Có khoảng 80% người bệnh sống sót sau tai biến gặp các biến chứng nặng nề như liệt nửa người, rối loạn cảm xúc, rối loạn ngôn ngữ, thị giác. Lúc này các bài tập vật lý cho người bị tai biến được khuyến khích áp dụng nhờ hiệu quả giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục và bắt đầu cuộc sống mới. Điểm danh các bài tập hữu ích trong nội dung dưới đây nhé.
1. Vì sao người bệnh cần tập vật lý trị liệu sau tai biến?
Các bài tập vật lý trị liệu cho người tai biến sẽ giúp người bệnh phục hồi chức năng vận động, cải thiện lực của cơ và tăng cường lưu thông máu. Đồng thời bài tập này còn hữu ích trong việc khôi phục khả năng giữ thăng bằng, di chuyển và ngôn ngữ giúp người bệnh có thể tự thực hiện các hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Từ đó giúp người bệnh giảm bớt cảm giác mặc cảm và có niềm vui sống tích cực hơn. Với những người bị liệt nửa người do đột quỵ cần được chăm sóc đúng cách để sớm quay lại cuộc sống, hạn chế các biến chứng như viêm phổi, viêm loét da vì nằm lâu, trầm cảm,…
2. Hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu sau tai biến
2.1. Giai đoạn cấp (sau 24 giờ)
Ở giai đoạn này người bệnh cần được hướng dẫn các tư thế nằm, ngồi và sinh hoạt phù hợp để tránh gây tổn thương thêm.
2.2. Giai đoạn đầu (48-72 giờ)
Sang giai đoạn này thì người bệnh được điều trị bằng các bài tập vật lý trị liệu nhẹ nhàng, đơn giản như:
- Tập lăn nghiêng sang 2 bên: Người bệnh thực hiện bài tập này ở tư thế nằm ngửa. Người thân hỗ trợ nâng tay, chân bị liệt của người bệnh lên, đưa ra phía trước. Sau đó, lăn người bệnh về phía cơ thể không bị liệt.
- Tập vận động vai, tay: Người bệnh nằm ngửa, 2 tay chạm nhau, cánh tay giữ thẳng. Hai tay người bệnh đưa ra phía trước, rồi đưa cao lên đầu, đưa xuống dưới phía chân. Lưu ý, việc tập vai tay nếu đưa tay ra càng xa thì càng tốt.
- Làm cầu: Người bệnh nằm ngửa, 2 gối gập. Người thân giúp giữ chân liệt cho khỏi đổ. Người bệnh cố gắng tự nâng mông lên khỏi mặt giường và giữ 2 bên hông ngang nhau rồi nâng chân lành lên khỏi mặt giường để toàn bộ trọng lượng dồn lên chân liệt.
2.3. Giai đoạn sau (qua 72 giờ)
Bài tập 1: Bài tập phục hồi vận động cánh tay
- Người bệnh nhẹ nhàng di chuyển cánh tay, kéo căng cơ bắp tùy theo sức chịu đựng và giữ tư thế này tối thiểu trong 60 giây.
- Người bệnh giữ một quyển sách trên tay, sau đó thêm một đồ vật khác lên, từ từ tăng sức đỡ của cánh tay.
- Người bệnh dùng ngón tay mở đóng ngăn tủ hoặc cánh tủ liên tục.
Bài tập 2: Tập chuyển trọng lượng lần lượt sang hai chân
- Hướng dẫn người bệnh đứng trong hai thanh song song, sau đó vịn nhẹ tay lên hai bên khiến trọng lượng cơ thể dồn vào hai chân. Tiếp đó yêu cầu người bệnh dồn trọng lượng sang bên chân liệt, đặt chân còn lại lên phía trước khoảng 15-20cm.
- Khi khả năng vận động và giữ thăng bằng của người bệnh đã được cải thiện, có thể yêu cầu người bệnh thực hiện lại tư thế trên nhưng khoảng cách hai bước chân kéo dài thêm từ 20 – 30cm.
Bài tập 3: Tập gấp, duỗi khớp háng và khớp gối bên liệt
- Hướng dẫn người bệnh vịn nhẹ tay vào một vật bên cạnh, kết hợp để chân khỏe đặt trước chân liệt với khoảng cách 15 – 20cm. Tiếp đó yêu cầu người bệnh chuyển trọng lượng ra trước, dồn trọng lượng lên chân khỏe.
- Tiếp tục yêu cầu người bệnh tập gập và duỗi khớp háng và khớp gối của chân bị liệt. Sau đó hướng dẫn người bệnh nâng gót chân bị liệt lên khỏi mặt đất.
Bài tập 4: Tập đứng, dồn trọng lượng lần lượt lên hai chân
- Người tập hướng dẫn bệnh nhân đứng thẳng, cân xứng hai bên, hai tay thả lỏng dọc theo thân, hai bàn chân cách nhau 15 – 20cm, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân. Sau đó, yêu cầu người bệnh lần lượt lấy chân trái làm trụ, dạng chân bên phải ra, nhấc bàn chân lên khỏi sàn nhà để toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn lên chân bên trái. Người tập luôn đứng về phía bên liệt của người bệnh để hỗ trợ khi cần thiết và đề phòng người bệnh ngã về phía bên liệt.
- Tiếp đến lấy chân phải làm trụ, dạng chân bên trái ra, nhấc bàn chân trái lên khỏi sàn nhà để toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn lên chân bên phải. Để đảm bảo an toàn nên cho người bệnh đứng bên cạnh một vật gì đó (bàn, tường, thanh song song…) để người bệnh có thể vịn đỡ khi cần thiết.
Bài tập 5: Tập đứng thăng bằng
Người bệnh đứng thẳng, cân xứng hai bên, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân (thăng bằng tĩnh), nếu cần trợ giúp người tập đứng về phía bên liệt. Hướng dẫn người bệnh tập quay đầu nhìn ra sau qua vai bên liệt và vai bên lành, đứng và vận động thân mình như cúi, ngửa, nghiêng, xoay; đứng và vận động tay bằng cách đưa tay lên trên, xuống dưới, sang phải, sang trái (thăng bằng động).
Bài tập 6: Tập dồn trọng lượng lên chân liệt
Người bệnh đứng thẳng, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân. Người tập đứng về phía bên liệt của người bệnh giúp người bệnh duỗi thẳng tay sang ngang, khớp vai vuông góc. Yêu cầu người bệnh chuyển và dồn trọng lượng sang bên chân liệt, bước chân lành lên một vật gì đó bên cạnh, cao 15-20cm.
Cũng có thể hướng dẫn người bệnh tự tập bằng cách đứng trong thanh song song, hai tay vị nhẹ lên hai bên, trọng lượng cơ thể dồn đều trên hai chân. Yêu cầu người bệnh chuyển và dồn trọng lượng sang bên chân liệt, bước chân lành lên một vật gì đó phía trước cao 15-20 cm.
Khi khả năng thăng bằng và vận động của người bệnh đã tốt hơn thì có thể hướng dẫn người bệnh tự tập bằng cách đứng thẳng, sau đó chuyển trọng lượng sang bên chân liệt, bước chân lành lên một vật gì đó cao 20- 30cm ở phía trước mặt để dồn trọng lượng cơ thể lên chân bên liệt.
Hoặc có thể hướng dẫn người bệnh đứng, bước và đặt bàn chân liệt lên một bục tập (hoặc vật gì đó cố định vững chắc) cao 15-20 cm ở phía trước. Sau đó nhấc chân lành lên rồi đặt xuống như cũ, hoặc đặt bàn chân lành lên bục tập cùng với chân liệt, hoặc bước chân lành qua bục tập sang phía bên kia.
Bài tập 7: Các bài tập cho ngón tay
Người bệnh luyện những bài tập đơn giản với các vật dụng như quả bóng và miếng nhựa dẻo như:
- Nắm bóng: Người bệnh giữ bóng thật chặt trong lòng bàn tay, thực hiện bóp và giữ bóng, sau đó thư giãn. Lặp lại động tác khoảng 10 lần cho 2 tay.
- Lăn bóng: Người bệnh đặt bóng trong lòng bàn tay, sau đó đưa ngón tay cái về phía gốc ngón tay út. Thực hiện động tác khoảng 10 lần cho 2 tay.
