Các bài tập yoga cân bằng nội tiết tố được nhiều chị em áp dụng hiệu quả mà không quá khó để thực hiện. Cùng tìm hiểu các bài tập trong nội dung được chia sẻ dưới đây nhé.
1. Yoga cân bằng nội tiết tố là gì?
Các bài tập yoga cân bằng nội tiết tố nữ được bắt nguồn từ Ấn Độ, chỉ với vài động tác yoga có thể giúp người thực hiện tác động toàn diện đến các cơ quan trong cơ thể từ đó giúp cải thiện sức khỏe. Thực hành các bài tập yoga không chỉ giúp cơ thể mạnh khỏe, dẻo dai mà còn giúp được các chị em có tinh thần sảng khoái, thích hợp với những chị em bị rối loạn nội tiết tố nữ sau sinh và ở chị em tiền mãn kinh.
2. Lợi ích của yoga trong việc cân bằng nội tiết tố
Yoga là bộ môn luyện tập quen thuộc với nhiều người, trong đó yoga trị rối loạn nội tiết tố cũng dần trở nên phổ biến. Các bài tập yoga nội tiết tố nữ sẽ giúp cơ thể dẻo dai hơn, cải thiện tinh thần và tâm trạng, được khuyến khích áp dụng với chị em đang đến tuổi mãn kinh, sau sinh, hay có dấu hiệu rối loạn nội tiết. Những động tác yoga tưởng chừng như đơn giản nhưng lại tác động đến toàn bộ cơ thể, góp phần điều hòa nội tiết tố nữ rất tốt, lợi ích từ của các bài tập này với sức khỏe đó là:
- Nâng cao thể trạng, độ dẻo dai của cơ thể, tốt cho sức khỏe xương khớp. Nhờ đó, chị em linh hoạt hơn trong chuyện chăn gối, cải thiện sinh lý.
- Tăng cường lưu thông máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và huyết áp.
- Giúp cho hệ thần kinh hoạt động ổn định, tăng cường tuần hoàn và các hoạt động của phổi.
- Làm chậm quá trình lão hóa, đẩy mạnh quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể, từ đó, góp phần cân bằng hormone estrogen trong cơ thể, hạn chế tác hại do rối loạn nội tiết tố gây ra.
- Đốt cháy chất béo dư thừa, tiêu hao năng lượng, giúp cho cơ thể săn chắc, giảm cân hiệu quả.
- Giúp sản sinh bạch huyết, ngừa các bệnh nhiễm trùng, đào thải độc tố ở tế bào và góp phần ngăn chặn các tế bào ung thư.
- Tăng cortisol và adrenaline, 2 hormon có tác dụng giảm căng thẳng thần kinh, giúp tinh thần hưng phấn, lạc quan hơn.
3. Top 7 bài tập yoga cân bằng nội tiết tố nữ hiệu quả
3.1. Tư thế ngồi thiền
Tư thế ngồi thiền là bài tập yoga đầu tiên mà chị em nên áp dụng. Tập vào buổi sáng sớm giúp khởi động những cơ quan trong cơ thể và chuẩn bị tốt nhất cho những động tác tiếp theo. Tập vào buổi tối cũng sẽ giúp chị em giải phóng những năng lượng tiêu cực. Từ đó giúp chị em có được tinh thần thoải mái hơn, giúp cải thiện nội tiết tố nữ hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Ngồi thẳng lưng, chân này để lên đùi kia
- Tay thả lỏng để lên đùi
- Giữ thẳng cổ, mắt nhắm và thư giãn
Lưu ý là khi ngồi thiền chị em nên tập cho đầu óc được thư giãn, đồng thời kết hợp hơi thở nhịp nhàng để có thể tác động toàn bộ đến cơ thể, không suy nghĩ quá nhiều để tránh gây những bất lợi cho tâm lý.
3.2. Tư thế rắn hổ mang
Bài tập này phù hợp cho cả những chị em mới bắt đầu làm quen với yoga. Yoga tăng nội tiết bằng tư thế rắn hổ mang giúp đánh bay mỡ thừa, duy trì cho chị em một vóc dáng cân đối. Luyện tập đều đặn sẽ thấy các triệu chứng đau bụng kinh, tiền kinh nguyệt, tình trạng rối loạn nội tiết được cải thiện hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Chị em nằm sấp trên sàn, bắt đầu thả lỏng cơ thể.
- Dồn lực vào 2 tay rồi chống, nâng phần thân trên cơ thể lên một cách từ từ.
- Giữ phần cơ thể phía dưới cố định, kéo căng vùng thắt lưng.
- Vươn phần thân trên hết cỡ theo khả năng và giữ khoảng 20s.
Lưu ý: Chị em cần hít thở và đều để cải thiện buồng khí, điều hòa tuần hoàn máu.
3.3. Tư thế con lạc đà
Tư thế con lạc đà giúp giãn cơ và xương sống, Cơ lưng, vai, cánh tay sẽ được tác động trở nên dẻo dai hơn và bài tập có hiệu quả đến hệ tiêu hóa, sinh sản, giúp máu lưu thông, làm đẹp da…
Cách thực hiện:
- Chị em ngồi quỳ 2 gối xuống thảm, để tay thẳng cạnh thân.
- Phần đầu gối và gót chân chụm lại rồi duỗi thẳng, có thể hơi tách nhau một chút nếu cảm thấy không thoải mái.
- Thả lỏng cơ thể rồi thả người từ từ ra sau, dùng 2 tay ôm lấy 2 gót chân.
- Đẩy phần hông và xương mu lên phía trước, giữ thẳng đùi, cố định cánh tay, vai.
- Lưng tiếp tục uốn ra sau, thả lỏng toàn thân và cảm nhận vùng lưng đang được kéo giãn.
- Giữ người ở tư thế này 1-3 phút rồi thả nhẹ 2 tay, từ từ đưa lưng, ngực, vai, hông về vị trí ban đầu.
Lưu ý: Chị em nên hít thở bình thường, không thở quá sâu gây áp lực đến lồng ngực khi thực hiện bài tập này.
3.4. Tư thế con thuyền
Tư thế này có tác dụng cải thiện cơ, hệ tiêu hóa, tuần hoàn và các cơ quan khác, đồng thời còn rất tốt cho hệ thần kinh và hormon, giảm căng thẳng hiệu quả nên giúp chị em vào trạng thái thư giãn sâu.
Cách thực hiện:
- Chị em nằm ngửa, úp lòng bàn tay, mắt mở và bắt đầu hít sâu
- Sau đó nín thở, giơ chân, tay, và, thân trên lên. Vai và bàn chân cách sàn không quá 15cm.
- Giữ tư thế ở trạng thái thăng bằng trên mông, lưng thẳng. Tay song song với mũi chân, tay mở, úp lòng bàn tay. Mắt nhìn vào ngón chân, tiếp theo nín thở giữ tư thế, rồi đếm tới 5 và thở ra, trở về trạng thái ban đầu. Thực hiện 3 -5 lần.
Lưu ý: Khi thực hiện tư thế này chị em nên cẩn thận bởi có thể gây tổn thương lưng khi hạ người xuống sàn. Thả lỏng toàn thân, thả lỏng ở tư thế con thuyền sau mỗi vòng, hít vào thở ra nở và xẹp bụng.
3.5. Tư thế kéo người
Tư thế này giúp cho người thực hiện khả năng giữ thăng bằng và độ dẻo dai tốt. Động tác ưỡn người về phía sau của tư thế này còn tăng lượng không khí vào lồng ngực, đem lại hơi thở sâu cho chị em và kéo giãn cơ ngực giúp nữ giới cải thiện kích thước vòng 1 cũng như tăng độ săn chắc.
Cách thực hiện:
- Quỳ thẳng trên sàn, phần người thẳng so với mặt sàn một góc 90 độ.
- Phần bắp đùi giữ chặt trên sàn, thực hiện ưỡn người về phía sau và cong ở vùng thắt lưng.
- Tiếp tục đưa tay chống về phía sau và đặt lên gót chân.
- Ngửa cổ ra sau và tiến hành hít thở đều.
Lưu ý: Duy trì động tác trong khoảng 15 giây, thực hiện từ 3 – 5 lần mỗi ngày để tăng cường sinh lý nữ và cải thiện sức khỏe.
3.6. Tư thế gập người
Tư thế gập người hay kéo người thể hiện một khả năng giữ thăng bằng tốt và cơ thể dẻo dai. Bài tập sẽ giúp giãn các cơ hiệu quả, điều hòa khí huyết trong cơ thể.
Cách thực hiện:
- Chị em đứng thẳng lưng, hai chân bằng vai, giữ chân trụ vững dưới sàn, thả lòng cơ thể.
- Hít sâu, giơ 2 tay lên trời, cánh tay sát tai.
- Từ từ gập người vuông góc, kết hợp thở nhẹ, hai đầu gối hơi chùng sao cho cơ thể cảm thấy thoải mái.
- Tiếp tục gập người sâu xuống, đưa hai tay ôm lấy hai cổ chân và hít sâu.
- Giữ tư thế này khoảng 10 giây sau đó từ từ đưa người thẳng dậy ngược lại các động tác làm ban đầu cho đến khi người đứng thẳng và hạ dần 2 tay xuống.
