thế (hoặc kết hợp với thuốc điều trị) để giảm mỡ máu (đặc biệt là LDL và Triglyceride).
- Omega-3 giảm mảng bám trong lòng mạch và giúp mạch máu khỏe mạnh: Theo các nghiên cứu thì Omega-3 chứa EPA và DHA cao sẽ giúp giảm hình thành các mảng xơ vữa động mạch – đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến đau thắt ngực, suy tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
- Omega-3 giúp hạ huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương: Cơ chế của Omega-3 giúp làm giảm huyết áp bao gồm tác dụng thuận lợi trong phản ứng mạch máu với angiotensin, cải thiện chức năng mạch máu và điều chỉnh viêm.
- Omega-3 giúp chống rối loạn nhịp tim, chống huyết khối và giảm viêm: Công dụng nổi bật của Omega-3 chính là chống huyết khối, tức là giảm hình thành cục máu đông trong mạch máu hoặc trong buồng tim.
Đột quỵ là một bệnh lý rất nguy hiểm và có thể xảy ra với bất kỳ ai. Vì vậy, bạn nên duy trì một chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học, cũng như điều trị kịp thời các bệnh lý liên quan như mỡ máu cao, huyết áp cao và tắc nghẽn dòng máu ngay khi được phát hiện, để tránh những biến chứng nghiêm trọng dẫn đến đột quỵ.
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn