Ăn sữa chua trong ngày “đèn đỏ” trở thành thói quen của rất nhiều chị em khó bỏ được. Mỗi ngày ăn một hộp sữa chua sẽ rất tốt nhưng ăn sữa chua có giảm đau bụng kinh không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp vấn đề này.
1. Tác dụng của sữa chua đối với sức khỏe
Sữa chua là sản phẩm được lên men từ sữa nhờ vi khuẩn lên men lactic. Sữa chua có màu trắng, sánh mịn, vị chua chua, ngọt ngọt. Trong sữa chua có chứa nhiều thành phần lợi khuẩn Lactobacillus Acidophilus và Bifidobacterium, cùng với kẽm, magie, đạm và 1 số loại vitamin khác,…
Sữa chua có rất nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, có thể kể đến như:
- Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả tăng cường sức khỏe cho cơ thể.
- Giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn nhờ thành phần vi khuẩn có lợi cho đường ruột.
- Giúp làm đẹp da và mịn màng cho da nên trở thành món ăn ưu thích của rất nhiều chị em.
- Giúp giảm cân đẹp dáng bằng việc ăn từ 1 – 2 hộp sữa chua mỗi ngày và bất ngờ số đo vòng 2.
- Phòng ngừa bệnh huyết áp nhờ có hàm lượng kali trong sữa chua giúp loại bỏ muối dư thừa trong cơ thể, nhờ đó giúp duy trì chỉ số huyết áp bình thường.
- Chăm sóc răng miệng, hạn chế tình trạng viêm, nhiệt miệng nhờ lượng acid lactic trong sữa chua.
2. Đau bụng kinh có nên ăn sữa chua không?
Có thể thấy nguyên nhân chính gây đau bụng kinh là do khí huyết lưu thông kém. Tình trạng đau thường gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Do đó, tìm hiểu thông tin về các biện pháp giảm đau bụng kinh luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Theo các chuyên gia, chế độ ăn uống cũng là một yếu tố cần thiết, đã được chứng minh là có tác dụng giảm mức độ những cơn đau của chị em trong chu kỳ kinh nguyệt. Đặc biệt, rất nhiều chị em truyền tai nhau ăn sữa chua có thể giúp giảm đau bụng kinh.
Lý giải việc ăn sữa chua giúp giảm đau bụng kinh là vì sữa chua là loại thực phẩm giúp chống lại các triệu chứng khó chịu trong ngày “đèn đỏ” nhờ giúp cân bằng lượng canxi có khả năng làm giảm sự co bóp của tử cung, nhờ vậy hạn chế những cơn đau hiệu quả. Do đó, mỗi ngày chị em nên ăn 1 – 2 hộp sữa chưa tương đương với khoảng 120 – 240g canxi sẽ giúp giảm 30% các cơn đau bụng kinh.
Ngoài ra, sữa chưa còn có khả năng gia tăng số lượng bạch cầu, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cơ thể, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa, nguyên nhân gây đau bụng kinh dữ dội. Tuy nhiên, khi lựa chọn sữa chua nên chọn loại ít chất béo.
Xem thêm: Đau bụng kinh ăn gì tốt nhất?
3. Ăn sữa chua khi đang đau bụng kinh nên tránh điều gì?
Chỉ nên ăn sữa chua mỗi ngày 1 – 2 hộp, không nên ăn quá nhiều vì có thể gây dư thừa lượng canxi và vitamin D trong cơ thể.
Sữa chua lấy trong tủ lạnh ra nên để 15 – 20 phút ở ngoài cho bớt lạnh sau đó mới ăn, giúp cho bụng không bị lạnh đột ngột, tránh gây khó chịu cho bụng.
Không ăn sữa chua cùng với uống nước cam liền nhau vì các thực phẩm này kỵ nhau dễ gây chứng đau bụng đi ngoài.
Ăn sữa chua có giảm đau bụng kinh nhưng cần lưu ý những trường hợp sau không nên ăn sữa chua:
- Người bất dung nạp đường lactose: Nếu ăn vào sẽ bị rối loạn hóa như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, …
- Người mẫn cảm, dễ bị dị ứng: Ăn sữa chua vào có thể gây ra các phản ứng như nổi mề đay, sung hoặc sốc phản vệ.
- Người mắc bệnh tiểu đường: Sữa chua có đường do đó sẽ không hợp với những người đang bị bệnh tiểu đường.
Đau bụng kinh ăn sữa chua rất tốt nhưng không phải cách giảm đau hiệu quả nhất. Vì thế để giảm đau bụng kinh khi đến tháng chị em nên áp dụng một số biện pháp như:
- Uống trà gừng ấm: Trà có tác dụng làm ấm cơ thể, tăng lưu thông khí huyết. Vì thế, chị em có thể dùng gừng để giảm đau bụng kinh bằng cách pha thành nước trà ấm hoặc giã gừng tươi đắp lên vùng bụng dưới.
- Chườm ấm bụng: Chườm ấm bụng dưới bằng túi chườm, chai nước nóng hoặc miếng dán chuyên dụng sẽ giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả. Bên cạnh đó, chị em cần chú ý tắm nước ấm, tránh gió lùa.
- Massage bụng: Việc massage bụng nhẹ nhàng, xoay tròn liên tục ở vùng bụng dưới có tác dụng giảm đau rõ rệt, giãn cơ bụng đang căng cứng, giảm co thắt tử cung đột ngột gây ra đau bụng kinh.
- Dùng thuốc giảm đau: Thuốc NSAIDs giảm đau bụng kinh bằng cơ chế làm giảm prostaglandin gây ra cơn đau. Các thuốc sử dụng phổ biến như ibuprofen, diclofenac, naproxen, …
- Dùng thuốc ngừa thai: Uống thuốc tránh thai có thể làm giảm đau bụng kinh. Tuy nhiên lại gây ra tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn, đau ngực, tăng cân giữ nước.
Bên cạnh đó, chị em đừng quên bổ sung sắt vào những ngày hành kinh “dâu rụng” khiến cơ thể mất máu dẫn đến thiếu máu thiếu sắt. Bổ sung ngay viên uống sắt chứa sắt hữu cơ, acid folic, vitamin B12, vitamin E, kẽm và dầu mè đen. Viên uống sắt này hấp thu hiệu quả, chuyển hóa và tạo máu nhanh, tránh tác dụng phụ nóng trong, táo bón do sắt gây ra.
Đồng thời bổ sung nội tiết tố ngăn ngừa sự thiếu hụt mất cân bằng estrogen cơ thể trong những ngày hành kinh gây đau bụng kinh. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng, chị em nên chọn sản phẩm viên uống estrogen có nguồn gốc thảo dược, loại EstroG-100 chiết xuất từ 3 thảo dược Đương quy, Tục đoạn, Cách sơn tiêu. EstroG-100 này cho tác dụng gấp 3 lần các estrogen thảo dược (Phytoestrogen) khác, cải thiện nhanh các triệu chứng suy giảm, mất cân bằng estrogen trong những ngày đau bụng kinh.
Với thắc mắc của chị em “ăn sữa chua có giảm đau bụng kinh” đã được giải đáp ở trên. Kết hợp áp dụng các biện pháp giảm đau bụng kinh sẽ giúp cho chị em dễ chịu hơn.
Bài viết liên quan:
- Bị đau bụng kinh có nên ăn socola không?
- Chè đậu đỏ giảm đau bụng kinh rất hiệu quả
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn