Nguyên nhân gây nên bệnh trĩ là do áp lực gia tăng lên tĩnh mạch hậu môn trực tràng, khiến máu bị ứ đọng và tạo thành búi trĩ. Dưới đây là một số bài tập đơn giản có thể hỗ trợ co búi trĩ, thúc đẩy lưu thông máu vào giảm lượng huyết ứ đọng ở búi trĩ.
1. Lợi ích của các bài tập thể dục tới bệnh trĩ
Việc tập thể dục thường xuyên không chỉ có lợi với bệnh trĩ mà nó còn mang lại sức khỏe cũng như năng lượng cho toàn bộ cơ thể. Bên cạnh đó, việc luyện tập thể dục thể thao cũng giúp cho tinh thần thoải mái và nâng cao được hệ miễn dịch của cơ thể.
Với bệnh trĩ nói riêng, việc lựa chọn đúng bài tập và thực hiện đúng cách sẽ hỗ trợ rất tốt trong việc tăng cường lực cơ vùng hạ vị, thúc đẩy quá trình lưu thông máu trong cơ thể, từ đó, giúp làm co và giảm kích thước búi trĩ. Để thấy được hiệu quả, người bệnh nên kiên trì tập mỗi ngày trong thời gian dài.
2. Các bài tập chữa bệnh trĩ hiệu quả
Dưới đây là một số bài tập phù hợp với người bị bệnh trĩ mà bạn cần biết:
2.1. Bài tập đi bộ
Đây là bài tập khá đơn giản mà bạn có thể tập ở bất kỳ đâu. Bài tập này không chỉ cải thiện sức khỏe của hệ xương khớp, thúc đẩy hô hấp, mà còn có tác dụng rất tốt với người bị trĩ.
Tuy nhiên để có hiệu quả tốt nhất, bạn cần luyện tập đi bộ đúng cách:
- Đứng thẳng người, hai tay thả lỏng, bàn tay hơi kéo lại.
- Thực hiện đi bộ nhẹ nhàng, bước một chân lên, đồng thời hóp hậu môn lại và bước tiếp chân còn lại.
Hãy lặp lại động tác đó một cách nhẹ nhàng. Bạn cần thực hiện đi bộ từ 20 đến 30 phút mỗi ngày. Bên cạnh đó, khi đi bộ bạn nên lựa chọn một bộ quần áo thoải mái, thoáng mát.
2.2. Bài tập ở tư thế nằm ngửa
Bài tập nằm ngửa nâng hậu môn này còn có tên gọi khác là đan điền. Cách thực hiện như sau:
- Nằm thẳng trên thảm hoặc trên giường với tư thế 2 chân duỗi thẳng, tay đặt song song.
- Thực hiện nhắm mắt, hít thở đồng thời hóp hậu môn lại, 2 bàn tay co lại, cắn chặt hàm.
- Các ngón chân cong lên theo hướng người.
- Giữ nguyên tư thế khoảng 5 – 7 giây rồi thở ra, thả lỏng cơ thể.
2.3. Bài tập co thắt hậu môn
Đúng như tên gọi của bài tập, bài này rất hiệu quả để hỗ trợ cho người bị trĩ có thể làm giảm kích thước búi trĩ và tránh tình trạng sa búi trĩ. Thực hiện bài tập theo các bước sau:
- Thả lỏng cơ thể, hít sâu, kẹp chặt 2 mông và đùi.
- Co thắt hậu môn giống như khi bạn nhịn đi đại tiện, lưỡi uốn lên hàm trên.
- Giữ nguyên tư thế đó, nín thở khoảng 10 giây rồi từ từ thở ra và thả lỏng hậu môn.
- Thả lỏng 30 giây và tiếp tục lặp lại động tác.
Động tác này bạn có thể thực hiện cả khi nằm, đứng hay ngồi.
2.4. Yoga tư thế con cá
Cách thực hiện bài tập yoga tư thế con cá như sau:
- Nằm xuống thảm, hai đầu gối khép chặt.
- Hai tay đưa xuống dưới mông, lòng bàn tay úp xuống sàn.
- Hít sâu, nâng từ từ phần ngực vào mông lên, trọng tâm cơ thể dồn vào hai bàn tay.
- Hít vào thở ra khoảng 4 lần, sau đó quay lại về vị trí ban đầu.
Bạn cần thực hiện tư thế này trong khoảng 20 phút, mỗi ngày 5 -7 lần để thấy rõ hiệu quả với sức khỏe.
2.5. Động tác yoga thân người kết hợp thở
Động tác yoga kết hợp thân người giúp cơ thể thư giãn và điều hòa hơi thở, khí huyết. Từ đó, cơ thể có thể giảm áp lực lên tĩnh mạch và búi trĩ. Bạn có thể thực hiện động tác này như sau:
- Để người ở tư thế đứng thẳng, hai tay buông xuôi, bàn tay nắm hờ, hai chân dang rộng bằng vai.
- Từ từ hạ cơ thể sang tư thế xuống tấn.
- Khép miệng lại, đưa lưỡi vòng quanh khoang miệng tới khi miệng đầy bọt khí thì hít thở sâu, hóp hậu môn lại giữ khoảng vài giây.
- Sau đó thở ra, nghỉ từ 15 – 20 giây, thực hiện động tác khoảng 25 lần.
Bạn cần thực hiện bài tập này 2 lần mỗi ngày và kiên trì luyện tập lâu dài để có hiệu quả tốt nhất.
