Bé 8 tháng tuổi chậm tăng cân, mẹ phải làm thế nào?

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
21 Tháng sáu 2022

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
1669

Không ít bé 8 tháng tuổi chậm tăng cân khiến cha mẹ rất lo lắng nhất là đối với người lần đầu làm mẹ. Vậy bé 8 tháng chậm tăng cân cha mẹ cần phải làm gì để con có thể phát triển đúng với độ tuổi?

1. Tại sao trẻ 8 tháng chậm tăng cân?

Những nguyên nhân thường thấy khiến bé 8 tháng bị chậm tăng cân mẹ nên biết
Những nguyên nhân thường thấy khiến bé 8 tháng bị chậm tăng cân mẹ nên biết

Trẻ nhỏ thường tăng cân nhiều trong 6 tháng đầu tiên, đặc biệt là 4 tháng đầu đời và sau đó cân nặng có thể chững lại hoặc chậm như rùa bò sau thời điểm bắt đầu ăn dặm. Trong năm đầu tiên, thức ăn chủ yếu của trẻ là sữa mẹ và trẻ chỉ ăn bổ sung khi trẻ đủ 6 tháng tuổi. Nếu mẹ cho trẻ ăn bổ sung sớm, khi mà hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện sẽ gây ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng. Đặc biệt, khi trẻ ăn dặm sớm và lại ăn nhiều thì có thể trẻ sẽ không chịu uống sữa nữa. Nhiều trẻ chán ăn do bị ép ăn quá mức, khiến trẻ biếng ăn và đây là nguyên nhân khiến nhiều trẻ 8 tháng chậm tăng cân

Giai đoạn 8 tháng tuổi là thời điểm nhu cầu dinh dưỡng của trẻ đã cao hơn so với những tháng tuổi đầu đời. Bên cạnh nguồn dinh dưỡng chính là sữa mẹ, cha mẹ cần chú ý cung cấp thêm các dưỡng chất cần thiết qua các bữa ăn dặm để hỗ trợ cho trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ. Ngoài sữa mẹ, trẻ cần được thay đổi món hàng ngày có đủ thịt cá, trứng, rau xanh. Thực đơn đa dạng và chế biến đúng cách sẽ khiến trẻ ngon miệng và ngược lại có thể làm trẻ ăn không ngon miệng dẫn đến tình trạng bé 8 tháng không tăng cân.

Nếu mẹ cho trẻ ăn lượng thức ăn vượt quá khả năng tiêu hóa của bé khiến những phần thức ăn này không thể hấp thụ hết vào cơ thể khiến bé no hoặc gây tiêu chảy làm bé chướng bụng, khó tiêu nên không chịu uống sữa, rối loạn tiêu hóa, không tăng cân thậm chí sụt cân. 

Ngoài chế độ ăn không đúng làm bé 8 tháng chậm tăng cân thì viêm mũi họng cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn do mệt ốm. Nếu trẻ không được điều trị đúng cách hay điều trị bằng thuốc kháng sinh trong thời gian dài … đều dễ gây loạn khuẩn đường ruột làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa và hấp thu khiến bé 8 tháng chậm tăng cân.

Xem thêm: Bé sơ sinh bị chậm tăng cân, mẹ cần làm gì để khắc phục?

2. Trẻ 8 tháng chậm tăng cân nên ăn gì để cải thiện?

Thực đơn dinh dưỡng chuẩn nhất cho bé 8 tháng chậm tăng cân
Thực đơn dinh dưỡng chuẩn nhất cho bé 8 tháng chậm tăng cân

Ở giai đoạn này, bé 8 tháng chậm tăng cân vẫn bú sữa mẹ, đây vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng bên cạnh thực đơn cho bé 8 tháng tăng cân. Nguồn dinh dưỡng cho trẻ từ sữa chiếm khoảng 50% và 50% còn lại từ thức ăn dặm. Thực đơn hàng ngày của trẻ cần đủ 4 nhóm chất cơ bản là tinh bột, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất. Dưỡng chất này sẽ giúp trẻ phát triển nhanh cả về thể chất và trí não, giúp trẻ khỏe mạnh và tăng cân đều.

Mẹ nên cho trẻ ăn dặm từ từ, ăn loãng rồi đặc dần, ăn ngọt rồi mới ăn mặn. Một ngày khẩu phần ăn của trẻ là 700-900 ml sữa bao gồm cả bú mẹ, sữa công thức, sữa chua… và 2 – 3 bữa bột,  mỗi bát bột sẽ gồm có 20g bột gạo (khoảng 2 thìa cà phê), 20g thịt hoặc tôm, cá, trứng… cùng với 5g dầu mỡ (một thìa cà phê) và rau xanh. Các bữa bột này thay đổi với các loại thức ăn khác nhau, không nên cho trẻ ăn 1 loại bột cả ngày vì khiến bé cảm thấy chán. Nếu trẻ uống sữa công thức thì mẹ nên chọn loại sữa có thành phần các chất dinh dưỡng, mùi vị giống với sữa mẹ hoặc nên đổi sữa nếu trẻ có vấn đề về dị ứng hoặc tiêu hóa như là tiêu chảy, nôn trớ, táo bón…

Mẹ có thể dựa vào thói quen ăn uống của trẻ và sinh hoạt của gia đình để lên thời gian biểu ăn uống hợp lý cho bé. Dưới đây là gợi ý thời gian biểu mà mẹ có thể tham khảo:

  • Bữa sáng chính: 6h30 – 7h30h sáng
  • Bữa phụ 1: 9h sáng
  • Bữa trưa: 11h30 – 12h
  • Bữa phụ 2: 2h – 3h
  • Bữa tối: 6h
  • Bữa phụ 3: 21h

Trong đó trẻ được bú mẹ ít nhất là 5 cữ hoặc 700-900 ml sữa công thức.

Trẻ 8 tháng chậm tăng cân cần được kiểm soát lượng sữa hấp thụ vào cơ thể
Trẻ 8 tháng chậm tăng cân cần được kiểm soát lượng sữa hấp thụ vào cơ thể

Nếu mẹ muốn tăng sữa cho trẻ, thì mẹ nên tận dụng cơ hội khi trẻ khát để dỗ trẻ uống sữa. Số lượng sữa uống mỗi lần sẽ tăng ít một để trẻ thích nghi dần. Sau khi uống sữa khoảng 2 tiếng thì mẹ có thể cho trẻ ăn bột, và sau khi ăn bột khoảng 3 tiếng mẹ lại có thể cho trẻ uống tiếp sữa. Đến giai đoạn này, trẻ 8 tháng tuổi nên bắt đầu tập ăn lợn cợn, tập ăn thô, nhai thô dần dần, để đến 9 – 10 tháng tuổi, trẻ có thể ăn các loại thức ăn có kích thước bằng ngón tay, nhai thô tốt hơn.

Tất cả các loại sữa công thức cho trẻ dưới 12 tháng tuổi có thành phần các chất dinh dưỡng cơ bản giống nhau do chúng đều được sản xuất với thành phần được quy định sẵn theo tiêu chuẩn quốc tế. Mẹ chỉ nên đổi sữa khi trẻ gặp các vấn đề dị ứng hoặc tiêu hóa như tiêu chảy, nôn trớ, táo bón…

Mẹ cần biết tốc độ tăng cân của trẻ sẽ giảm dần khi trẻ lớn lên, mẹ nên biết điều này để không sốt ruột. Ngoài chế độ ăn hàng ngày và để giúp trẻ hạn chế được các bệnh lý thường gặp ở giai đoạn này như các bệnh đường tiêu hóa, tăng sức đề kháng đường tiêu hóa của trẻ thì mẹ có thể chọn bổ sung dưỡng chất từ men tiêu hóa. Men vi sinh này chứa các loại lợi khuẩn giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn, hấp thu dưỡng chất tốt hơn, ăn ngon miệng nhờ đó mà tăng cân đều.

Mẹ nên chọn men vi sinh có chứa hai loại lợi khuẩn là Probiotics và Prebiotics. Trong đó Probiotics là chất xơ hòa tan từ thực vật, Prebiotics là nguồn thức ăn tự nhiên của lợi khuẩn, đảm bảo lợi khuẩn phát triển tốt nhất trong đường ruột. Bên cạnh đó nên chọn men vi sinh được sản xuất bằng công nghệ Lab2Pro, công nghệ tiên tiến giúp lợi khuẩn sống sót tốt trong đường ruột. Đây là hỗ trợ hiệu quả, an toàn giúp bé 8 tháng chậm tăng cân có thể hấp thu dưỡng chất tốt nhất, cải thiện nhưng tình trạng chậm tăng cân.

Khi đã có câu trả lời cho băn khoăn: Bé 8 tháng chậm tăng cân phải làm sao, hẳn cha mẹ đã biết cách chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ để trẻ có thể lớn nhanh, mạnh khỏe.

Phần tiếp theo: Nguyên nhân khiến bé 10 tháng chậm tăng cân

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.