Điều trị bệnh trĩ có rất nhiều biện pháp. Nếu biết kết hợp với nhau sẽ giúp tình trạng bệnh trở nên tốt hơn. Các động tác yoga đã được chứng minh mang lại hiệu quả tốt với những người mắc bệnh trĩ. Dưới đây là top 9 bài tập yoga chữa bệnh trĩ siêu hay mời các bạn cùng tham khảo.
1. Yoga có thật sự chữa được bệnh trĩ?
Yoga là chuỗi những bài tập có sự kết hợp giữa phần tinh thần và thể xác. Tức là vừa mang lại tinh thần thoải mái, vừa có tác dụng tăng cường sức khỏe rất hiệu quả. Đây là bộ môn luyện tập có nguồn gốc từ Ấn Độ và đã được phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Theo nghiên cứu đến từ các chuyên gia thì các bài tập yoga mang lại tác dụng chữa bệnh trĩ khá hiệu quả. Theo lý giải qua các cuộc nghiên cứu và thử nghiệm thì các động tác yoga có thể đẩy mạnh tăng cường trương lực cơ ở vùng hạ vị, hỗ trợ quá trình lưu thông máu và co nhỏ búi trĩ. Ngoài ra, các bài tập yoga cũng giúp việc đẩy phân dễ dàng hơn, kích thích lưu thông máu làm giảm áp lực lên các búi trĩ, giúp giảm đau khá tốt. Vì vậy, người bệnh chỉ cần bỏ ra một chút thời gian rảnh rỗi mỗi ngày để thực hiện các bài tập yoga thì không những mang lại một sức khỏe tốt, cơ thể dẻo dai mà còn cải thiện được căn bệnh trĩ một cách đáng kể.
2. Gợi ý bài tập yoga chữa bệnh trĩ
Dưới đây là 9 bài tập yoga mang lại hiệu quả tốt với người mắc bệnh trĩ. Các bạn có thể tập luyện theo các hướng dẫn sau:
2.1. Bài tập yoga chữa bệnh trĩ cơ bản – Bài tập yoga thở kết hợp
Với bài tập này, người bệnh có thể dễ dàng thực hiện ở bất cứ đâu bằng cách ngồi, đứng hoặc nằm.
Cách thực hiện như sau:
- Đầu tiên, hãy thả lỏng người và cố gắng tập trung tinh thần vào phần bụng dưới
- Thứ hai, từ từ hít vào đồng thời khép chặt 2 bên mông và đùi vào lại với nhau.
- Thứ ba, cùng lúc đó, co thắt và hóp hậu môn vào, nín thở.
- Thứ tư, giữ nguyên tư thế này khoảng vài giây rồi thở ra và đưa hậu môn về trạng thái bình thường.
Để mang lại hiệu quả cao, các bạn nên thường xuyên luyện tập từ 3 – 4 lần/ngày, mỗi lần khoảng 1 đến 2 phút.
2.2. Bài tập gác chân lên tường
Động tác gác chân lên tường mang lại tác động trực tiếp lên vùng bụng dưới và hậu môn, giúp thúc đẩy tuần hoàn máu đến cơ quan này. Nếu các bạn tiến hành thực hiện tư thế này thường xuyên sẽ làm giảm cơn đau do bệnh trĩ, đồng thời giảm căng thẳng khi đại tiện.
Để thực hiện, các bạn tiến hành như sau:
- Trước hết các bạn nằm lên trên giường hoặc thảm cạnh điểm tựa để có thể gác chân.
- Tiếp đến, áp sát phần mông vào tường càng nhiều càng tốt và mặt hướng lên trần nhà.
- Sau đó, các bạn hãy gác chân lên tường và điều chỉnh tư thế sao cho chân áp sát vào tường và vuông góc với mặt đất.
- Cuối cùng đặt 2 tay song song theo hướng thân và nhắm mắt lại kết hợp với hít thở đều.
Hãy tiến hành thực hiện động tác này khoảng từ 3 – 5 phút, lặp đi lặp lại 4 – 5 lần. Sau khi tập xong co gối lại, lật người qua một bên và nằm nghỉ lúc trước khi đứng lên.
2.3. Bài tập Malasana
Malasana là động tác giúp ngăn ngừa táo bón – một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh trĩ. Ngoài ra, động tác này còn thúc đẩy co bóp của cơ quan tiêu hóa và cải thiện chứng đầy hơi, khó tiêu.
Để thực hiện bài tập này các bạn làm như sau:
- Bước 1: Đứng thẳng trên thảm tập, rồi từ từ hạ gối và ngồi xổm xuống. Ngồi xổm, cố gắng để hai chân càng sát nhau càng tốt.
- Bước 2: Hãy đưa phần bắp đùi dạng ra 2 bên sao cho rộng hơn vai, gót chân vẫn giữ nguyên. Lưu ý cần ngả người thân trên về phía trước và thở ra từ từ nhẹ nhàng theo nhịp.
- Bước 3: Tiếp theo, đưa khuỷu tay ấn vào phần mặt trong đầu gối, 2 bàn tay chạm vào nhau.
- Bước 4: Cuối cùng, giữ nguyên tư thế trong 30 – 60 giây, hít vào, duỗi thẳng đầu gối.
Lặp đi lặp lại động tác nhiều lần, đến khi nào bạn thấy thấm mệt thì trở lại tư thế ban đầu.
2.4. Bài tập xả hơi
Đây là bài tập mang lại tác dụng tốt với những trường hợp bị tắc nghẽn bạch huyết và tĩnh mạch máu, ngăn ngừa bệnh trĩ. Bài tập này cũng giúp kích thích các tuyến tụy và cơ quan bụng, chống táo bón và khắc phục bệnh trĩ hiệu quả.
Để thực hiện, chúng ta làm theo các bước như sau:
- Bước 1: Nằm ngửa trên thảm, 2 chân duỗi thẳng ra, đồng thời 2 tay khép lại song song với thân người.
- Bước 2: Bắt đầu co đầu gối bên trái lên sát ngực. Vòng 2 tay ôm lấy đầu gối. Tuy nhiên, cần lưu ý nhớ nâng đầu chạm vào chân.
- Bước 3: Sau đó từ từ hạ đầu xuống, buông tay ra trở về tư thế ban đầu.
- Bước 4: Cuối cùng, tiếp tục thực hiện với bên còn lại, mỗi bên thực hiện động tác 4 – 5 lần.
2.5. Bài tập em bé
Đây là một trong những tư thế yoga giúp bạn giải tỏa căng thẳng, thư giãn ngực, lưng và vai, massage và làm linh hoạt các cơ quan trong cơ thể, tăng sức đề kháng của cơ thể cực kỳ tốt.
Các bạn chỉ cần:
- Bước 1: Ngồi xuống thảm tập, gập chân lại với nhau và ngồi lên gót chân. Đặt 2 bàn tay 2 bên hông, đồng thời 2 bàn tay ngửa lên.
- Bước 2: Từ từ mở rộng hông và thư giãn giữa 2 đùi. Sau đó lại từ từ gập người về trước giữa 2 đùi và đặt trán xuống thảm tập.
- Bước 3: Duỗi thẳng 2 tay qua đầu, thẳng hàng với đầu gối. Hít thở đều, lưu ý nhớ thả lỏng vai trên sàn. Cảm nhận sức nặng của vai trên cạnh vai chạm sàn.
Đây là tư thế thư giãn, nên bạn có thể duy trì tư thế bất cứ khi nào từ 30 giây đến vài phút. Vì vậy, để kết thúc tư thế, thư giãn, hít thở đều và nâng người lên từ từ.
2.6. Bài tập yoga cái cày
Với bài tập này, các bạn tiến hành như sau:
- Bước 1: Đầu tiên, các bạn hãy nằm sấp trên thảm tập.
- Bước 2: Tiếp theo , tiến hành nâng hai chân qua đầu để đặt các ngón chân xuống thảm tập, phía trên đầu. Có thể dùng hai bàn tay đỡ ở hông để giữ tư thế lâu hơn.
- Bước 3:Cuối cùng, bạn mở đầu gối sang hai bên đầu và áp hai đùi trong vào hai bên tai (hoặc không).
Thực hiện các động tác này từ 3-5 lần sẽ giúp bệnh trĩ được cải thiện
2.7. Bài tập yoga chữa bệnh trĩ hiệu quả: trồng cây chuối
Trồng cây chuối là bài tập khó thực hiện nhưng lại mang tác dụng tốt đối với việc điều trị bệnh trĩ. Động tác này có thể cải thiện được máu lưu thông lên não, tăng cường hoạt động ở phổi, giảm áp lực từ vùng lưng dưới trở xuống.
Để thực hiện, chúng ta làm theo các bước như sau:
- Bước 1: Đầu tiên, hãy ngồi quỳ gối xuống sàn rồi cúi gập người về phía trước. Lúc này hai khuỷu tay đặt xuống dưới sàn còn 2 tay thì nằm vào với nhau tạo hình tam giác.
- Bước 2: Tiếp đến, đặt đỉnh đầu xuống sàn có hai tay thì đan vào nhau tạo thành trụ vững chắc. Rồi giữ đầu gối co lại và chụm vào nhau, từ từ đẩy hông cho đến khi hai hai chân duỗi thẳng lên trần nhà
- Bước 3: Hãy giữ tư thế cây chuối trong 10 – 15 giây, đồng thời hít thở sâu và giữ cho lưng thẳng, trọng lượng dồn nhiều về hai khuỷu tay.
- Bước 4: Cuối cùng, từ từ hạ người và trở về tư thế chuẩn bị ban đầu
2.8. Bài tập yoga kết hợp khi đi bộ để chữa bệnh trĩ
Đây là một bài tập đơn giản nhưng cũng mang lại hiệu quả tốt đối với những người mắc bệnh trĩ. Để thực hiện, các bạn tiến hành như sau:
- Bước 1: Bàn tay bạn hãy nắm hờ sau đó tập trung vào phần bụng dưới.
- Bước 2: Tiếp đến cong gập 10 ngón chân lại bám chặt vào đất.
- Bước 3: Sau đó, các bạn hãy thót lại hậu môn và tiến hành đi bộ nhẹ nhàng khoảng từ 6-7 phút
- Bước 4: Cuối cùng trở về tư thế ban đầu, thả lỏng hậu môn sau đó tiến hành lặp lại động tác.
Các bạn cố gắng thực hiện từ 2-3 lần/ngày để giúp các triệu chứng của bệnh trĩ được cải thiện.
>> Xem thêm: 7 bài tập chữa bệnh trĩ hiệu quả mà không cần phẫu thuật
3. Một số bài tập không nên áp dụng khi bị trĩ
Cùng với các bài tập yoga tốt, các bạn cũng nên tránh một số bài tập mang lại nguy cơ tái phát bệnh cũng như khiến tình hình trở nặng như:
- Squat
- Tập tạ
- Bài tập cơ bụng
4. Lưu ý khi thực hiện yoga chữa bệnh trĩ
Trong khi áp dụng các bài tập yoga chữa bệnh trĩ, người bệnh cũng nên lưu ý một vài vấn đề như sau:
- Cần bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. Việc uống đủ nước sẽ giúp phân mềm hơn và dễ đi ngoài hơn.
- Hãy mặc quần áo thoải mái, thấm hút mồ hôi trong quá trình luyện tập.
- Có thể kết hợp với việc tắm nước ấm để giúp hậu môn dịu và giảm ngứa ngáy, khó chịu.
- Kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học và lối sống lành mạnh. Không nên uống rượu bia cũng như sử dụng chất kích thích sẽ khiến bệnh tăng nặng.
- Trong quá trình tập luyện, hãy cố gắng tập luyện đúng động tác để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Ngoài ra, có thể bổ sung thêm thực phẩm chức năng chứa các thảo dược tự nhiên mang lại hiệu quả giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ tốt hơn và không gây tác dụng phụ. Hiện nay trên thị trường xuất hiện sản phẩm viên uống thảo dược được nhiều người dùng lựa chọn và chuyên gia đánh giá cao. Sản phẩm này chứa các thành phần như: cao diếp cá, cao đương quy, rutin, magie,… mang lại tác dụng cải thiện tình trạng đau rát, chảy máu; tăng sức bền tĩnh mạch; giúp nhuận tràng, giảm táo bón… rất tốt đối với người đang bị trĩ hoặc đã phẫu thuật trĩ.
Bên cạnh việc sử dụng viên uống với những trường hợp búi trĩ sa ra ngoài cần kết hợp sử dụng cả gel bôi trĩ để giúp làm mát và săn se da, góp phần ngăn ngừa viêm nhiễm trong các trường hợp viêm, sưng, đau rát, ngứa ngáy và nứt hậu môn.
TOP 9 bài tập yoga chữa bệnh trĩ siêu hay trên hy vọng sẽ giúp các bạn cải thiện được tình trạng bệnh của mình. Ngoài ra, khi mắc bệnh trĩ người bệnh không nên chủ quan, ngại ngùng mà cần liên hệ các bác sĩ để được tư vấn, chẩn đoán và có phương thức điều trị phù hợp.
Bài viết liên quan:
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn
TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA AN TRĨ VƯƠNG CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA