Những cách bấm huyệt chữa cảm lạnh cực kỳ hữu ích

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
30 Tháng mười một 2023

Lần cập nhật cuối:
3 Tháng Một 2024

Số lần xem:
411

Ai cũng từng ít nhất một lần mắc căn bệnh cảm lạnh, có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong năm. Mặc dù tình trạng này không có nhiều nguy hiểm nhưng lại gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Một cách giúp cải thiện sức khỏe cho người bệnh cảm lạnh được áp dụng nhiều là bấm huyệt chữa cảm lạnh. Dưới đây là tổng hợp các cách mà bạn có thể tham khảo.

Thông tin chi tiết về cách bấm huyệt chữa bệnh cảm lạnh
Thông tin chi tiết về cách bấm huyệt chữa bệnh cảm lạnh

1. Vì sao bấm huyệt có thể chữa cảm lạnh?

Theo Y học cổ truyền thì cảm lạnh thuộc chứng thương phong, các trường hợp nhẹ có thể tự khỏi sau vài ngày, nặng thì cần điều trị và nếu không điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Cũng theo Y học cổ truyền thì kinh mạch kết nối với các cơ quan và mô khác nhau. Khí chảy dọc theo các kinh mạch này để nuôi dưỡng tất cả các tế bào. Nếu một kinh lạc bị tắc nghẽn, điều này sẽ chặn dòng chảy của khí và gây ra sự trì trệ, đau đớn và cuối cùng là bệnh tật. Bấm huyệt sẽ giúp kích thích và xoa bóp các huyệt nhất định dọc theo những đường kinh mạch này và từ đó loại bỏ các tắc nghẽn và thúc đẩy lưu thông khí tốt hơn, loại bỏ khí hàn gây ra cảm lạnh cho bạn.

2. Bấm huyệt chữa cảm lạnh có hiệu quả không?

Bấm huyệt chữa cảm lạnh không giúp khỏi bệnh ngay nhưng sẽ giúp cải thiện các triệu chứng cảm lạnh như đau họng, nghẹt mũi, hắt hơi, đau đầu và ho. Bấm huyệt thúc đẩy lưu thông máu và khí, điều chỉnh và tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn. Đồng thời cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết để chống lại cảm lạnh.

3. Hướng dẫn cách bấm huyệt chữa cảm lạnh

3.1. Miết dọc huyệt toản trúc

Miết dọc huyệt toản trúc chữa cảm lạnh hiệu quả
Miết dọc huyệt toản trúc chữa cảm lạnh hiệu quả

Huyệt toản trúc nằm ở đầu cung lông mày, đầu tiên là xoa làm ấm tay, dùng ngón trỏ hai bên miết nhẹ từ huyệt toản trúc xuống hai cánh mũi từ 20 – 30 lần để giúp tăng lưu thông máu, kích thích tiết dịch niêm mạc mũi để bảo vệ đường hô hấp.

3.2. Day ấn huyệt nghinh hương

Huyệt này nằm ở trên rãnh mũi mép từ chân cánh mũi ngang ra. Dùng ngón giữa và ngón trỏ hai bên day ấn đồng thời 2 huyệt nghinh hương trong vòng 1 phút cho đến khi căng tức cả hai cánh mũi và gò má.

3.3. Day ấn huyệt phong trì

Huyệt phong trì nằm ở chỗ lõm dưới xương chẩm, bên ngoài khối cơ nổi sau cổ, khi có cảm giác tức nặng, có hai huyệt nằm hai bên. Thực hiện bằng cách úp hai lòng bàn tay xát qua lại từ chẩm đến hết cổ gáy cho tới khi ấm lên. Tiếp đó, dùng ngón tay cái day ấn đồng thời hai huyệt phong trì trong 1 phút với lực mạnh sao cho căng tức vùng gáy và nửa sau đầu.

3.4. Day ấn huyệt ấn đường

Huyệt ấn đường nằm giữa trán, chụm bàn tay lại đặt lên huyệt rồi miết ra hai bên thái dương sát vùng lông mày và chân tóc trước trán rồi đảo ngược lại, làm với tần suất 10 – 20 lần.

Day ấn huyệt ấn đường để cải thiện tình trạng cảm lạnh
Day ấn huyệt ấn đường để cải thiện tình trạng cảm lạnh

3.5. Day ấn huyệt thái dương

Huyệt thái dương nằm ở vị trí từ đuôi mắt đo ra sau 1 thốn. Dùng ngón giữa day ấn đồng thời hai huyệt thái dương từ nhẹ đến mạnh trong 2 phút cho đến khi cảm giác căng tức.

3.6. Day bấm huyệt bách hội

Huyệt bách hội nằm ở điểm giao nhau của đường chính giữa cơ thể và điểm cao nhất đường nối của hai vành tai. Dùng ngón trỏ day nhẹ huyệt từ 1 – 3 phút nhằm tăng phần hoạt huyết khu phong, dương khí tán hàn trị đau đầu.

3.7. Day ấn huyệt khúc trì

Cách xác định huyệt khúc trì là gập cẳng tay vào phía cánh tay và đặt bàn tay trước ngực sao cho các nếp gấp ở khuỷu nổi rõ sẽ thấy huyệt Khúc trì nằm ở đầu ngoài nếp gấp khuỷu. Dùng ngón trỏ hoặc ngón giữa day ấn huyệt khúc trì với một lực mạnh trong 1 phút sao cho đạt cảm giác căng tức lan xuống bàn tay.

3.8. Day ấn huyệt hợp cốc

Chữa trị cảm lạnh bằng cách day ấn huyệt hợp cốc
Chữa trị cảm lạnh bằng cách day ấn huyệt hợp cốc

Huyệt hợp cốc nằm ở chỗ lõm giữa hai xương ngón cái và ngón trỏ. Dùng ngón cái day ấn huyệt hợp cốc từng bên, mỗi bên 1 – 2 phút sao cho đạt cảm giác căng tức lan sang ngón út.

3.9. Xoa xát huyệt thận du và mệnh môn

Cách xác định huyệt như sau: từ phía dưới gai sống thắt lưng thứ 2, bạn đo ngang khoảng 1.5 thốn chính là vị trí của huyệt Thận du, huyệt Mệnh môn nằm dưới đốt thắt lưng 2, điểm giữa của hai huyệt Thận du.

Bấm huyệt bằng cách úp hai lòng bàn tay vào huyệt thận du và mệnh môn xoa xát nhiều lần với lực đối kháng sao cho thắt lưng nóng lên.

3.10. Day bấm huyệt thái xung

Huyệt thái xung nằm ở vị trí sau khe giữa ngón chân 1 và 2, đo lên 1, 5 thốn, huyệt ở chỗ lõm tạo nên bởi 2 đầu xương ngón chân 1 và 2. Thực hiện bằng cách dùng ngón trỏ hay ngón giữa day nhiều lần nhiều thái xung đạt tới căng tức nhằm thanh nhiệt, hạ sốt tiêu viêm.

3.11. Day ấn huyệt Quyền liêu

Trị cảm lạnh bằng cách day ấn huyệt Quyền liêu
Trị cảm lạnh bằng cách day ấn huyệt Quyền liêu

Huyệt này nằm ngay dưới xương gò má, từ điểm cánh mũi nối dài ra. Dùng ngón tay trỏ day và ấn nhẹ nhàng đến mạnh theo chuyển động tròn tại huyệt Quyền liêu 2 bên, thực hiện 1 – 2 phút sẽ giúp đả thông kinh mạch vùng mặt, giảm đau đầu.

3.12. Day ấn huyệt Ngư tế

Ngư tế được xác định bằng cách gập ngón trỏ vào lòng bàn tay, đầu ngón trỏ chạm vào chỗ nào của mô ngón cái thì đó là huyệt. Dùng ngón tay cái bấm mạnh vào huyệt trong vòng 30 giây rồi thả ra và nên thực hiện trong 2 – 3 phút sẽ giúp giảm đau họng, rát họng, ho, sốt.

3.13. Huyệt Thiên đột

Huyệt này nằm ở hõm chính giữa 2 xương đòn. Dùng ngón tay cái chếch xuống dưới; ấn mạnh xuống huyệt này 1 góc trong 5 – 10 giây, lặp lại trong vòng 2 – 3 phút sẽ giúp long đờm, giảm ho, ngứa họng.

4. Chỉ định và chống chỉ định bấm huyệt chữa trị bệnh cảm lạnh

Chỉ định và chống chỉ định khi áp dụng bấm huyệt chữa cảm lạnh
Chỉ định và chống chỉ định khi áp dụng bấm huyệt chữa cảm lạnh

4.1. Chỉ định bấm huyệt chữa cảm lạnh

Bấm huyệt chữa cảm lạnh áp dụng với người bệnh đau rát họng, đau họng, chảy nước mũi trong, nghẹt mũi, ho đi kèm với đau cơ, nhức đầu, mệt mỏi, có thể sốt. Người bệnh đang  căng thẳng thần kinh, stress.

4.2. Chống chỉ định thực hiện bấm huyệt

Không áp dụng bấm huyệt chữa cảm lạnh tại các huyệt đang ở các tình trạng sau:

  • Khi vị trí huyệt đạo cần bấm đang có vết thương hở, bị lở loét hoặc sưng tấy.
  • Khi vị trí bấm huyệt có chấn thương cơ xương khớp.
  • Có khối u, lao tiến triển.
  • Người bệnh có các vấn đề ngoại khoa đi kèm như chảy máu dạ dày, viêm ruột thừa, nhiễm trùng vòi trứng, những vấn đề về gan, thận hay suy tim cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng phương pháp bấm huyệt.

5. Quy trình điều trị bao lâu?

Thông thường thời gian bấm huyệt chữa cảm lạnh thường từ 3 – 7 ngày, tùy vào tình trạng của người bệnh hoặc đến khi bệnh tình thuyên giảm.

6. Các lưu ý cần biết khi bấm huyệt chữa cảm lạnh

Các lưu ý cần biết khi bấm huyệt chữa cảm lạnh
Các lưu ý cần biết khi bấm huyệt chữa cảm lạnh

Để việc bấm huyệt chữa cảm lạnh có hiệu quả thì cần lưu ý:

  • Nên áp dụng phương pháp này từ sớm ngay khi phát hiện triệu chứng cảm lạnh để đạt được hiệu quả cao hơn.
  • Nên thực hiện các thao tác chậm rãi, dùng lực phù hợp để tác động vừa đủ trong từng huyệt đạo.
  • Nên kiên trì áp dụng phương pháp đến khi bệnh có tiến triển.
  • Có thể sử dụng thêm tinh dầu nóng vào các vị trí huyệt đạo trong quá trình day bấm huyệt nhằm nâng cao hiệu quả.

Ngoài ra để điều trị cảm lạnh hiệu quả thì người bệnh cần chú ý đến chế độ nghỉ ngơi, ăn uống hàng ngày. Nên ăn thức ăn và nước uống nóng ấm, tránh uống nước lạnh hay đồ ăn cay, nhiều dầu mỡ nhằm giảm tình trạng kích thích đường hô hấp. Những thực phẩm giàu vitamin C nên được dùng nhiều để tăng cường hệ miễn dịch.

Hàng ngày nên dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi, họng để kháng khuẩn và ngăn chặn nhiễm trùng lan xuống khu vực đường hô hấp dưới.

Cảm lạnh là bệnh do virus gây ra nên để tăng cường sức đề kháng, giảm lượng virus trong cơ thể (nếu có), bạn có thể chọn dùng sản phẩm từ thảo dược an toàn. Sản phẩm có chứa Xuyên tâm liên, Thanh hao hoa vàng, Đinh hương, Diếp cá, Gừng, Hoa Hòe, Mã đề, Hoàng cầm, Kế sữa và Đông trùng hạ thảo. Khi sử dụng viên uống không chỉ giúp tăng sức đề kháng, nâng cao khả năng miễn dịch, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, hỗ trợ giảm lượng virus trong cơ thể mà còn giúp rút ngắn thời gian điều trị bệnh, giảm các triệu chứng bệnh do vi khuẩn, virus gây ra.

Bấm huyệt chữa cảm lạnh hiệu quả và an toàn với người bệnh. Hi vọng với những thông tin kiến thức được chia sẻ trên đây sẽ giúp được phần nào khi áp dụng khắc phục tình trạng bệnh.

> Xem thêm: Cảm lạnh uống thuốc gì để nhanh khỏi?

Nguồn tham khảo

  • [1] Acupressure Points for Colds and Flu. https://www.alcovo.co.uk/blog/acupressure-points-for-colds-and-flu
  • [2] 11 ACUPRESSURE POINTS FOR COLD SYMPTOMS RELIEF. https://gokanjo.com/blogs/your-life-relieved/pressure-points-for-colds
Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên   

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Để lại một bình luận