Cách điều trị và chăm sóc bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 5

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
11 Tháng Mười Một 2021

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
6299

Nhiều chị em quan tâm cách điều trị và chăm sóc bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 5 có khác gì với 3 tháng đầu thai kỳ hay 3 tháng cuối thai kỳ hay không?

Bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 5
Bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 5

1. Tìm hiểu sức khỏe mẹ bầu và thai nhi trong tháng thứ 5

Đối với thai nhi

Sang đến tháng thứ 5, thai nhi đã nặng khoảng 0,26 kg và dài 19,7 cm. Lúc này thai nhi có 4 lớp da và một trong số đó mang vai trò kiến tạo hoa văn riêng cho dấu vân tay, lòng bàn chân, bàn tay, tóc cũng đang mọc nhiều hơn. Tiểu não đang không ngừng phát triển và có liên quan đến chức năng cảm xúc (kiểm soát phản ứng vui sướng, sợ hãi) và nhận thức (ngôn ngữ, sự tập trung) đồng thời giữ vai trò quan trọng trong việc kiểm soát thần kinh vận động. Ở tháng thứ 5, cơ thể thai nhi được bao bọc bởi một lớp màu trắng gọi là Vernix Caseosa (chất gây), chất này có nhiệm vụ bảo vệ trẻ trước kích thích trong môi trường nước ối và hỗ trợ trẻ chào đời bằng sinh thường dễ dàng hơn.

Đối với mẹ bầu

Thay đổi nội tiết tố và ngoại hình của bà bầu ở tháng thứ 5 này sẽ rõ rệt hơn như bà bầu sẽ thèm và ăn nhiều hơn, nên trọng lượng cơ thể cũng tăng lên nhanh chóng. Trên da bụng sẽ thấy xuất hiện các vết rạn nhỏ, một số bà bầu còn thấy sữa non tiết ra. m hộ, da mặt, quầng vú trở nên sẫm màu, ngực to hơn. Dịch tiết âm đạo gia tăng do âm đạo sung huyết cục bộ, khiến chức năng phân tiết của cổ tử cung mạnh hơn. Bà bầu có thể thấy chảy máu chân răng khi đánh răng vào buổi sáng, tình trạng táo bón, đầy bụng… cũng có thể xảy ra. Thời điểm này có thể cảm nhận thai máy, chiều dài tử cung lúc này khoảng 14 – 18 cm. Có thể thấy xuất hiện phù nề, do cơ thể tích nước nhiều hơn, chân và mắt cá chân bắt đầu sưng. Dung tích phổi thu lại và mẹ cũng bắt đầu cảm thấy khó thở.

2. Cảm cúm khi mang thai tháng thứ 5 có nguy hiểm không?

Cảm cúm thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa như đông xuân và thường sẽ khỏi hẳn sau 7 – 10 ngày với nhiều dấu hiệu như sốt cao, đau nhức người, mệt mỏi… Tuy nhiên không phải tất cả mọi người đều gặp tất cả các dấu hiệu này. Do vậy bà bầu nếu bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 5 khi thấy các dấu hiệu khác thường thì nên đi khám bác sĩ ngay để được khám và hướng dẫn điều trị triệu chứng. Nếu không được điều trị kịp thời có thể xảy ra biến chứng với thai nhi như khiếm khuyết cơ thể, hở van tim, hở hàm ếch…nếu bà bầu bị cảm cúm vào 3 tháng đầu thai kỳ và những tháng cuối thai kỳ nếu bà bầu bị cảm cúm dễ làm tăng khả năng sinh non, thai chết lưu hoặc sảy thai. Tháng thứ 5 là giai đoạn hình thành nên tổ chức cố định của thai nhi nên không thể xảy ra nguy hiểm nếu bà bầu kiểm soát được sức khoẻ và thăm khám bác sĩ đều đặn.

Bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 5 có nguy hiểm không?
Bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 5 có nguy hiểm không?

3. Cách điều trị và chăm sóc bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 5

Nếu mẹ bầu chỉ xuất hiện triệu chứng nhẹ, có thể tự nghỉ ngơi và chăm sóc tại nhà. Đây cũng là cách ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm cho người khác. Hàng ngày chú ý tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng và nên ăn các món lỏng mềm như cháo, món hầm, súp,… và những loại rau quả giàu Vitamin C để nâng cao sức đề kháng. Không nên tự ý uống thuốc khi chưa có chỉ dẫn, chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó bà bầu có thể áp dụng các cách điều trị cảm cúm tại nhà sau:

  • Dùng tỏi để xông trị cảm cúm cho bà bầu: Bà bầu có thể dùng đã giã nát cho vào cốc hay bát thêm nước sôi rồi dùng để xông mũi. Hoặc bà bầu có thể thêm nhiều tỏi vào các món ăn hàng ngày.
  • Uống nước chanh giải cảm: Nước chanh có tác dụng giảm tiết dịch nhầy mũi, họng, làm dịu cảm giác đau rát cổ họng. Vitamin C trong chanh cũng dồi dào sẽ giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng. Bà bầu có thể thêm chút mật ong cho dễ uống.
  • Dùng nước muối: Bà bầu nên rửa mũi bằng nước muối để thông mũi, giảm cảm giác khó chịu. Và súc miệng bằng nước muối vào mỗi buổi sáng và tối trước và sau khi ngủ dậy sẽ giúp sát khuẩn họng, miệng, giảm sưng tấy, chống viêm nhiễm.

Cảm cúm thường khỏi hẳn từ 7 – 10 ngày nhưng nếu sau thời gian này mà bệnh không đỡ thì bà bầu nên đi khám bác sĩ để được khám và điều trị an toàn, hiệu quả nhất.

4. Cách phòng cảm cúm cho mẹ bầu

Cách phòng cảm cúm an toàn và hiệu quả nhất cho chị em khi mang thai là nên tiêm vacxin cúm trước khi mang thai ít nhất 3 tháng để đảm bảo khả năng miễn dịch.

Hoặc chị em cũng có thể chọn cách tăng sức đề kháng, chuẩn bị cho mình sức khoẻ tốt để tránh được các bệnh do virus, vi khuẩn gây nên bằng viên uống thảo dược có Thanh hao hoa vàng, Xuyên tâm liên, Đinh hương, Hoàng cầm, Sài hồ. Khi sử dụng sẽ giúp chị em tăng sức đề kháng, nâng cao khả năng miễn dịch, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, hỗ trợ giảm lượng virus trong cơ thể và rút ngắn thời gian điều trị bệnh, giảm các triệu chứng bệnh do vi khuẩn, virus gây ra trong đó có các virus dạng ARN là nguyên nhân gây các bệnh cúm mùa, sốt xuất huyết, sởi, sốt virus, sốt phát ban… nên hạn chế bị mắc cúm khi mang thai.

Hàng ngày chị em nên ngủ đủ giấc, khoảng 8 tiếng, giấc ngủ đủ sẽ mang đến tinh thần tỉnh táo, minh mẫn và tích cực. Để tăng sức đề kháng, có sức khỏe tốt, chị em nên ăn đủ dưỡng chất, tăng cường vitamin C từ thực phẩm.

Không nên đến nơi đông người, hạn chế ra ngoài khi trời đang mưa hay nắng to, nên rửa tay sau khi tiếp xúc…

>> Phần tiếp theo: Bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 6 có sao không?

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.