- Luyện tập ngón tay cái: Người bệnh để miếng nhựa dẻo vào lòng bàn tay, sau đó dùng ngón tay cái đẩy nó qua lại về phía ngón út. Lặp lại động tác này 10 lần cho 2 tay.
- Tập các khớp ngón tay: Người bệnh đặt miếng nhựa dẻo vào lòng bàn tay, tiếp theo nắm tay thật chặt. Tập động tác này khoảng 10 lần cho 2 tay.
Bài tập 8: Tập vật lý trị liệu bằng phương pháp đạp xe đạp
Cho người bệnh ngồi lên yên xe, để hai tay cầm tay nắm ghi đông của xe. Nếu người bệnh bị liệt tay thì cần cố định phần tay vào ghi đông bằng băng dán. Hướng dẫn người bệnh luyện tập động tác đạp xe khoảng 15 – 30 phút tùy vào khả năng vận động. Trong thời gian tập, chú ý để người bệnh nghỉ ngơi 1-2 lần, mỗi lần khoảng 2-3 phút.
Ngoài các bài tập vật lý trị liệu này thì có thể hướng dẫn người bệnh các bài tập khác như tập đứng thăng bằng trên hai chân, tập di chuyển từ giường sang ghế, xe lăn và ngược lại, tập đứng dậy từ tư thế ngồi,…
3. Những lưu ý khi người bệnh tai biến tập vật lý trị liệu
Trong quá trình áp dụng các bài tập vật lý trị liệu cho người bệnh tai biến cần lưu ý:
- Không nên tập quá sức, luyện tập từ từ, tăng dần theo khả năng hồi phục của người bệnh.
- Các bài tập có thể thực hiện tại nhà nhưng cần có sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên viên phục hồi giàu chuyên môn và kinh nghiệm trong vật lý trị liệu để có thể giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục và đảm bảo an toàn cho quá trình tập luyện.
- Khi người bệnh thực hiện các bài tập, người thân nên ở bên cạnh hỗ trợ, động viên để người bệnh không nản chí vì luyện tập cần kiên trì và cần thời gian mới có hiệu quả.
- Người bệnh cần chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ với các món ăn được chế biến mềm nhừ, lỏng để dễ tiêu hóa. Các loại thức ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, chất kích thích, thức uống lên men,… cần tránh tuyệt đối.
Cùng với thực hiện bài tập vật lý trị liệu cho người tai biến thì có dưỡng chất rất tốt mà người bệnh nên bổ sung đó là Ginkgo Biloba (bạch quả) và Cao Blueberry. Ginkgo Biloba có vai trò hoạt huyết, tăng cường lưu thông mạch máu não, giúp hệ tuần hoàn máu não hoạt động được thuận lợi, trơn tru hơn. Cao Blueberry có chức năng cải thiện sức khỏe hệ thần kinh nói chung, nuôi dưỡng và bảo vệ hệ thần kinh, ngăn ngừa bệnh tim mạch. Người bệnh có thể tìm thấy hai thành phần này trong một viên uống có cả ginkgo Biloba và Cao Blueberry cùng các thành phần tiền vitamin B1, B2, B6 giúp kích thích nhanh sự tái sinh dây thần kinh, giải quyết các rối loạn chức năng dây thần kinh, góp phần giúp người bệnh rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Sản phẩm người bệnh cần phải có cả thành phần Chondroitin, vì nó giúp hàn gắn màng dây thần kinh, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đột quỵ hiệu quả. Đồng thời sử dụng hàng ngày viên uống Omega 3 nguyên liệu được nhập khẩu hoàn toàn từ Na Uy, cung cấp đầy đủ cả EPA và DHA, dầu đậu nành, Gelatin, Glycerin, Sorbitol, ethyl vanillin, nipagin, nipasol. Sản phẩm thích hợp phòng và điều trị xơ vữa động mạch, mỡ máu cao, bệnh tim mạch.
Trên đây là tổng hợp các bài tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến, cùng lưu ý cần biết trong quá trình tập luyện. Mong rằng bài viết đã đem tới nhiều thông tin hữu ích và giúp bạn đọc có phương pháp điều trị, ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm này tốt nhất.
Bài viết liên quan:
- Gợi ý các bài tập phục hồi chức năng sau tai biến tại nhà hiệu quả
- Hướng dẫn các bài tập tay cho người tai biến
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn