Bà bầu bị trĩ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe chính bản thân mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, bà bầu bị trĩ có sinh thường được không luôn là mối quan tâm hàng đầu ở thời điểm này. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ ở mẹ bầu
Bà bầu bị trĩ có sinh thường được không? Theo nhiều số liệu thống kê, có tới hơn 50% bà bầu bị bệnh trĩ khi mang thai. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do:
- Sự phát triển của thai nhi lớn dần mỗi ngày, khi đó tạo áp lực lên tĩnh mạch hậu môn và trực tràng hình thành nên búi trĩ.
- Khi mang thai lượng hormone progesterone cũng tăng cao, khiến các tĩnh mạch dễ bị sưng, làm chậm nhu động ruột, kích thích sự phát triển của búi trĩ, hình thành bệnh trĩ.
- Táo bón, một trong những chứng phổ biến khi mang thai, cũng là “thủ phạm” gây ra hoặc góp phần làm bệnh trĩ trở nên trầm trọng hơn.
- Đứng hoặc ngồi trong suốt thời gian dài và tâm trạng căng thẳng khi đi vệ sinh cũng khiến bà bầu bị trĩ.
2. Bà bầu bị trĩ có sinh thường được không?
Bà bầu bị trĩ có sinh thường được không còn tùy thuộc vào triệu chứng nặng hay nhẹ lúc đó.
- Trường hợp mẹ bầu mới bắt đầu với các triệu chứng nhẹ (trĩ độ 1 hoặc độ 2), không gây khó khăn khi hoạt động thì mẹ bầu vẫn có thể sinh thường. Lúc đó sinh thường hầu như không gây ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của cả 2 người mẹ và bé.
- Trường hợp bà bầu bị trĩ nặng (trĩ độ 3 hoăc độ 4), dùng sức rặn để có thể làm cho búi trĩ sa ra ngoài nhiều hơn và gây tổn thương hậu môn. Khi đó, mẹ bầu nên chuyển sang sinh mổ cho đảm bảo an toàn.
Chính vì thế, trước khi quyết định sinh thường hay sinh mổ, các mẹ bầu cần xin tư vấn của bác sĩ chuyên khoa, tìm hiểu kỹ thông tin, các mặt lợi hại của 2 cách này. Đồng thời dựa vào tình trạng sức khỏe hiện tại của bản thân để có lựa chọn an toàn nhất cho cả mẹ và bé.
3. Cần làm gì khi bà bầu bị trĩ
Khi mang thai, búi trĩ sẽ gây cho bà bầu cảm giác khó chịu và đau đớn. Để ngăn ngừa cũng như hạn chế sự phát triển của các búi trĩ, bà bầu nên tập một số thói quen tốt như:
- Tập thói quen đi đại tiện hàng ngày để hệ tiêu hóa khỏe mạnh và ngăn ngừa bệnh táo bón, bệnh trĩ.
- Khi đi vệ sinh không nên gắng sức rặn mạnh, không ngồi quá lâu gây áp lực lên hậu môn.
- Mỗi ngày ngâm phần dưới cơ thể trong nước ấm từ 10 – 15 phút giúp mang lại cảm giác thư thái, kích thích máu lưu thông, làm giảm cảm giác đau đớn hoặc cùng có thể dùng túi đá chườm lên vùng cần giảm sưng và khó chịu.
- Mỗi lần tiểu tiện vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn. Sử dụng giấy vệ sinh mềm, không mùi, không màu để tránh làm tổn thương hậu môn, có thể dùng khăn ướt thay thế cho giấy vệ sinh.
- Hạn chế ngồi quá lâu hoặc đứng quá lâu, khi nằm nên nằm nghiêng về một bên, tránh nằm ngửa hoặc nằm sấp.
- Có chế độ ăn hợp lý, ăn nhiều rau xanh chứa nhiều chất xơ, uống nhiều nước và thường xuyên vận động như đi bộ hay tập các bài tập liên quan tới xương chậu thúc đẩy tuần hoàn máu và tăng độ dẻo dai cho các múi cơ ở vùng kín, giúp quá trình chuyển dạ dễ dàng và giúp thu gọn âm hộ.
- Nếu bị đau hay chảy máu nhiều, lựa chọn tốt nhất dùng sản gel bôi hỗ trợ làm teo búi trĩ, giảm cơn đau rát, khó chịu. Sản phẩm đó chứa thành phần cao Diếp cá, cao Trầu không, cao Thầu dầu tía, cao Nhọ nồi, nghệ nano bôi rất an toàn cho mẹ và bé.
- Sử dụng sản phẩm thảo dược vừa phòng ngừa và hỗ trợ điều trị táo bón, bệnh trĩ chứa thành phần Diếp cá, Đương quy, Rutin (chiết xuất từ hoa hòe), nghệ Meriva và Magie. Sản phẩm được Bộ Y tế cấp phép, chứng minh an toàn khi bà bầu sử dụng mà không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.
- Trong trường hợp bà bầu bị trĩ sưng quá to, gây đau đớn, không thể đại tiện được, lúc này cần sự can thiệp của phẫu thuật. Nhưng phải chờ đợi ít nhất 6 tuần sau sinh mới có thể tiến hành cắt trĩ, do phải chờ cho các mô cơ hậu môn trở lại bình thường.
Hy vọng những thông tin trên có thể giúp các mẹ bầu trang bị thêm cho bản thân mình những kiến thức bổ ích và hiểu sâu hơn vấn đề bà bầu bị trĩ có sinh thường được không. Để đảm bảo an toàn cho mẹ và vé, tránh trường hợp viêm nhiễm có thể xảy ra, mẹ bầu nên tìm hiểu, thăm khám định kỳ.
Bài viết liên quan:
- Mẹo chữa bệnh trĩ cho bà bầu bằng lá diếp cá tại nhà
- Top 8 kem bôi trĩ cho bà bầu an toàn, hiệu quả nhất
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn
TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA AN TRĨ VƯƠNG CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA