Bà bầu bị cảm cúm 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
12 Tháng mười hai 2023

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
7432

Bị cúm khi mang thai là một trong những nỗi lo sợ của các bà bầu đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ. Bởi virus cúm không chỉ khiến mẹ bầu mắc phải những triệu chứng khó chịu, mà còn khiến thai nhi có nguy cơ bị dị tật hay khiến bà bầu bị co bóp tử cung dẫn đến sảy thai hoặc sinh sớm. Theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm về nguyên nhân cũng như cách điều trị khi bà bầu bị cảm cúm 3 tháng đầu nhé.

1. Nguyên nhân gây cảm cúm ở bà bầu

Những nguyên nhân thường gặp khiến bà bầu dễ mắc cảm cúm
Những nguyên nhân thường gặp khiến bà bầu dễ mắc cảm cúm

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bà bầu bị cúm trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ. Một số nguyên nhân phổ biến mà mẹ cần nắm được đó chính là:

Khi mang thai, cơ thể mẹ sẽ xuất hiện rất nhiều thay đổi như: thay đổi nội tiết tố, hệ miễn dịch suy yếu khiến sức đề kháng bị suy giảm. Đây cũng là giai đoạn mà mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn với những tác nhân gây bệnh bên ngoài. Đó chính là nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ bị cúm hơn khi mang thai.

Cùng với đó, một số nguyên nhân khác từ môi trường bên ngoài mà mẹ bầu cũng cần lưu ý như: thời tiết thay đổi, môi trường sống xung quanh hoặc mẹ bầu vô tình tiếp xúc với người đang bị cảm cúm.

2. Dấu hiệu nhận biết cúm ở bà bầu trong 3 tháng đầu

Các triệu chứng bà bầu cúm 3 tháng đầu như sốt, viêm họng, ho khan, đau đầu...
Các triệu chứng bà bầu cúm 3 tháng đầu như sốt, viêm họng, ho khan, đau đầu…

Nhìn chung các triệu chứng cúm ở bà bầu trong 3 tháng đầu cũng tương tự như triệu chứng bệnh cúm thông thường:

  • Cơ thể cảm thấy mệt mỏi hoặc buồn ngủ;
  • Ho, đau rát họng, viêm họng;
  • Sốt cao (trên 37 độ C), có cảm giác ớn lạnh hoặc cơ thể run rẩy. Tuy nhiên, một số thai phụ không bị sốt;
  • Thai phụ bị nhức đầu hoặc đau cơ;
  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi;
  • Nôn mửa hoặc tiêu chảy.

Các triệu chứng trên có thể kéo dài 1 tuần hoặc lâu hơn, một số mẹ bầu có thể thấy các triệu chứng ở mức độ nặng hơn.

3. Bà bầu 3 tháng đầu bị cảm cúm có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Phụ nữ mang thai cơ thể nhạy cảm, hệ miễn dịch suy giảm hơn so với người bình thường. Nếu bà bầu 3 tháng đầu bị cúm có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến cả mẹ và bé.

Khi bị cúm lúc mang thai tháng đầu gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé
Khi bị cúm lúc mang thai tháng đầu gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé

Nguy cơ với mẹ:

  • Gia tăng nguy cơ chuyển dạ và sinh non (tình trạng chuyển dạ trước 37 tuần của thai kỳ).
  • Thai lưu và sảy thai.
  • Nếu bị nhiễm trùng (đặc biệt là viêm phổi) có thể khiến bệnh mẹ trở nặng, thậm chí là dẫn đến tử vong.
  • Nhiều khả năng mắc các biến chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ hơn là những người trưởng thành khác.

Tác hại với thai nhi: Tuy không hoàn toàn tất cả các bệnh do virus từ mẹ đều gây dị tật ở thai nhi nhưng đã có không ít trường hợp các mẹ bầu bị cúm có ghi nhận gây ra dị tật. Cụ thể các dị tật đó có thể kể đến là:

  • Thai vô sọ (Anencephaly)
  • Nứt đốt sống
  • Thoát vị não (Encephalocele)
  • Sứt môi, hở hàm ếch
  • Chứng mất trương lực/hẹp đại tràng
  • Bất sản thận hai bên
  • Khuyết tật giảm chi
  • Chứng đau dạ dày

Bà bầu bị cảm cúm có thể bị rối loạn trao đổi chất sinh độc tố, gây kích thích tử cung co bóp. Trường hợp xấu sẽ làm thai nhi chết lưu hoắc sinh non. Những bé sinh non do mẹ bị cúm tỷ lệ sống sót cũng không cao.

>> Xem thêm: Không biết có thai uống thuốc cảm cúm ảnh hưởng đến thai nhi thế nào?

4. Mẹ bầu cần làm gì nếu bị cảm cúm?

Bị cảm cúm khi mang thai những tháng đầu các mẹ nên làm gì?
Bị cảm cúm khi mang thai những tháng đầu các mẹ nên làm gì?

Khác với những người trưởng thành bình thường, bà bầu khi bị cúm sẽ cần lưu ý rất nhiều các vấn đề liên quan đến ăn uống, sinh hoạt và cả việc uống thuốc sao cho đúng cách. Cụ thể:

  • Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc: Điều đầu tiên các mẹ bầu cần lưu ý đó chính là khi cúm không được tự ý sử dụng thuốc, bởi một số loại thuốc điều trị cảm cúm có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Do đó, trường hợp mẹ bầu bị cúm cần đến gặp các bác sĩ chuyên môn để thăm khám và kê đơn thuốc an toàn và hiệu quả với phụ nữ đang mang thai.
  • Thăm khám bác sĩ để được hướng dẫn đúng: Bệnh cúm ở bà bầu gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và mỗi nguyên nhân sẽ được điều trị bằng các phương pháp khác nhau. Vậy nên, khi bị cím, mẹ cần nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và hiểu được tình trạng sức khoẻ của mình, cũng như được bác sĩ tư vấn kỹ càng về chế độ ăn uống, cũng như nghỉ ngơi đúng cách.
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng: Giai đoạn mang bầu chính là lúc cơ thể mẹ trở nên vô cùng nhạy cảm và sức đề kháng cũng suy yếu hơn nên việc cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết giai đoạn này là vô cùng quan trọng. Đặc biệt dinh dưỡng lúc này không chỉ để mẹ tăng đề kháng, chống lại bệnh cúm mà còn để nuôi dưỡng thai nhi đang lớn lên từng ngày trong bụng.
  • Tắm nước ấm: Việc tắm nước ấm không chỉ giúp mẹ thư giãn trong giai đoạn đang mang thai, mà nó còn giúp mẹ lưu thông máu, đào thải độc tố để nhanh khỏi bệnh hơn.
  • Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi khoa học: Khi các mẹ bầu bị cúm thường sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi do các triệu chứng của bệnh cúm gây nên. Do đó, mẹ cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc để cơ thể khỏe mạnh. Tránh để tình trạng thiếu ngủ làm mẹ mệt mỏi hơn.

5. Phòng ngừa tình trạng cảm cúm khi mang thai 3 tháng đầu

Những biện pháp phòng tránh cảm cúm cho bà bầu hiệu quả
Những biện pháp phòng tránh cảm cúm cho bà bầu hiệu quả

Bà bầu bị cúm trong 3 tháng đầu của thai kỳ rất nguy hiểm vì nó có thể gây biến chứng cho thai nhi. Do đó, để chủ động bảo vệ sức khỏe của hai mẹ con, mẹ cần có biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả:

  • Tránh xa các nguồn lây bệnh, không tiếp xúc với người đang mắc bệnh, hạn chế đến nơi đông người, các khu vực ô nhiễm.
  • Không tiếp xúc với khu vực có gia cầm tươi sống, khu ổ dịch.
  • Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, chỗ đông người.
  • Tiêm phòng cúm theo khuyến cáo.
  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh, hạn chế di chuyển khi trời mưa gió.
  • Không để quạt gió, điều hòa chĩa thẳng vào mũi khi ngủ.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn để ngăn chặn sự lây lan của virus.
  • Bà bầu nên thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục và ngủ đủ giấc cũng góp phần ngăn ngừa bệnh cúm vì những thói quen này giúp tăng cường sức đề kháng.
  • Đi khám ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bệnh cúm.

Trên đây là những thông tin cơ bản về tình trạng cúm ở các mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ. Mong rằng các thông tin này sẽ hữu ích với các mẹ bầu trong tam cá nguyệt đầu tiên.

>> Phần tiếp theo: Bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 4 nên làm gì?

Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên   

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.