Bé bị táo bón sau tiêu chảy – Mẹ cần làm gì để khắc phục?

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
14 Tháng bảy 2022

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
1846

Không ít trường hợp bé bị táo bón sau tiêu chảy, tuy vậy nhiều bố mẹ vẫn khó lý giải được nguyên nhân, cũng như chưa biết phải làm sao để cải thiện tình trạng này. Nếu cũng có cùng thắc mắc như vậy, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về hiện tượng này nhé.

1. Nguyên nhân của tình trạng bé bị táo bón sau tiêu chảy

Vì sao trẻ lại bị táo bón sau khi mắc tiêu chảy?
Vì sao trẻ lại bị táo bón sau khi mắc tiêu chảy?

Có 2 nguyên nhân điển hình khiến bé bị táo bón sau tiêu chảy, đó là:

1.1. Do cơ thể bé bị mất nước

Khi bé bị tiêu chảy, sẽ bị mất nhiều nước, nếu bố mẹ không bổ sung đủ lượng nước cơ thể cần hoặc bé bú không đủ, thì sẽ khiến cơ thể bị thiếu nước, làm kích thích ruột già hút nước từ phân nhiều hơn, dẫn tới phân bị khô, cứng, ứ đọng lại trong đại tràng và khó tống ra ngoài qua đường đại tiện, sinh ra táo bón.

1.2. Do tác dụng phụ của thuốc điều trị tiêu chảy

Tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị tiêu chảy làm cho phân trẻ bị khô cứng, thậm chí còn bị táo bón. Quá trình điều trị tiêu chảy sử dụng thuốc liều cao trong thời gian dài hoặc dùng quá liều cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón sau tiêu chảy.

2. Phải làm gì khi bé bị táo bón sau tiêu chảy?

Khi bé bị táo bón sau tiêu chảy, nếu bố mẹ không biết phải làm gì để cải thiện tình trạng này, thì dưới đây là một số biện pháp có thể tham khảo như:

2.1. Bổ sung nước cho bé

Khắc phục tình trạng táo bón sau tiêu chảy cho bé bằng cách bổ sung đủ nước
Khắc phục tình trạng táo bón sau tiêu chảy cho bé bằng cách bổ sung đủ nước

Thông thường, bé chỉ uống nước khi thấy khát. Tuy nhiên, thói quen này sẽ không đáp ứng đủ lượng nước cơ thể trẻ cần mỗi ngày. Vì vậy, bố mẹ nên tập cho trẻ uống nước nhiều hơn, đặc biệt là trong thời gian bé bị táo bón sau tiêu chảy, sẽ giúp làm mềm phân, thúc đẩy nhu động ruột, bé đi ngoài dễ hơn.

Với những trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, thì ngoài việc cho trẻ bú đủ, mẹ còn nên bổ sung thêm các loại rau xanh, củ quả trong chế độ ăn để trẻ hấp thu qua sữa mẹ.

2.2. Bổ sung rau xanh, trái cây vào khẩu phần ăn hàng ngày

Trong rau xanh và trái cây chứa hàm lượng chất xơ dồi dào, giúp làm mềm phân, tăng kích thước phân, đồng thời giúp hạn chế và ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến đường ruột, ngăn ngừa ung thư đại, trực tràng

Ở mỗi lứa tuổi thì lượng chất xơ cần bổ sung cho trẻ lại khác nhau, cụ thể:

  • Trẻ dưới 5 tuổi: Cần bổ sung chất xơ 15g/ngày
  • Trẻ từ 5 – 11 tuổi: 20g/ngày
  • Trẻ từ 11 – 16 tuổi: 25g/ngày

2.3. Tăng cường cho trẻ vận động

Tăng cường vận động sẽ hạn chế tình trạng táo bón sau tiêu chảy của trẻ
Tăng cường vận động sẽ hạn chế tình trạng táo bón sau tiêu chảy của trẻ

Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên không chỉ tốt cho việc lưu thông máu, mà còn kích thích nhu động ruột hoạt động, từ đó việc đẩy phân ra ngoài sẽ dễ dàng hơn, giúp bé bị táo bón sau tiêu chảy cải thiện nhanh chóng.

Với trẻ dưới 1 tuổi chưa thể tự mình vận động được, thì bố mẹ nên tập cho con theo động tác đạp xe. Còn những trẻ trên 1 tuổi thì nên khuyến khích con tự đi bộ, chạy nhảy hay các bài tập thể dục nhẹ nhàng phù hợp với lứa tuổi.

2.4. Tập cho trẻ thói quen đi tiêu hàng ngày

Không chỉ đến khi bé bị táo bón sau tiêu chảy, mà ngay cả lúc bình thường, mẹ cũng nên tập cho con thói quen đi đại tiện vào một khung giờ nhất định, đặc biệt là vào buổi sáng, sau khi thức dậy. Việc này không chỉ phòng ngừa táo bón mà còn giúp đào thải phân và các độc tố tích tụ suốt 1 ngày đêm ra ngoài, và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

2.5. Dạy cho bé tư thế ngồi đại tiện đúng cách

Theo các chuyên gia thì tư thế ngồi xổm tự nhiên khi đi đại tiện sẽ giúp bé phòng tránh được bệnh trĩ, táo bón, và các bệnh về khung xương chậu. Do lúc này góc hậu môn không bị thắc, việc đẩy phân ra ngoài sẽ dễ dàng, nhẹ bụng hơn.

Nên tập tư thế ngồi đại tiện đúng cách cho trẻ từ khi còn nhỏ. Nhất là những lúc trẻ bị táo bón, tư thế này cũng giúp bé không phải gồng, rặn nhiều, đi đại tiện nhẹ nhàng hơn.

2.6. Động tác massage bụng

Mẹ nên chăm massage bụng cho trẻ để giảm thiểu táo bón sau tiêu chảy
Mẹ nên chăm massage bụng cho trẻ để giảm thiểu táo bón sau tiêu chảy

Thực hiện các động tác massage bụng cũng là cách giúp bé bị táo bón sau tiêu chảy thuyên giảm nhanh chóng. Các mẹ nên massage bụng cho con sau bữa ăn khoảng 1 tiếng sẽ có tác dụng tốt nhất.

Có nhiều bài tập massage bụng đơn giản cho trẻ táo bón. Một trong số đó phổ biến nhất là theo kiểu “I Love U”. Mẹ massage bụng cho bé mô phỏng theo các chữ cái “I, L, U”.

2.7. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị táo bón

Ngoài ra, sử dụng các sản phẩm hỗ trợ cũng là giải pháp được nhiều bố mẹ lựa chọn khi bé bị táo bón sau tiêu chảy. Các thực phẩm chức năng này hầu hết đều chiết xuất từ tự nhiên, nên an toàn cho trẻ, với các thành phần hỗ trợ điều trị táo bón hiệu quả. Sau thời gian sử dụng, kết hợp với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt như vừa nêu trên, thì trẻ sẽ thấy tiến triển rõ rệt. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, bố mẹ nên tìm hiểu kỹ loại thực phẩm phù hợp với con.

2.8. Đi khám bác sĩ

Bé bị táo bón kéo dài sau tiêu chảy mẹ nên cho bé đi khám
Bé bị táo bón kéo dài sau tiêu chảy mẹ nên cho bé đi khám

Nếu đã áp dụng các biện pháp trên, mà tình trạng táo bón của trẻ vẫn kéo dài, không được cải thiện hoặc kèm theo các dấu hiệu sau, thì nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời:

  • Táo bón kèm nôn trớ, sốt cao, ngủ quấy khóc, ngủ không sâu giấc
  • Hậu môn bị rách, phân vón cục, kèm theo máu trong phân
  • Sút cân kéo dài, biếng ăn, chậm lớn
  • Táo bón tái lại liên tục.

3. Lưu ý điều trị cho bé bị táo bón sau tiêu chảy

  • Bổ sung đủ nước mỗi ngày cho trẻ, giúp điều hòa hoạt động cơ thể, ngăn ngừa táo bón
  • Tăng cường chất xơ từ rau xanh, hoa quả. Bên cạnh đó là các thực phẩm cung cấp vitamin, khoáng chất giúp trẻ tăng sức đề kháng, khỏe mạnh hơn
  • Hạn chế các đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, thực phẩm khó tiêu, gây nóng như bim bim, đồ ăn đông lạnh, cay nóng
  • Tránh ăn các loại thịt đỏ, vì có chứa sắt làm phân cứng hơn
  • Không tự ý mua men vi sinh, men tiêu hóa hay thuốc uống, thụt hậu môn tự điều trị tại nhà, mà chưa có sự chỉ định hay cho phép của bác sĩ.

Hy vọng thông qua bài viết, bố mẹ đã hiểu hơn về tình trạng bé bị táo bón sau tiêu chảy, cũng như có các biện pháp cải thiện và phòng ngừa hiệu quả, giúp con luôn có hệ tiêu hóa khỏe mạnh và phát triển tốt nhất.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.