>> Xem thêm: Top 8 bài tập yoga chữa bệnh trĩ cực hiệu quả
2.6. Bài tập tư thế trồng cây chuối
Đây là một bài tập khó nhưng lại có tác dụng rất tốt đối với người bị bệnh trĩ. Cách thực hiện bài tập như sau:
- Ngồi quỳ dưới sàn, gập người về phía trước, hai khuỷu tay chống xuống sàn còn hai bàn tay đặt thành hình tam giác.
- Đặt đỉnh đầu xuống đất, trọng tâm đặt lên hai tay đan vào nhau làm trụ, nâng phần mông và chân cao, tạo thành tư thế thẳng đứng.
- Giữ nguyên tư thế trồng cây chuối trong khoảng 5 giây và hít thở đều.
- Giữ thẳng lưng và dồn trọng lực vào hai khuỷu tay.
- Hạ người từ từ trở về tư thế ban đầu.
Bạn cần duy trì thực hiện vào những lần sau và tăng dần thời gian giữ ở tư thế trồng cây chuối.
2.7. Bài tập Sarvanga Asana
Đây là bài tập giúp hỗ trợ hạn chế máu tập trung ở vùng bên dưới, hỗ trợ kích thích co bóp cơ bụng và nhu động ruột, giảm các triệu chứng táo bón khó chịu ở người bệnh trĩ.
Để thực hiện bài tập này, bạn làm như sau:
- Nằm ngửa trên sàn, hai đầu gối co áp sát ngực.
- Hai khuỷu tay chống xuống sàn, mông đưa lên cao.
- Hít sâu, kéo hai đầu gối về phía trước ngực. Đồng thời khi ấy hai khuỷu tay chống xuống sàn và đẩy mông lên cao.
- Liên tục hít thở ra vào đầy đặn.
- Duỗi thẳng chân, dồn dần trọng lượng xuống hai vai, hai tay đỡ phần eo cho thăng bằng.
- Giữ trọng tâm trong khoảng 3 đến 5 giây và từ từ tăng dần thời gian lên.
3. Các bài tập người bệnh trĩ cần tránh
Bên cạnh những bài tập có thể hỗ trợ cải thiện bệnh trĩ, bệnh nhân bị trĩ còn nên tránh một số bài tập dưới đây để bệnh tình không trở nặng thêm. Đó là những bài tập dồn lực xuống bụng dưới và làm tăng áp lực lên hậu môn và búi trĩ.
Những bài tập người bị trĩ nên tránh đó là:
- Đạp xe: bài tập này gây áp lực lớn lên hậu môn, khiến các tĩnh mạch phình to làm bệnh trĩ ngày một nặng thêm.
- Tập cơ bụng và tập Squat: Khi bạn thực hiện động tác này sẽ cơ thể sẽ ở trong trạng thái nhịn hơi khiến áp lực bị đẩy dồn xuống vùng hậu môn – trực tràng.
- Tập tạ: có thể khiến búi trĩ bị sa ra ngoài hậu môn.
- …..
4. Lưu ý khi tập thể dục chữa bệnh trĩ
Trong quá trình chọn lựa những bài tập phù hợp cho người bị bệnh trĩ, bạn cũng nên lưu ý một số điều dưới đây để việc điều trị bệnh đạt hiệu quả hơn:
- Hạn chế đứng hoặc ngồi quá lâu vì điều này có thể khiến máu không lưu thông.
- Ngoài những bài tập thể dục chữa bệnh trĩ, bạn cũng nên kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, ăn nhiều rau xanh, chất xơ, để tránh tình trạng bị táo bón.
- Không ăn quá nhiều đồ dầu mỡ, cay nóng, khó tiêu, chất kích thích. Đây chính là nguyên nhân khiến tình trạng táo bón của bạn bị nặng thêm.
- Khi tập luyện bạn cần kết hợp nhiều động tác, nhiều bộ môn khác nhau để có thể tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bên cạnh hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.
Ngoài việc tập luyện và ăn uống để điều trị bệnh hiệu quả, bạn có thể tìm hiểu một số sản phẩm thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả. Trong đó, để hạn chế các tác dụng phụ của thuốc, bạn nên lựa chọn những sản phẩm có chứa thành phần từ dược liệu thiên nhiên. Một số dược liệu thường được sử dụng trong sản phẩm thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị trĩ bạn có thể tham khảo như: cao diếp cá, cao đương quy, cao trầu không, cao nhọ nồi,…. Bên cạnh việc sử dụng viên uống, đối với những người bị trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp, búi trĩ sa ra ngoài cần kết hợp sử dụng cả gel bôi trĩ để giúp làm mát và săn se da, góp phần ngăn ngừa viêm nhiễm trong các trường hợp viêm, sưng, đau rát, ngứa ngáy và nứt hậu môn.
>> Xem thêm: Cách đẩy lùi bệnh trĩ trĩ an toàn, hiệu quả TẠI ĐÂY.
Hy vọng những thông tin về các bài tập hỗ trợ điều trị bệnh trĩ trên đây sẽ giúp ích trong quá trình chữa bệnh.
Bài viết liên quan:
- 20 cây thuốc nam chữa bệnh trĩ cực kỳ hiệu quả
- Cách chữa bệnh trĩ không cần phẫu thuật hiệu quả nhất hiện nay
- 12 cách chữa bệnh trĩ bằng đông y hiệu quả nhưng ít người biết
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn
TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA AN TRĨ VƯƠNG CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA