5 nguyên nhân nữ giới có nguy cơ loãng xương hơn nam giới

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
2 Tháng mười 2024

Lần cập nhật cuối:
2 Tháng mười 2024

Số lần xem:
16

Loãng xương là bệnh lý ai cũng có thể gặp phải nhưng nữ giới có nguy cơ mắc cao hơn nam giới. Cùng tìm hiểu nguyên nhân chị em dễ bị loãng xương hơn cũng như cách phòng bệnh từ sớm cho nhé.

Tình trạng loãng xương ở nữ giới

Tình trạng loãng xương ở nữ giới
Tình trạng loãng xương ở nữ giới

Sau 35 tuổi, cơ thể bắt đầu bước vào thời kỳ mất xương sinh lý, quá trình hủy xương chiếm ưu thế so với tạo xương. Ở giai đoạn 35 – 40 tuổi, cơ thể mất đi khoảng 0,1 – 0,5% khối lượng xương mỗi năm, giai đoạn này còn gọi là thời kỳ mất xương chậm.

Nữ giới bắt đầu bắt đầu bước vào thời kỳ tiền mãn kinh sau tuổi 40 và mãn kinh, sự suy giảm hormon estrogen bắt đầu diễn ra. Estrogen là một nội tiết tố có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe phụ nữ nói chung và sức khỏe xương nói riêng. Giai đoạn này, mỗi năm phụ nữ có thể mất khoảng 1 – 3% khối lượng xương, đây là thời kỳ mất xương nhanh.

Còn ở nam giới, sau tuổi 40 cũng diễn ra sự mất xương nhưng chậm hơn so với phụ nữ. Đến khoảng sau 65 tuổi, nam giới mới có thể bị giảm mật độ xương và loãng xương.

Theo khảo sát ở phụ nữ trên 45 tuổi, bệnh loãng xương chiếm một số lượng lớn số ngày nằm viện, nhiều hơn tất cả các bệnh khác như đái tháo đường, nhồi máu cơ tim và ung thư vú. Sau 50 tuổi cứ 3 phụ nữ sẽ có 1 người bị gãy xương do loãng xương trong quãng đời còn lại. Tỷ lệ loãng xương ở phụ nữ trong độ tuổi 50-59 mới chỉ là 10%, và nhanh chóng tăng lên theo độ tuổi và đạt tới 70% ở phụ nữ trên 80 tuổi.

Nữ giới bị loãng xương sau mãn kinh là một thể đặc biệt, sau mãn kinh từ 5-10 năm phụ nữ thường hay bị mất nhiều xương ở cột sống. Khi sự mất xương vượt quá ngưỡng 11% thì sẽ xảy ra lún xẹp các cột sống, đặc biệt là cột sống vùng thắt lưng. Biểu hiện thường gặp của bệnh loãng xương là giảm chiều cao, gù lưng, đau cột sống, đau thần kinh liên sườn hay thần kinh tọa. Ở giai đoạn muộn, mất xương diễn ra ở cả các xương dài khi đó chị em dễ bị gãy cổ xương đùi hoặc gãy các xương dài khác.

5 nguyên nhân khiến nữ giới dễ bị loãng xương hơn nam giới

Nguyên nhân khiến nữ giới dễ bị loãng xương hơn nam giới
Nguyên nhân khiến nữ giới dễ bị loãng xương hơn nam giới
  • Nếu trong gia đình chị em có bà hoặc mẹ bị loãng xương thì dễ bị loãng xương vì thừa hưởng một bản sao bộ xương yếu ớt dễ gãy.
  • Nữ giới có kích thước bộ xương nhỏ, khối lượng xương đỉnh thấp hơn và có lối sống tĩnh tại hơn nam giới. Chế độ dinh dưỡng của chị em cũng thường không đầy đủ và canxi là khoáng chất thường thiếu hụt. Sau tuổi 35 1-3% khối lượng xương sẽ mất đi hàng năm và tình trạng này sẽ diễn ra nhanh hơn từ tuổi mãn kinh và gia tăng nhanh chóng trong 20 năm sau mãn kinh.
  • Nữ giới sau khi mãn kinh, buồng trứng ngừng hoạt động dẫn tới thiếu hụt Estrogen nên các tế bào hủy xương hoạt động ngày càng mạnh, khối lượng xương mất đi từ 2 – 4% mỗi năm, trong suốt 10-15 năm đầu sau khi mãn kinh. Đặc biệt những chị em mất kinh trên 12 tháng, mãn kinh hay mãn kinh sớm trước 45 tuổi, hay phẫu thuật cắt buồng trứng,… sẽ bị mất xương nhiều hơn và dễ bị loãng xương.
  • Do phải trải qua thời kỳ mang thai và cho con bú cần một lượng canxi rất lớn cho phát triển thai và cho nuôi con bằng sữa mẹ nên chị em có từ 3 con trở lên dễ bị loãng xương hơn.
  • Phụ nữ thường hay bị một số bệnh hệ thống như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp. Các bệnh này và các thuốc điều trị bệnh như corticoid chính là thủ phạm gây nên sự mất xương nhanh.

Nữ giới cần dự phòng loãng xương từ sớm

Nữ giới cần dự phòng loãng xương từ sớm
Nữ giới cần dự phòng loãng xương từ sớm

Theo các chuyên gia việc điều trị loãng xương rất tốn kém và mất nhiều thời gian nên dự phòng từ sớm là cách điều trị hiệu quả nhất. Dự phòng loãng xương là tối đa hóa khối lượng xương đỉnh ngay từ khi còn trẻ, duy trì mật độ xương và giảm mất xương khi về già. Do đó mà dự phòng loãng xương càng sớm càng tốt.

Nữ giới cần chú ý đến chế độ ăn giàu canxi, vitamin D, Magie, Mangan… như cá, thịt gà, trứng, sữa và chế phẩm từ sữa. Tránh đồ uống như rượu, bia, cafe, thuốc lá. Duy trì thói quen tập thể dục để tăng sức đề kháng, cơ thể dẻo dai.

Chị em có thể chọn bổ sung thêm canxi từ thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Không chỉ chứa Canxi nano, sản phẩm này còn có vitamin D3 và MK7 cùng nhiều dưỡng chất cần cho xương như Magie, Mangan, Kẽm, Đồng, Boron, Silic… Canxi nano sẽ giúp tăng khả năng hấp thu lên gấp 200 lần, vitamin D3 sẽ lấy canxi đưa vào máu và MK7 sẽ đem Canxi đặt vào xương, tránh tình trạng canxi dư thừa có thể gây xơ vữa mạch máu, vôi hóa mô mềm. MK7 không chỉ giúp xương chắc khỏe bằng cách đưa canxi từ máu vào xương, mà còn giúp xương dẻo dai, đàn hồi tốt hơn nhờ tác dụng tăng sản xuất Collagen trong xương.

Cùng với bổ sung canxi để dự phòng loãng xương thì chị em cũng cần có biện pháp hạn chế quá trình hủy xương và bổ sung Estrogen hàng ngày từ thảo dược là lựa chọn an toàn, hiệu quả. Chị em có thể chọn Estrogen từ sản phẩm có chứa EstroG-100, không chỉ giúp bổ sung nội tiết tố quan trọng này mà còn giúp phòng tránh các dấu hiệu thường gặp ở giai đoạn tiền mãn kinh.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Để lại một bình luận