13 Cách bấm huyệt chữa viêm họng phổ biến và hiệu quả

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
15 Tháng mười hai 2022

Lần cập nhật cuối:
20 Tháng tư 2024

Số lần xem:
1565

Bấm huyệt chữa viêm họng được áp dụng nhiều vì tính hiệu quả, an toàn. Kết hợp bấm huyệt với bài thuốc Đông y cũng có sẽ giúp nâng cao hiệu quả các bài thuốc hơn. Dưới đây là tổng hợp các bài bấm huyệt chữa viêm họng bạn có thể tham khảo.

1. Chữa viêm họng bằng bấm huyệt hiệu quả không?

Áp dụng biện pháp bấm huyệt để chữa viêm họng liệu có hiệu quả?
Áp dụng biện pháp bấm huyệt để chữa viêm họng liệu có hiệu quả?

Theo Đông y, viêm họng có liên quan đến lục phủ ngũ tạng. Huyệt đạo được coi là cửa ngõ, nơi tà khí có thể xâm nhập và gây bệnh cho cơ thể. Huyệt đạo có mối liên hệ chặt chẽ với lục phủ ngũ tạng của bạn vì thế bấm huyệt vừa giúp nâng cao sức khoẻ vừa hỗ trợ cải thiện một số bệnh lý.

Bấm huyệt được áp dụng chữa trị các bệnh như xương khớp, mất ngủ, huyết áp,… các chứng bệnh về đường hô hấp như viêm họng, ho, ho đờm, nghẹt mũi, viêm xoang, viêm amidan,…cũng có thể bấm huyệt. Chữa viêm họng bằng bấm huyệt được đánh giá là liệu pháp an toàn, giúp điều hòa chức năng hô hấp, giảm kích vùng cổ họng nhờ đó giúp loại bỏ các dấu hiệu bệnh viêm họng, đau rát họng một cách hiệu quả.

Bấm huyệt chữa viêm họng là cách dùng tay tác động vào các huyệt đạo đã được xác định trên cơ thể nhằm đả thông kinh mạch, tăng tuần máu, giải trừ tà khí.

2. Cách chữa viêm họng bằng bấm huyệt

2.1. Chữa viêm họng bằng bấm huyệt Xích Trạch

Chữa viêm họng bằng cách bấm huyệt Xích Trạch
Chữa viêm họng bằng cách bấm huyệt Xích Trạch

Huyệt Xích Trạch nằm giữa khớp xương khuỷu tay, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, thích hợp để dùng trong điều trị bệnh viêm họng, viêm amidan. 

Cách thực hiện:

  • Người bệnh duỗi thẳng tay trái ra, lấy ngón tay cái của tay phải bấm vào huyệt, 4 ngón còn lại vòng qua khuỷu tay.
  • Thực hiện day và ấn liên tục vào huyệt Xích Trạch cho đến khi ấm lên khoảng 1 – 2 phút, sau đó lặp lại với 4 ngón còn lại. Lưu ý người bệnh nên duy trì thực hiện trong vòng 5 ngày để đạt được kết quả tốt.

2.2. Huyệt Đản Trung

Huyệt này nằm giữa ngực, gần tim, có công dụng điều khí, giáng nghịch, thanh phế, hóa đàm. Nên khi bấm huyệt này sẽ giúp giảm cơn hen suyễn, khó thở, đau tức ngực, giảm ho khan.

Cách thực hiện: Người bệnh dùng ngón cái bàn tay phải ấn vào vị trí huyệt trong khoảng từ 1 – 3 phút. Day liên tục đến khi có cảm giác châm chích tê tức tại vùng huyệt thì dừng lại.

2.3. Chữa viêm họng bằng bấm huyệt Phế Du

Chữa viêm họng bằng cách bấm huyệt Phế Du
Chữa viêm họng bằng cách bấm huyệt Phế Du

Huyệt Phế Du nằm phía sau lưng, dưới gai đốt sống lưng số 3, đo ngang ra khoảng gần 3cm. Đây là huyệt có mối quan hệ trực tiếp đến phổi, có tác dụng tăng khí lưu thông cho phổi, giúp dễ thở. Khi tác động vào huyệt này giúp người bệnh dễ chịu, thoải mái. Huyệt Phế Du chủ trị các triệu chứng của viêm họng, viêm phế quản, các bệnh về đường hô hấp rất tốt.

Cách thực hiện: Sử dụng ngón tay cái ấn một góc 90 độ vào huyệt, day nhẹ nhàng trong 1 – 2 phút. Người bệnh nên thực hiện bấm huyệt Phế du 2 lần/ngày và không dùng lực quá mạnh sẽ gây tổn thương đến phổi.

2.4. Huyệt Liêm Tuyền

Người bệnh có thể xác định huyệt này bằng cách ngẩng đầu lên một chút, huyệt nằm chính giữa bờ trên sụn giáp, theo đường lằn chỉ ngang ở cuống hầu 0,2 cm.

Huyệt Liêm Tuyền có vai trò rất tốt trong việc tiêu đờm, giải trừ tài khí, thích hợp để chữa trị viêm họng có triệu chứng ho đờm. Tác dụng của huyệt Liêm Tuyền là lợi cuống hầu, thanh hỏa nghịch, trừ đờm khí, thở khó, viêm nhiễm ở họng, nuốt khó, sưng tuyến amidan, điều trị viêm họng hốc mủ.

Cách thực hiện: Sử dụng ngón tay day ấn huyệt theo hình tròn 3 phút. Vuốt đều 2 bên cổ họng từ trên xuống bằng ngón tay cái và ngón trỏ trong thời gian 3 phút. Sau đó, đặt 2 ngón tay cái và trỏ lên 2 bên xương sụn họng, lắc nhẹ sang trái và sang phải 30 nhịp. Lưu ý người bệnh nên thực hiện 2 – 3 lần/ngày, liên tục trong khoảng từ 3 – 5 ngày.

2.5. Chữa viêm họng bằng bấm huyệt Đại Chuỳ

Chữa viêm họng bằng cách bấm huyệt Đại Chuỳ
Chữa viêm họng bằng cách bấm huyệt Đại Chuỳ

Huyệt Đại Chùy nằm ở sau cổ, dưới xương cổ, ở đầu gai sống cổ thứ 7. Huyệt này có hình dáng giống quả chùy nên được gọi là huyệt Đại Chùy. Khi tác động vào huyệt sẽ có tác dụng thông dương, giáng thế, điều khí, nâng cao đề kháng, điều hoà kinh mạch. Do đó, huyệt Đại Chuỳ được sử dụng cho người bệnh viêm họng giúp giải biểu, khai thông phế khí.

Cách thực hiện: Dùng ngón tay cái day ấn huyệt Đại chùy trong khoảng 1 – 3 phút, thực hiện 2 lần/ngày. Chú ý dùng lực nhẹ nhàng và ấn đúng huyệt để mang lại hiệu quả tốt nhất.

2.6. Huyệt Phong trì

Huyệt Phong Trì được coi là áo chứa gió từ bên ngoài thổi vào. Huyệt này nằm tại phía hõm sau gáy tại cả 2 bên, nơi lõm của cơ ức đòn chũm và bờ ngoài cơ thang bám vào đáy hộp sọ. Huyệt Phong Trì có tác dụng thanh nhiệt, thông họng, cải thiện các triệu chứng đau rát, ho khan, khò khè do viêm họng. Khi thực hiện xoa bóp huyệt Phong Trì có thể giúp giảm nhức mỏi, đau đầu và hỗ trợ điều trị viêm họng hạt. Do vậy, chữa viêm họng bằng bấm huyệt Phong Trì phương pháp được rất nhiều thầy thuốc lựa chọn.

Cách thực hiện: Sử dụng hai ngón tay cái đặt lên huyệt, 4 ngón còn lại bám vào đầu để làm điểm tựa. Day nhẹ nhàng liên tục vào huyệt trong khoảng 3 phút đến khi thấy nóng lên thì dừng lại. Nên thực hiện từ 2 – 3 lần/ngày liên tục 4 – 5 ngày sẽ thấy cải thiện rõ rệt.

2.7. Chữa viêm họng bằng bấm huyệt Phong Long

Chữa viêm họng bằng cách bấm huyệt Phong Long
Chữa viêm họng bằng cách bấm huyệt Phong Long

Đây là huyệt thứ 40 của đường kinh, chủ trị ho đờm, giảm đau đầu, chóng mặt, suyễn, khó thở, chi dưới tê và khai thông phế khí. Huyệt Phong Linh nằm ở ngang bắp chân, gần về phía bên ngoài, từ đỉnh mắt cá chân lên khoảng 1 tấc. Bấm huyệt này thích hợp với người bị viêm họng có biểu hiện hoa mắt, đau đầu, ho có nhiều đờm.

Cách thực hiện: Dùng ngón tay cái ấn giữ huyệt Phong Long trong vòng 1 – 3 phút cả hai bên chân. Day ấn đến khi có cảm giác căng tức là được. Nên thực hiện 2 lần/ngày.

2.8. Huyệt Dũng Tuyền

Người bệnh xác định huyệt Dũng Tuyền bằng cách chia khoảng cách từ đầu ngón chân thứ hai đến gót chân thành 5. Lỗ hõm dưới bàn chân ở vị trí điểm nối ⅖ cách ngón trỏ, ⅗ cách gót chân là huyệt Dũng tuyền. Huyệt Dũng Tuyền có tác dụng giáng âm hoả, thanh nhiệt, định thần chí, hoá khí, tán đờm, tiêu viêm, giảm đau. Việc tác động vào huyệt này sẽ giúp đả thông kinh mạch, cải thiện các triệu chứng ho khan, ho đờm do viêm họng.

Cách thực hiện: Sử dụng 2 ngón tay cái xoa bóp huyệt trong thời gian 3 phút với lực mạnh.

Đến khi có cảm giác tê tức lan sâu vào lòng bàn chân là được. Người bệnh nên thực hiện bấm huyệt 2 lần/ngày, duy trì từ 4 – 5 ngày.

2.9. Chữa viêm họng bằng bấm huyệt Liệt khuyết

Chữa viêm họng bằng cách bấm huyệt Liệt khuyết
Chữa viêm họng bằng cách bấm huyệt Liệt khuyết

Liệt Khuyết là huyệt thứ 7 của kinh Phế nằm ở mặt trong của cổ tay, cách lằn chỉ ngang cổ tay khoảng 3cm. Bấm huyệt Liệt Khuyết là cách tốt để điều trị bệnh viêm họng do cảm lạnh, cảm gió. Khi xoa bóp huyệt này giúp người bệnh đỡ ho và đau đầu.

Cách thực hiện: Sử dụng ngón tay cái day ấn huyệt ở tay đối diện, bốn ngón còn lại vòng quanh cổ tay. Thực hiện xoa bóp trong khoảng 2 phút rồi đổi bên và nên thực hiện bấm huyệt Liệt khuyết 2 lần/ngày.

2.10. Huyệt Thận Du

Huyệt này nằm dưới sống thắt lưng số 2, lệch về phía bên trái khoảng 4 – 5cm. Thận du tác động vào tạng thận giúp vận hoá dịch, tiêu viêm, điều hoà khí huyết và chủ trị thận viêm, thắt lưng đau, tiêu viêm, kiện cân cốt, minh mục, thông khí, hóa đàm. Do đó, tác động vào huyệt Thận Du sẽ giúp người bệnh giảm ho, loại bỏ triệu chứng viêm họng có đờm. Đồng thời còn giúp kiện gân cốt, tăng cường sức khỏe của xương.

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Dùng ngón tay cái ấn huyệt Thận Du đến khi có cảm giác nóng và tê buốt châm chích lan toả.
  • Cách 2: Sử dụng dầu gió hoặc tinh dầu bạc hà pha loãng để xoa vào huyệt, dây ấn nhẹ trong khoảng 1 – 2 phút.

Người bệnh nên áp dụng thực hiện 2 lần/ngày để có hiệu quả tốt nhất.

2.11. Bấm huyệt Thái uyên

Bấm huyệt Thái uyên trị viêm họng rất tốt
Bấm huyệt Thái uyên trị viêm họng rất tốt

Đây là huyệt giúp đả thông kinh mạch, bổ sung khí cho phổi nên khi tác động vào huyệt Thái uyên, chúng sẽ hỗ trợ cải thiện triệu chứng ho, hen suyễn hay tắc nghẽn mạch máu. Người bệnh có thể xác định bằng cách ngửa bàn tay ra, tại ngấn thứ nhất của cổ tay có chỗ mạch đập, dưới đầu xương tròn tại góc bàn tay cùng phía ngón tay cái chính là huyệt Thái uyên. Huyệt Thái uyên có thể áp dụng cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi để giảm viêm họng nhưng cần dùng với lực nhẹ để tránh làm tổn thương trẻ.

Cách thực hiện: Dùng ngón tay cái để bấm, day liên tục vào huyệt Thái uyên khoảng 14 lần.

Tương tự đổi bên và thực hiện tiếp trong khoảng 3 phút.

2.12. Bấm huyệt Đại lăng chữa viêm họng

Huyệt Đại lăng nằm ngay trên lằn chỉ cổ tay phía gan bàn tay. Bấm huyệt sẽ giúp điều trị dứt điểm ho khan ngay tức thì và giảm kích ứng họng.

Cách thực hiện: Người bệnh xát nóng và day huyệt này 2-3 phút mỗi bên. Có thể dùng hai cườm tay day xoa vào nhau cho nhanh khỏi.

2.13. Bấm huyệt Khổng tối

Bấm huyệt Khổng tối chữa trị viêm họng cực kỳ hiệu quả
Bấm huyệt Khổng tối chữa trị viêm họng cực kỳ hiệu quả

Khi người bệnh gặp chứng bệnh dai dẳng về đường hô hấp như khàn tiếng, ho ra máu, viêm họng,… bấm huyệt Khổng tối sẽ có tác dụng. Huyệt này nằm tại vị trí cách cổ tay 7 thốn và trong đó có 1 thốn là khoảng cách từ nếp nhăn này tới nếp nhăn kia của đốt ngón tay giữa. Khi người bệnh cong ngón tay giữa để đầu ngón tay giữa có thể chạm vào đầu ngón tay cái.

Cách thực hiện: Sử dụng ngón tay cái bấm nhẹ vào huyệt Khổng tối đã được xác định trước đó.

Tăng lực ấn lên cho tới khi cảm thấy đau tức ở dây thần kinh. Mỗi bên huyệt Khổng tối người bệnh nên day và ấn trong khoảng từ 1 – 2 phút. 

3. Lưu ý khi chữa viêm họng bằng bấm huyệt

Chữa viêm họng bằng bấm huyệt là liệu pháp khá đơn giản và an toàn nhưng chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng bệnh tạm thời, không thể loại bỏ viêm họng hoàn toàn. Với tình trạng viêm họng mãn, viêm họng hạt có sự tổn thương từ sâu bên trong tạng phủ thì người bệnh nên kết hợp bấm huyệt với bài thuốc đặc trị để loại bỏ viêm họng dứt điểm.

Khi thực hiện bấm huyệt, người bệnh cần lưu ý:

  • Trước khi thực hiện bấm huyệt chữa đau họng, cần vệ sinh cơ thể, cắt móng và rửa tay sạch với xà phòng nhằm tránh tình trạng nhiễm trùng và hạn chế trầy xước.
  • Cần phải xác định đúng huyệt vị trước khi tiến hành. Bấm huyệt sai vị trí có khả năng dẫn đến các rủi ro không mong muốn. 
  • Một số huyệt có thể thúc đẩy cơn co bóp tử cung, gây chuyển dạ sớm nên phụ nữ mang thai không nên áp dụng phương pháp này.
  • Với người suy nhược cơ thể, trạng thái tinh thần bất ổn, người đang sử dụng thuốc chống đông máu,… nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.
  • Không bấm huyệt lên các vùng da có dấu hiệu lở loét và nhiễm trùng.
  • Người có tiền sử hoặc đang bị chấn thương xương khớp không nên bấm huyệt vì có thể khiến vết thương trở nên nặng nề hơn.
  • Trẻ em, người già, người có xương yếu, giòn nên tránh phương pháp chữa viêm họng bằng cách bấm huyệt.

Phương pháp bấm huyệt thường không cho hiệu quả nhanh chóng, do đó người bệnh cần kiên trì thực hiện đều đặn hàng ngày để dứt điểm được tình trạng bệnh. Người bệnh có thể chọn dùng thêm sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh viêm họng, đó là xịt họng thảo dược có chứa Xuyên tâm liên, hoàng liên, hoàng cầm, bách bộ, xạ can, húng chanh, cỏ ngọt, mật ong, tinh dầu bạc hà, nước tinh khiết và phụ liệu vừa đủ. Xịt họng này có tác dụng tại chỗ, xịt họng có tác dụng giảm sưng đau rát ngứa họng, giúp giảm viêm họng, viêm amidan, thanh quản; phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn, sử dụng cho người bị ho gió, ho khan, ho có đờm, ho lâu ngày không khỏi, ho do cảm cúm, ho do thay đổi thời tiết, làm dịu cải thiện các triệu chứng của khô họng, viêm loét miệng – họng, tổn thương niêm mạc miệng, nhiệt miệng; ngăn ngừa các vấn đề viêm nướu, viêm chân răng, viêm loét miệng…

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.