3.7. Tư thế con thỏ
Tư thế con thỏ tác động đến tuyến cận giáp và tuyến giáp nhờ đó điều tiết cân bằng việc sản sinh hormone. Lượng canxi được giải phóng trong cơ thể duy trì sự cân bằng nội tiết.
Cách thực hiện:
- Chị em quỳ trên sàn, để 2 đầu gối khép lại gần nhau, gót chân duỗi thẳng về sau sao cho lòng bàn chân hướng lên trên.
- Chống 2 tay xuống, đầu khom về hướng đầu gối, di chuyển để trán đối diện với đầu gối.
- Thở hết ra bằng mũi, để cơ thể thả lỏng rồi giữ cột sống cuộn tròn lại với thân.
- Hai tay duỗi sau, bàn tay nắm vào gót chân, giữ cho tay thẳng, duy trì thờ sâu bằng mũi.
4. Lưu ý khi tập yoga cân bằng nội tiết tố nữ
Chị em nên lưu ý những điều sau khi thực hiện các bài tập yoga cân bằng nội tiết tố để nhận được hiệu quả tốt nhất cũng như đảm bảo an toàn:
- Chị em cần tập đúng kỹ thuật, nếu mới bắt đầu thì nên tập với chuyên gia để tránh bị chấn thương.
- Khởi động trước khi tập để giúp cho cơ thể làm quen dần với cường độ tập luyện tăng dần.
- Thời gian lý tưởng để tập yoga mỗi ngày là khoảng 54 – 60 phút, nên duy trì tập luyện mỗi ngày để thấy được hiệu quả cân bằng nội tiết. Nên tập yoga vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.
- Không gian tập phải thoáng đãng, yên tĩnh, lưu ý vệ sinh thảm tập thường xuyên để tránh mồ hôi và bụi bẩn lâu ngày bám lại làm trơn trượt bề mặt thảm.
- Trang phục tập phải vừa vặn, thoải mái, co giãn tốt, cởi bỏ trang sức khi tập yoga.
- Nên kết hợp tập luyện cùng chế độ dinh dưỡng để mang lại hiệu quả cân bằng nội tiết tốt nhất.
- Chị em nên ăn nhẹ nhàng trước giờ tập khoảng 1 tiếng để cơ thể có đủ năng lượng cho việc vận động.
- Uống đủ nước trước, trong và sau quá trình tập luyện để tránh cơ thể đổ mồ hôi, mất nước trở nên mệt mỏi, lâu hồi phục.
- Chị em cần lắng nghe cơ thể mình trong quá trình luyện tập, không cố gắng thực hiện các động tác khó.
Ngoài các bài tập yoga cân bằng nội tiết tố trên thì chị em có thể tham khảo sử dụng viên uống có chứa EstroG-100 được chiết xuất từ thảo dược quý là Đương quy, Tục đoạn, Cách sơn tiêu. Các thảo dược này đã được dùng trong thuốc dân gian lâu đời tại Hàn Quốc và Trung Quốc, đã được FDA Mỹ, Hàn Quốc, Canada công nhận là an toàn, cho tác dụng mạnh gấp 3 lần estrogen thảo dược thông thường mà còn rất an toàn, không làm tăng cân, không gây khối u, không gây tác dụng kể cả khi sử dụng lâu dài. Cùng với estrogen thì viên uống còn có Progesterone và Testosterone sẽ mang lại hiệu quả đồng bộ. Các tiền nội tiết tố sẽ được cơ thể tự hấp thu và tổng hợp theo nhu cầu thực nên không gây tác dụng phụ như các loại thuốc nội tiết tố, không gây ung thư, không gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa cũng như sức khỏe của chị em đang cho con bú. Chị em có thể sử dụng tiện lợi, an toàn mà không cần bác sĩ kê đơn.
Các bài tập yoga cân bằng nội tiết tố dễ áp dụng nhưng cần chị em kiên trì mới đem đến hiệu quả cải thiện cũng như có một cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh.
>> Xem thêm: 10 loại trà cân bằng nội tiết tố nữ rất an toàn và hiệu quả
Nguồn tham khảo:
[1]. The Yoga Sequence Every Woman Needs If She’s Going Through a Hormonal Imbalance. https://www.yogajournal.com/lifestyle/health/womens-health/yoga-sequence-hormonal-imbalance/
[2]. YOGA FOR BALANCING HORMONES. https://omstars.com/blog/wellness/yoga-for-balancing-hormones/
[3]. Hormonal Havoc: 6 Yoga Poses to Help Regulate Your Hormones. https://myyogateacher.com/articles/yoga-for-hormonal-imbalance
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn