Bà bầu bị cảm lạnh 3 tháng đầu và những điều quan trọng cần lưu ý

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
18 Tháng mười một 2021

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
1577

Cảm lạnh là một trong những căn bệnh liên quan đến đường hô hấp và rất dễ bị lây nhiễm. Bà bầu bị cảm lạnh trong 3 tháng đầu có thể gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Vậy khi bị cảm lạnh trong 3 tháng đầu bà bầu cần làm gì?

Tìm hiểu về tình trạng bà bầu bị cảm lạnh 3 tháng đầu
Tìm hiểu về tình trạng bà bầu bị cảm lạnh 3 tháng đầu

1. Nguyên nhân gây cảm lạnh khi mang thai 3 tháng đầu tiên

Khoảng thời gian mang thai 3 tháng đầu tiên, cơ thể mẹ bầu sẽ có rất nhiều thay đổi khiến sức đề kháng của mẹ suy giảm. Đây cũng là nguyên nhân đầu tiên khiến những bà bầu 3 tháng đầu dễ dàng bị nhiễm cảm lạnh.

Nguyên nhân tiếp theo có thể là do mẹ bầu tiếp xúc với những người bị cảm lạnh, virus sẽ dễ dàng lây lan thông qua đường mũi, miệng, mắt,… hay thông qua giọt bắn khi nói chuyện hoặc người bệnh đi ho hay hắt hơi. Thêm vào đó, môi trường sống xung quanh bị ô nhiễm, nhiều khói bụi hay khi thời tiết giao mùa thay đổi,… cũng có thể khiến cho virus cảm lạnh phát triển mạnh mẽ hơn.

2. Dấu hiệu nhận biết bà bầu 3 tháng đầu bị cảm lạnh

Khi bà bầu 3 tháng đầu bị cảm lạnh sẽ có xuất hiện một số triệu chứng liên quan đến đường hô hấp. Một số dấu hiệu nhận biết điển hình của một bà bầu bị cảm lạnh đó là:

  • Thỉnh thoảng bị hắt hơi, ngạt mũi, sổ mũi
  • Đau rát họng, ho khan
  • Người mệt mỏi, khó chịu, chán ăn
  • Trong 1 số trường hợp khác, mẹ bầu có thể bị sốt nhẹ.

Đây là những triệu chứng bình thường khi bị cảm lạnh. Thông thường, bệnh cảm lạnh sẽ xuất hiện triệu chứng sau khoảng 24 đến 72 giờ ủ bệnh. Sau đó bệnh có thể tự khỏi trong vòng một tuần.

Mỗi người có thể có những triệu chứng khác nhau khi bị cảm lạnh. Nhưng hầu hết các mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu sẽ gặp các triệu chứng nói trên. Đối với bà bầu khi xuất hiện các triệu chứng cảm lạnh cần lưu tâm hơn một chút để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi trong bụng. Bởi tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi người mà trong một số trường hợp, bệnh cảm lạnh có thể xuất hiện những biến chứng nguy hiểm.

3. Bà bầu bị cảm lạnh 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

Cảm lạnh được coi là một bệnh lý khá lành tính nên khi bà bầu bị cảm lạnh trong 3 tháng đầu có thể không cần quá lo lắng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bệnh cảm lạnh có thể diễn biến nặng hơn gây ra một số ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và em bé trong bụng.

Trong giai đoạn 3 tháng đầu nếu mẹ bầu bị cảm lạnh sẽ xuất hiện những triệu chứng mệt mỏi, ăn uống không được ngon miệng. Do đó, điều này sẽ làm ảnh đến việc hấp thụ dinh dưỡng và sự phát triển của em bé. Thêm vào đó, một số trường hợp mẹ bầu bị cảm lạnh có thể khiến cổ tử cung co bóp, tăng nguy cơ sảy thai.

Bị cảm lạnh khi mang thai 3 tháng đầu phải làm sao?
Bị cảm lạnh khi mang thai 3 tháng đầu phải làm sao?

4. Cần làm gì khi bị cảm lạnh 3 tháng đầu thai kỳ

Nếu không may bà bầu bị cảm lạnh trong 3 tháng đầu thai kỳ thì mẹ bầu cần làm những điều dưới đây để bệnh có thể thuyên giảm nhanh chóng:

4.1. Nghỉ ngơi nhiều hơn

Giai đoạn mang thai 3 tháng đầu tiên đã là khoảng thời gian làm quen khá mệt mỏi của bà bầu. Nhưng khi bị cảm lạnh thì cảm giác mệt mỏi còn nhiều hơn. Do đó, khi bà bầu bị cảm lạnh trong 3 tháng đầu tiên, cần chú trọng nghỉ ngơi đầy đủ. Bà bầu cần cố gắng ngủ đủ giấc, tránh tình trạng làm việc quá sức. Đây chính là cách đầu tiên, đơn giản nhất để mẹ bầu có thể tự tăng sức đề kháng cho bản thân, chống lại các tác nhân gây bệnh cảm lạnh.

4.2. Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu luôn được chú trọng, do đó khi mẹ bầu bị cảm lạnh trong 3 tháng đầu thai kỳ còn cần được chú trọng hơn nữa, bởi khi cảm lạnh, cơ thể bà bầu sẽ cần rất nhiều chất dinh dưỡng để giúp cơ thể chống đỡ lại bệnh tật mà vẫn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho em bé. Lúc này , bà bầu cần xây dựng chế độ ăn phong phú và đa dạng các chất dinh dưỡng. Đặc biệt, bà bầu cần ăn nhiều rau xanh để giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn.

Trường hợp mẹ bầu bị cảm lạnh dẫn đến mệt mỏi chán ăn thì có thể chia nhỏ các bữa ăn ra để cơ thể hấp thụ tốt hơn. Bà bầu cũng nên ăn các món ăn dễ tiêu hóa như cháo, súp, nước ép hoa quả,… tránh sử dụng các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, cứng, khó tiêu hóa.

4.3. Cố gắng bổ sung nhiều nước trong ngày

Một trong những điều cần làm khi bà bầu bị cảm lạnh trong 3 tháng đầu thai kỳ đó chính là nên bổ sung đầy đủ nước trong ngày. Uống đủ nước không chỉ giúp làm loãng dịch mũi họng mà còn có thể giúp mẹ bầu dễ thở hơn. Thêm vào đó, việc uống nhiều nước cũng giúp bà bầu có thể hồi phục cơ thể nhanh hơn. Trong giai đoạn bị cảm lạnh, bà bầu nên sử dụng nước ấm thay vì nước lạnh. Bên cạnh đó, bà bầu cũng có thể uống một chút nước chanh pha với mật ong để làm giảm các triệu chứng của cảm lạnh một cách hiệu quả.

4.4. Theo dõi các dấu hiệu nguy hiểm

Như đã nói ở trên, cảm lạnh không phải là một bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên trong giai đoạn 3 tháng đầu mang thai, bà bầu cũng cần lưu ý theo dõi các triệu chứng của bệnh. Mẹ hãy theo dõi các dấu hiệu thật cẩn thận và nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào như: sốt cao, khó thở khi mang thai, rút run, hoặc bệnh kéo dài nhưng không có dấu hiệu suy giảm,… thì bà bầu cần đi khám ngay để được tư vấn và điều trị kịp thời, tránh trường hợp ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và em bé.

Điều trị và phòng ngừa cảm lạnh khi mang thai 3 tháng đầu
Điều trị và phòng ngừa cảm lạnh khi mang thai 3 tháng đầu

5. Phòng tránh cảm lạnh khi mang thai 3 tháng đầu

Vì việc bị cảm lạnh khi mang thai 3 tháng đầu có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm dẫn đến sảy thai, nên để phòng tránh bị cảm lạnh khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu cần thực hiện một số điều sau:

  • Xây dựng cho bản thân một chế độ ăn hợp lý, đa dạng các chất dinh dưỡng để hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Hãy cố gắng dành thời gian nghỉ ngơi đầy đủ để duy trì sức đề kháng, tránh sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh.
  • Hạn chế tiếp xúc với những người đang bị bệnh cảm lạnh cũng như hạn chế đến các nơi đông người. Bởi những nơi đông người thường có khả năng lây lan virus cao.
  • Thường xuyên vệ sinh môi trường sống thật sạch sẽ, giữ gìn nhà cửa thông thoáng, tránh để nơi ở bị ô nhiễm khói bụi. Vì môi trường sống không sạch sẽ sẽ tạo điều kiện lý tưởng để virus phát triển.
  • Luôn mặc quần áo đủ ấm, giữ ấm cơ thể khi trở lạnh, uống nước ấm thay vì nước lạnh.

Bên cạnh những lưu ý kể trên, mẹ bầu cũng có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày các sản phẩm thảo dược như: Thanh hao hoa vàng, Xuyên tâm liên, Đinh hương, Hoàng cầm, Sài hồ…. Bởi trong giai đoạn mang thai, nếu bị cảm lạnh mẹ bầu sẽ không được sử dụng thuốc kháng sinh nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ, nên những loại thảo dược này có thể thay thế giúp mẹ bầu chữa bệnh cũng như phòng tránh cảm lạnh. Các loại thảo dược lành tính này có công dụng rất tốt trong việc tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa cũng như giảm thời gian mắc các bệnh cho virus gây ra.

Để tiện hơn trong quá trình sử dụng các loại thảo dược này, mẹ bầu có thể cân nhắc sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng có thành phần tương tự để cải thiện sức đề kháng, phòng bệnh cảm lạnh. Khi sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng đã có liều lượng sẵn., bà bầu sẽ không cân đong đếm số lượng sử dụng hay sử dụng bao nhiêu là đủ,….

Với những thông tin về việc bà bầu bị cảm lạnh trong 3 tháng đầu ở trên, hy vong mẹ bầu đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây bệnh, các triệu chứng, cũng như cách để phòng tránh căn bệnh cảm lạnh này. Cảm lạnh không phải là một căn bệnh nguy hiểm nên khi mang bầu trong giai đoạn đầu, bạn chỉ theo dõi kỹ các triệu chứng và đến gặp bác sĩ khi cảm thấy bất thường để được hỗ trợ kịp thời là ổn. Chúc các mẹ một thai kỳ khỏe mạnh.

Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên   

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.