Tự ý dùng thuốc để điều trị cảm cúm khi mang thai có thể gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi, làm tăng nguy cơ gây dị tật bẩm sinh của bé. Xông mũi trị cảm cúm cho bà bầu có thể là giải pháp thay thế thuốc hiệu quả, giúp mẹ bầu khắc phục tình trạng bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên chữa cảm cúm cho bà bầu bằng phương pháp xông mũi cần thực hiện thế nào và nên lưu ý gì?
1. Bà bầu có được xông hơi không?
Lý do khi bị cảm các bà bầu thường tìm đến biện pháp xông hơi là bởi họ không muốn sử dụng thuốc trong quá trình mang thai.
Tuy nhiên việc bà bầu xông hơi giải cảm không hoàn toàn được khuyến khích bởi nó có thể gây khó chịu trong quá trình ngồi xông hơi, không đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Áp lực của sức nóng và kín khí khi xông hơi có thể khiến bà bầu bị chóng mặt, ngạt thở, hạ huyết áp, làm giảm lượng máu dẫn đến thai nhi. Bên cạnh đó, đôi khi còn có những bất cẩn trong quá trình xông hơi như nhiệt độ cao khiến bà bầu bị bỏng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Mặc dù xông hơi toàn thân là điều các mẹ nên tránh để không ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng mẹ nhưng xông hơi qua đường mũi là cách giúp cải thiện nhanh chóng các dấu hiệu ngạt mũi, sổ mũi, cảm cúm an toàn cho bà bầu.
Nguyên nhân là do khi xông mũi, mẹ chỉ xông mũi, hơi nóng tác động lên đầu mà không làm tăng thân nhiệt nên không ảnh hưởng đến thai nhi.
Bà bầu có thể xông mũi mỗi ngày một lần bằng các loại lá thiên nhiên như kinh giới, tía tô, gừng,… rất dễ tìm mua, sau đó trùm khăn lên đầu để xông, trị cảm cúm cũng như giúp thư giãn cơ thể tốt hơn.
2. Cách xông hơi cho bà bầu khi bị cảm cúm
Việc xông mũi của bà bầu chỉ có thể tác động lên phần mặt và đầu, điều này không gây ảnh hưởng tới việc tăng nhiệt độ của cơ thể, không gây nguy hiểm tới sức khỏe của thai nhi. Vì vậy mẹ bầu có thể sử dụng một số các loại lá chứa tinh dầu tự nhiên như: lá sả, lá ngải cứu, lá bưởi, bạc hà, tía tô,… để tiền hành xông cho phần mũi, giúp giảm tình trạng nghẹt mũi, khó thở.
Bà bầu bị cảm có thể sử dụng phương pháp xông mũi bằng nguyên liệu tự nhiên, tuy nhiên để đảm bảo an toàn bà bầu cần chú ý những điều sau đây:
- Khi xông lá do nước xông có nhiệt độ cao, cần thật sự cẩn thận tránh bị bỏng ảnh hưởng sức khỏe của mẹ bầu.
- Thời gian sử dụng xông mũi cho bà bầu chỉ khoảng 10-15 phút, không nên xông trong thời gian dài, và xông nhiều lần.
- Chỉ nên sử dụng xông với diện tích cơ thể càng nhỏ càng tốt, xông chỉ vùng mũi sẽ giảm các nguy cơ tiềm ẩn hơn.
3. Bà bầu bị cảm cúm có thể sử dụng cách điều trị nào ngoài xông hơi?
Xông hơi không phải là phương pháp tốt với bà bầu. Tuy nhiên, mẹ bầu không phải lo lắng, khi bị cảm cúm thay vì sử dụng phương pháp xông lá, bà bầu có thể lựa chọn một số phương pháp tự nhiên khác để làm giảm triệu chứng của bệnh cảm cúm, giúp an toàn cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.
3.1. Dùng nước muối sinh lý
Khi cúm phần dịch mũi rất nhiều, lúc này mẹ bầu có thể sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi, loại bỏ phần dịch mũi, vi khuẩn và virus ra khỏi đường hô hấp, cải thiện triệu chứng nghẹt mũi, khó thở của bệnh cảm cúm.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên sử dụng nước muối để súc miệng thường xuyên, điều này làm giảm khả năng tấn công của vi khuẩn, virus xuống họng, ngăn chặn khả năng gây bệnh nặng hơn.
3.2. Sử dụng dầu tràm
Tinh dầu tràm được biết là có tính ấm, vì vậy việc sử dụng dầu tràm trị cảm cúm là một phương pháp khá tốt, an toàn cho bà bầu. Mẹ bầu hãy lấy dầu tràm để xoa vào các vị trí lòng bàn chân, bàn tay, sau tai, dưới mũi… sẽ giúp làm thông mũi, giảm tình trạng nghẹt mũi, khó thở. Mẹ bầu cũng cần lưu ý khi sử dụng dầu tràm mẹ nên sử dụng với lượng vừa phải.
3.3. Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C cho cơ thể\
Chị em đang mang thai nên thường xuyên bổ sung vitamin C để cơ thể có hệ miễn dịch tốt hơn. Bằng cách bạn hãy ăn nhiều loại trái cây như cam, bưởi, ổi, sơ ri…đồng thời uống nhiều nước và giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
3.4. Ăn cháo
Khi bị cảm cúm, mẹ bầu thường mệt mỏi và ăn không ngon miệng. Do đó, những món ăn lỏng, dễ tiêu như cháo luôn được ưu tiên hàng đầu. Mẹ bầu có thể nấu cháo thịt băm, cháo gà cùng với gừng hoặc các loại rau như tía tô, kinh giới,… vừa cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, vừa giúp tiêu diệt virus cảm cúm, tăng tiết mồ hôi, giảm ho khan, ho có đờm, giảm nghẹt mũi, giúp thông thoáng đường thở.
3.5. Uống nước gừng
Loại gia vị này có tính nóng, giúp diệt khuẩn, tiêu viêm, ức chế virus, giảm ho, làm dịu cơn đau rát ở cổ họng. Bà bầu bị cảm cúm có thể lấy 4 – 5 lát gừng tươi nấu với 300ml nước trong 10 phút. Rồi bạn lọc lấy bã để nguội và uống sẽ làm giảm triệu chứng cảm cúm nhanh chóng.
3.6. Ngủ đủ giấc, dùng gối kê cao đầu
Một trong những vấn đề bạn cần hết sức lưu ý khi chăm sóc cho thai phụ khi bị cảm đó là hãy cho thai phụ ngủ đủ giấc. Bởi nghỉ ngơi đầy đủ sẽ giúp bệnh cảm hồi phục nhanh chóng hơn. Ngoài ra, khi ngủ hãy kê cao gối đầu, vì việc này sẽ giúp mẹ bầu giảm cảm giác nghẹt mũi, tránh tình trạng trào ngược dịch mũi gây khó chịu. Từ đó ngủ ngon hơn.
Qua bài viết trên, hy vọng các mẹ đã giải đáp được thắc mắc bà bầu bị cảm cúm có nên xông không và một số cách cải thiện tình trạng cảm lạnh và cúm trong thời gian ngắn.
Bài viết liên quan:
- Cách trị cảm cúm cho bà bầu hiệu quả không cần uống thuốc
- Bà bầu bị cảm cúm nên ăn gì để nhanh chóng khỏi bệnh?
Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên |
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn