Ăn vào là đau bụng đi ngoài là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Vậy nguyên nhân gì khiến tình trạng này luôn xảy ra và làm thế nào để có thể khắc phục tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời ở bài viết dưới đây nhé!
1. Hiện tượng ăn xong đau bụng tiêu chảy
Đi vệ sinh sau ăn là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể. Theo đồng hồ sinh học, thời điểm cơ thể đào thải độc tố, chất cặn bã sẽ khoảng từ 5 – 7 giờ sáng. Vì vậy ngủ dậy đi ngoài là chuyện bình thường.
Sau khi ăn xong, máu sẽ dồn về ruột để co bóp và tiêu hóa thức ăn. Hoạt động nhu động ruột tăng, đại tràng co bóp nhiều, đẩy chất cặn bã xuống ruột già, lúc này bạn sẽ có cảm giác đau bụng nhẹ và dẫn tới hiện tượng muốn đi ngoài. Hình dạng phân bình thường, đại tiện không quá 2 lần/ ngày thì là trạng thái sinh lý bình thường.
Tuy nhiên, sau khi ăn bất cứ thực phẩm gì cũng bị đau bụng đi ngoài thì lại là hiện tượng bất thường.
Tình trạng ăn vào là đau bụng tiêu chảy này diễn ra thường xuyên, liên tục kèm các triệu chứng đau quặn bụng, buồn nôn, kết cấu phân không ổn định,.. thì đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý đáng ngại.
2. Nguyên nhân cứ ăn vào là đau bụng tiêu chảy
Thông thường, hệ tiêu hóa của chúng ta mất khoảng 24 đến 72 giờ để có thể tiêu hóa hết thức ăn. Vì vậy, với cơ thể có sinh lý bình thường, bạn sẽ đi ngoài ít hơn 2 lần mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng cứ ăn vào là bị tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần, đó có thể là những biểu hiện của các bệnh lý.
Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng cứ ăn vào là đau bụng tiêu chảy?
2.1. Dị ứng thức ăn
Một số người có đường ruột “nhạy cảm” nên xuất hiện tình trạng dị ứng với thức ăn hay các loại gia vị. Đây chính là tác nhân kích thích hệ tiêu hóa nhanh chóng đào thải thức ăn ra ngoài, gây nên cảm giác muốn đi vệ sinh ngay. Triệu chứng thường gặp là đi ngoài phân lỏng kèm theo đó là các cơn đau âm ỉ vùng bụng dưới. Một số trường hợp bị sốt, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy…
2.2. Ngộ độc thực phẩm
Nguyên nhân là do người bệnh ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, ôi thiu hoặc chứa nhiều chất phụ gia độc hại. Khi bị ngộ độc thực phẩm, bệnh nhân thường có biểu hiện bị đau bụng đi ngoài dữ dội kèm theo ói mửa, tiêu chảy, sốt, chóng mặt… Một số trường hợp nặng có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
2.3. Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích có triệu chứng đặc trưng nhất là khi ăn xong, bạn có biểu hiện ăn vào bị đau bụng tiêu chảy, muốn đi vệ sinh. Khi mắc phải hội chứng này, cơ thể sẽ có những triệu chứng như sau:
- Cảm thấy đau bụng
- Khi đi ngoài phân có lẫn cả dịch nhầy
- Tình trạng này thường xảy ra sau khi ăn xong khoảng 20 – 30 phút.
2.4. Cơ thể không dung nạp Lactose
Lactose là một phân tử đường được tạo thành từ hai loại đường có kích thước nhỏ hơn là glucose và galactose. Đường lactose thường có trong các sản phẩm sữa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi bé uống sữa có những biểu hiện dưới đây thì có thể cơ thể bé đang bất dung nạp lactose:
- Trẻ bị đau bụng
- Trẻ bị tiêu chảy, đi ngoài
- Đầy bụng.
2.5. Viêm loét dạ dày
Nếu bạn thường xuyên có thói quen ăn uống không khoa học thì tình trạng ăn vào hay bị đau bụng tiêu chảy rất có thể là biểu hiện của bệnh viêm loét dạ dày. Bệnh này sẽ gây tổn thương đến lớp niêm mạc dạ dày. Khi mắc bệnh, cơ thể sẽ xuất hiện những triệu chứng sau đây:
- Có những cơn đau âm ỉ, thường xuyên và đau cồn cào khi đói và sau khi ăn
- Cảm thấy buồn nôn, hay bị ợ hơi, ợ nóng
- Chán ăn, bị sút cân
- Bị đau bụng ngay sau khi ăn…
2.6. Bệnh Celiac
Đây không phải là một bệnh phổ biến tại Việt Nam, nhưng nó cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng tiêu chảy sau khi ăn. Nguyên nhân gây ra bệnh Celiac là do cơ thể dung nạp quá nhiều gluten, khiến lượng gluten vượt quá mức cần thiết. Đây là chất có nhiều trong các thực phẩm hàng ngày như: trứng, lúa mì, các chất phụ gia có trong các loại thức ăn được chế biến sẵn.
2.7. Viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa cũng là một nguyên nhân gây nên tình trạng ăn vô là bị tiêu chảy. Đây là căn bệnh nguy hiểm, nếu không được phát hiện kịp thời có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng hơn như: đau ruột thừa cấp tính, vỡ ruột thừa. Bệnh viêm ruột thừa có những biểu hiện như sau:
- Xuất hiện những cơn đau âm ỉ ở quanh rốn, lan dần xuống bên phải bụng dưới.
- Có kèm theo những triệu chứng của rối loạn tiêu hóa như: táo bón, tiêu chảy, nôn ói, chán ăn.
- Vùng bụng ở bên phải bị sưng.
2.8. Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa
Đường tiêu hóa bị nhiễm khuẩn do sự xâm nhập của virus, vi khuẩn và ký sinh trùng, hoặc do tác dụng của một số loạt thuốc làm ảnh hưởng xấu tới niêm mạc ruột. Khi niêm mạc ruột bị tổn thương, sự hấp thụ thức ăn sẽ bị kém đi, chất dinh dưỡng bị đào thải ra ngoài nên gây ra tình trạng ăn vào là đau bụng đi ngoài tiêu chảy.
2.9. Đau bụng tiêu chảy là dấu hiệu một số bệnh khác
Bên cạnh những nguyên nhân bệnh lý được kể trên, ăn vào là bị đau bụng tiêu chảy còn là dấu hiệu của một vài bệnh khác như:
- Tổn thương cơ trực tràng
- Tổn thương dây thần kinh ở trực tràng
- Tổn thương thành trực tràng
- U đại tràng
- Viêm loét đại tràng
- Polyp đại tràng.
Khi tình trạng đau bụng đi ngoài nhiều lần sau khi ăn xong trở nên nặng hơn và đi kèm theo các triệu chứng bất thường khác, bạn nên đến các bệnh viện uy tín ngay để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân xảy ra tình trạng trên. Từ đó, có những biện pháp điều trị phù hợp, ngăn chặn kịp thời những ảnh hưởng xấu và những biến chứng không tốt cho sức khỏe.
3. Biện pháp khắc phục tình trạng ăn vào đau bụng tiêu chảy
Tình trạng ăn vào là bị đau bụng tiêu chảy có thể là những biểu hiện sinh lý bình thường nếu không đi kèm những triệu chứng bất thường khác. Bởi vậy, để có thể cải thiện tình trạng này, bạn nên tuân thủ một vài biện pháp dưới đây để đảm bảo sức khỏe:
- Luôn uống đủ nước trong ngày: Uống nước luôn là điều cần thiết cho cơ thể để tránh tình trạng mất nước dẫn đến mệt mỏi. Khi bị mất nước do đi ngoài nhiều lần, bạn nên uống nước biển khô để bù vào lượng nước bị thất thoát.
- Chia nhỏ bữa ăn, bổ sung những loại thức ăn dễ tiêu: Nếu bạn gặp các vấn đề liên quan đến dạ dày hoặc ruột, hãy luyện tập thói quen chia nhỏ những bữa ăn hàng ngày để không bị quá no hoặc quá đói. Thêm nữa, hãy bổ sung vào thực đơn những loại thức ăn dễ tiêu hóa để giảm áp lực lên dạ dày và ruột.
- Ăn sữa chua không đường mỗi ngày: Sữa chua không đường là sản phẩm bổ sung lợi khuẩn dễ dàng mà bạn có thể sử dụng. Lợi khuẩn khi đi vào cơ thể sẽ hỗ trợ hoạt động ruột ổn định hơn. Bên cạnh đó, sữa chua có tác dụng rất tốt trong việc giảm bớt tình trạng tiêu chảy và hỗ trợ quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn.
- Thực hiện ăn chín uống sôi: Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ăn vào đau bụng tiêu chảy là do thực phẩm bẩn khiến bạn bị ngộ độc. Vì vậy, hãy luôn thực hiện ăn chín uống sôi và ăn chậm nhai kỹ để cơ thể dễ dàng tiêu hóa thức ăn nạp vào.
- Uống trà thảo mộc: Một thức uống có thể làm nhẹ đi những cơn đau bụng của bạn đó là trà thảo mộc. Bạn có thể thử những loại trà như: hoa cúc, bạc hà, trà gừng…, chúng vừa hỗ trợ tiêu hóa vừa giúp hạn chế tình trạng đi ngoài nhiều lần.
- Massage nhẹ nhàng hoặc chườm ấm: Một mẹo nữa khi bị đau bụng là bạn có thể dùng tay xoa nhẹ nhàng trên bụng, hoặc sử dụng túi chườm ấm để có thể làm giảm cơn đau một cách từ từ.
- Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc điều trị: Việc tự ý sử dụng thuốc để điều trị bệnh luôn là điều không nên. Bởi trong nhiều trường hợp, tình trạng đi ngoài sau khi ăn chỉ là hiện tượng sinh lý và không gây nguy hiểm. Nếu bạn dùng thuốc không đúng sẽ gây tác dụng phụ nguy hiểm khác. Do vậy, khi bạn muốn sử dụng thuốc để giảm tình trạng đau bụng tiêu chảy thì có thể tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn.
- Gặp bác sĩ nếu áp dụng các cách trên không thuyên giảm: Nếu tình trạng bệnh của bạn kéo dài, bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để được khám và chẩn đoán bệnh. Theo đó có thể xác định chính xác tình trạng bệnh và có phương án điều trị kịp thời, tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm.
- Sử dụng men vi sinh: Một cách khác để bổ sung các vi khuẩn có lợi cho cơ thể đó là sử dụng men vi sinh. Hiện nay, những sản phẩm men vi sinh trên thị trường đa số đều hỗ trợ bổ sung Probiotics và Prebiotics cho đường ruột, giúp tăng cường hệ tiêu hóa. Nhờ đó, men vi sinh có thể cải thiện rõ ràng tình trạng tiêu chảy và hội chứng bất dung nạp đường Lactose.
Hiện nay có rất nhiều sản phẩm men vi sinh được bán và bạn không biết nên chọn loại nào? Những sản phẩm men vi sinh được sản xuất từ kim chi Hàn Quốc theo công nghệ Bao kép LAB2PRO – công nghệ chế phẩm sinh học hiện đại nhất trên thế giới hiện nay, đang được rất nhiều người tin tưởng và sử dụng.Chi tiết xem thêm sản phẩm tại đây.
Hi vọng những thông tin về tình trạng ăn vào là bị đau bụng tiêu chảy trên đây đã giúp bạn hiểu thêm về nó và những bệnh lý nguy hiểm có liên quan. Để phòng ngừa bệnh, bạn hãy thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học và kết hợp bổ sung lợi khuẩn để giúp hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh. Chúc bạn sức khỏe!
Bài viết liên quan:
- Đau bụng từng cơn và tiêu chảy do đâu ?
- Đau bụng tiêu chảy buồn nôn là bệnh gì ?
- Phải làm gì khi bị đau bụng tiêu chảy buổi sáng ?
- Ăn chùm ngây bị tiêu chảy – Nguyên nhân là gì?
- Cứ uống sữa là bị tiêu chảy – Phải làm sao?
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn