Ngứa vùng kín ở phụ nữ nhất là phụ nữ mang thai 3 tháng cuối khiến các chị em vô cùng lo lắng. Vậy tình trạng này do nguyên nhân nào gây nên? Cùng tìm hiểu các nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ngứa vùng kín 3 tháng cuối và cách điều trị nhanh chóng hết ngứa vùng kín hiệu quả khi gần tới ngày sinh nở.
1. Nguyên nhân gây ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng cuối
Ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng cuối là tình trạng không hiếm gặp ở các mẹ bầu. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này?
Thực chất, ngứa vùng kín 3 tháng cuối thai kỳ là do những nguyên nhân dưới đây:
1.1. Các nguyên nhân thông thường
- Rạn da: Những tháng cuối thai kỳ, cân nặng của thai phụ tăng nhiều hơn với sự phát triển của thai nhi. lúc này các vết rạn da sẽ xuất hiện ở vùng bụng và cả dưới vùng kín. Khi đó phần mu bị giãn quá mức sẽ gây ngứa râm ran vùng kín ở 3 tháng cuối thai kỳ.
- Thay đổi nội tiết: Nội tiết 3 tháng cuối thai kỳ sự thay đổi nội tiết gây mất cân bằng nồng độ pH trong âm đạo từ đó tạo điều kiện khiến cho vi khuẩn dễ dàng tấn công vào vùng kín gây ngứa ngáy, viêm nhiễm. Lúc này chị em thường thấy âm đạo bị ngứa.
- Do tăng sinh mạch máu ngoài da khi có thai: Để đáp ứng nhu cầu chuyển hóa cơ bản của cơ thể ở phụ nữ mang thai, sự thay đổi làn da khiến bà bầu nhạy cảm, dễ kích ứng, khó chịu nhất là vùng bẹn và lông mu.
- Tuyến mồ hôi hoạt động mạnh: Khi mang thai, các tuyến mồ hôi ở khu vực dưới háng, môi lớn hoạt động mạnh hơn bình thường. Lúc này vùng kín ẩm ướt sẽ khiến vi khuẩn tấn công gây rôm sảy nổi mẩn ngứa khó chịu.
- Vùng kín không được vệ sinh đúng cách và sạch sẽ: Nhiều mẹ bầu do bụng quá to nên khó khăn hơn trong việc vệ sinh vùng kín hoặc lựa chọn sản phẩm vệ sinh không phù hợp khiến cô bé bị kích ứng gây ngứa vùng kín.
- Thiếu vitamin B12: Bà bầu thiếu vitamin B12 sẽ gây ngứa vùng kín cho mẹ bầu. Ngoài ra còn kèm thêm một số biểu hiện khác như chóng mặt, mệt mỏi, da tái nhợt, tê bì chân tay…
1.2. Ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng cuối do bệnh lý
Ngoài các biểu hiện sinh lý, thì ngứa vùng kín khi mang thai có thể do một số bệnh lý phụ khoa gây nên:
- Viêm nang lông: Viêm nang lông vùng kín có thể xảy đến với phụ nữ có thai những tháng gần cuối do chị em tự ý cạo lông vùng kín để chuẩn bị sinh. Lúc này có thể khiến phần nang lông bị tổn thương gây ngứa ngáy vùng kín.
- Viêm âm đạo: Viêm âm đạo cũng là thủ phạm phổ biến gây ngứa vùng kín khi mang thai những tháng gần cuối do các vi khuẩn nấm hoặc ký sinh trùng tấn công vào âm đạo của chị em gây ngứa ngáy vùng kín. Tình trạng này có khuynh hướng kéo dài gây ngứa nhiều nhất là vào ban đêm đôi khi còn khiến khí hư có mùi hôi khó chịu.
- Bệnh viêm đường tiết niệu ở vùng kín: Vi khuẩn E Coli gây viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai 3 tháng cuối. Ngoài ra, lúc này vi khuẩn còn khiến vùng kín của mẹ bầu ngứa ngáy, đau rát rất khó chịu.
- Bệnh rận mu: Đây là một loại ký sinh trùng Pthirus pubis thường lây truyền qua đường tình dục. Loại rận này sống ký sinh trên da hoặc các sợi lông sau đó hút máu ở vùng kín để sống. Chất thải của chúng sẽ gây ngứa, kích ứng vùng kín.
- Bệnh truyền nhiễm qua quan hệ tình dục: Đây là các căn bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục cực kỳ nguy hiểm như sùi mào gà. lậu, giang mai… Phụ nữ mang thai 3 tháng cuối có thể bị ngứa vùng kín do lây nhiễm từ chồng. Nếu nhận thấy các dấu hiệu nguy hiểm như đau buốt khi đi tiểu, huyết trắng đục, chảy máu vùng kín thì cần thăm khám để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
- Bệnh trĩ: Phụ nữ mang bầu 3 tháng cuối rất dễ bị trĩ. Bởi khi em bé quá to sẽ chèn ép lên dạ dày. Lúc này việc đi đại tiện rất khó khăn nhất là khi búi trĩ đã sưng to, đau đớn, chảy máu.
2. Triệu chứng ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng cuối
Ngứa vùng kín rất hay gặp ở phụ nữ mang thai đặc biệt là 3 tháng cuối thai kỳ. Tình trạng ngứa sẽ xuất hiện ở khu vực lông mu, 2 bên kẽ háng hoặc cửa mình. Hầu hết tình trạng ngứa chỉ thoáng qua nhưng nếu là dấu hiệu của bệnh phụ khoa thì sẽ ngứa dữ dội cả ngày lẫn đêm.
Triệu chứng của ngứa vùng kín thường có các biểu hiện sau:
- Cảm giác châm chích trên da
- Đau rát vùng kín
- Vùng kín nổi mụn
- Vùng kín xuất hiện các vết rạn
- Khí hư huyết trắng ra nhiều
- Vùng kín ra nhiều khí hư thay đổi màu sắc và mùi hôi
3. Ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng cuối có nguy hiểm không?
3.1. Ảnh hưởng đối với mẹ bầu
Ngứa vùng kín ở 3 tháng cuối gây khó chịu cực lớn với các mẹ bầu khiến mẹ khó chịu và bức bối trong sinh hoạt. Hơn hết khi vùng kín ẩm ướt sẽ khiến nấm và vi khuẩn sinh sôi phát triển gây nên những căn bệnh phụ khoa khác nguy hiểm hơn.
3.2. Ảnh hưởng đối với thai nhi
Mẹ bầu bị ngứa vùng kín khi mang thai ba tháng cuối sẽ ảnh hưởng đến em bé khi không được chữa trị dứt điểm. Nhất là:
- Vì khó chịu vùng kín nên ảnh hưởng đến việc ăn uống của mẹ làm cho thai nhi bị thiếu dinh dưỡng.
- Khi lạm dụng thuốc sử dụng để trị ngứa có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tim, xương khớp của em bé.
- Khi mẹ chữa trị bệnh ngứa vùng kín không dứt điểm, nếu sinh em bé bằng biện pháp sinh thường sẽ rất dễ bị lây vi khuẩn sang con khiến bé sinh ra đã mắc các bệnh trên da, mắt và đường hô hấp.
4. Bị ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng cuối phải làm sao?
Để điều trị ngứa vùng kín khi mang thai tháng cuối, các chị em có thể áp dụng các biện pháp dưới đây:
4.1. Chăm sóc vùng kín đúng cách
Vệ sinh vùng kín cần được các chị em quan tâm bởi khi vùng kín sạch sẽ bệnh ngứa vùng kín sẽ được cải thiện và không bị tái phát. Tốt nhất là:
- Cần vệ sinh vùng kín ít nhất 2 lần một ngày. Nên sử dụng nguồn nước sạch để tránh vi khuẩn lây lan.
- Không được thụt rửa âm đạo sâu vào bên trong sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập làm cho vùng kín ngứa ngáy hơn.
- Cần vệ sinh sạch sẽ nhất là sau khi đi vệ sinh, quan hệ tình dục.
- Lựa chọn dung dịch vệ sinh có độ pH vừa phải để không làm khô và mất cân bằng pH âm đạo. Tốt nhất sử dụng gel vệ sinh có thành phần nano bạc, trà xanh, bạc hà, cây mít và pH 4 – 6 sẽ giúp cải thiện tình trạng ngứa vùng kín.
4.2. Sử dụng kem dưỡng ẩm
Khi bị ngứa vùng kín do âm đạo khô thì cần sử dụng kem dưỡng ẩm có thể hữu ích. Tuy nhiên nên lựa chọn những sản phẩm chứa thành phần thiên nhiên như mật ong, nha đam, dầu ô liu… để giúp cân bằng độ ẩm cho da, ngăn ngừa sự hình thành các vết rạn ở vùng kín. Từ đó cảm giác ngứa vùng kín được cải thiện.
4.3. Áp dụng mẹo dân gian chữa ngứa vùng kín
Có rất nhiều mẹo hay bài thuốc dân gian có tác dụng giảm ngứa vùng kín. Các mẹo này đều an toàn với bà bầu và có thể thực hiện tại nhà.
- Mẹo dùng lá trầu không: Bà bầu dùng 1 nắm là trầu không đã được rửa sạch và vò nát, đun với 1 lít nước, dùng để xông vùng kín. Chú ý tránh để bỏng da và có thể dùng nước xông đã nguội để rửa vùng kín. Thực hiện 3 – 4 lần/tuần sẽ có tác dụng sát trùng, tiêu viêm, giảm ngứa và ngăn ngừa nhiễm trùng phụ khoa.
- Mẹo dùng nước chè xanh: Trong trà xanh có EGCG có thể giúp giảm ngứa vùng kín cho bà bầu trong 3 tháng cuối nhờ tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa và bảo vệ các tế bào da ở khu vực nhạy cảm. Bà bầu lấy nước trà xanh rửa vùng kín 2 – 3 lần một ngày và chú ý không để nước quá đặc. .
- Mẹo dùng nước muối loãng: Nước muối rửa vùng kín là cách an toàn và hiệu quả để sát khuẩn ngoài da. Bà bầu có thể dùng nước muối pha loãng rửa vùng kín để giảm ngứa. Chú ý không dùng nước muối quá nhiều vì có thể làm khô da và mất cân bằng môi trường vi khuẩn trong âm đạo, tỷ lệ tốt nhất là 9g muối hòa với 1l nước dùng rửa 2 – 3 lần/tuần.
4.4. Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt
Bà bầu cần chế độ ăn uống đầy đủ chất, nên ăn sữa chua hàng ngày để cung cấp lợi khuẩn cho cơ thể, chống lại các tác nhân gây viêm nhiễm. Hạn chế đồ ngọt, thịt đỏ, hải sản…
Bà bầu nên sinh hoạt điều độ như ngủ đủ giấc, không thức quá khuya hoặc tránh để căng thẳng, stress. Nên chọn mặc quần lót có chất liệu mềm mại, thoáng mát. Không nên tắm bằng nước quá nóng để tránh da bị khô.
Hàng ngày bà bầu nên uống đủ nước để cung cấp nước cho cơ thể và hạn chế khô da, rạn da ở vùng kín.
4.5. Tiến hành điều trị bằng thuốc
Ngoài các cách thức trên, khi bị ngứa vùng kín chị em phụ nữ tốt nhất nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị chính xác tình trạng bệnh. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị thích hợp nhất như sử dụng thuốc uống, thuốc đặt, hoặc thuốc bôi vùng kín. Tuy nhiên các loại thuốc này nhất quyết không được ảnh hưởng đến thai nhi lẫn sức khỏe mẹ bầu.
Bên cạnh đó, chị em có thể hỏi ý kiến của bác sĩ để sử dụng viên uống có Immune Gamma và các kháng sinh thực vật như Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Diếp cá, Dây ký ninh. Viên uống sẽ hỗ trợ điều trị các viêm nhiễm phụ khoa hiệu quả, tăng sức đề kháng vùng kín và giữ cân bằng môi trường âm đạo. Viên uống này chứa các thành phần thảo dược nên an toàn với mẹ bầu.
Ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng cuối là hiện tượng nhiều bà bầu gặp phải. Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp mẹ bầu biết cách đối phó với sự ngứa ngáy bất tiện này một cách an toàn và hiệu quả nhất. Chúc các mẹ thai kỳ an toàn, vui vẻ.
Nguồn tham khảo
- [1] Causes of Vaginal Itching During Pregnancy. https://www.verywellhealth.com/vaginal-itching-3521009
- [2] I’m Pregnant: Why Do I Have Vaginal Itching? https://www.healthline.com/health/pregnancy/vaginal-itching-during-pregnancy
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn
TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA NỮ VƯƠNG NEW CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA