Biến chứng có thể gặp khi bé bị viêm phế quản thở khò khè

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
10 Tháng chín 2024

Lần cập nhật cuối:
13 Tháng chín 2024

Số lần xem:
92

Ho, khó thở, thở khò khè là một trong nhiều triệu chứng mà trẻ gặp khi bị viêm phế quản nếu không được kiểm soát điều trị sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí bé bị viêm phế quản thở khò khè có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu về bệnh lý này trong nội dung dưới đây.

Thông tin chi tiết về vấn đề viêm phế quản thở khò khè ở trẻ
Thông tin chi tiết về vấn đề viêm phế quản thở khò khè ở trẻ

1. Viêm phế quản thở khò khè là gì?

Viêm phế quản là bệnh đường hô hấp khá phổ biến, bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi thời tiết trở lạnh. Viêm phế quản gây viêm nhiễm phổi và tắc nghẽn đường thở, dẫn đến triệu chứng thở khò khè. Âm thanh khò khè thường phát ra từ phần cổ họng của trẻ khi thở ra. Tình trạng này là do niêm mạc ống phế quản sẽ bị sưng, tạo ra phù nề và tiết dịch từ đó gây hẹp đường thở của trẻ làm cản trở sự lưu thông không khí và gây ra tiếng thở khò khè.

Xem thêm: Viêm phế quản ở trẻ em: Cần phát hiện sớm để điều trị

2. Triệu chứng của viêm phế quản thở khò khè ở bé như thế nào?

Viêm tiểu phế quản thường bắt đầu với những dấu hiệu rất mờ nhạt, nhưng thở khò khè lại là triệu chứng đặc biệt cần chú ý. Việc nhận diện sớm các dấu hiệu này sẽ giúp cha mẹ bảo vệ sức khỏe của bé tốt hơn.

Dấu hiệu nhận biết trẻ đang bị viêm phế quản thở khò khè
Dấu hiệu nhận biết trẻ đang bị viêm phế quản thở khò khè
  • Trẻ bị sốt: Sốt ở trẻ là biểu hiện của cơ thể trẻ đang chống lại tác nhân gây viêm. Khi bị viêm phế quản, trẻ có thể sốt sốt vừa hoặc sốt cao.
  • Trẻ bị mệt mỏi, ủ rũ: Do bị sốt cao và ho nhiều nên trẻ bị mệt mỏi, biếng ăn, bỏ bú, cơ thể yếu…
  • Trẻ bị ho: Ho là một trong số các triệu chứng của viêm phế quản, ban đầu trẻ ho khan sau đó chuyển thành ho có đờm. Đờm thường có màu trắng trong hoặc màu xanh, ngả vàng.
  • Trẻ thở nhanh: Ngoài dấu hiệu thở khò khè, thì viêm phế quản cũng khiến giảm diện tích đường thở và đây là nguyên nhân khiến cho trẻ phải thở nhanh hơn để đáp ứng nhu cầu không khí của phổi.
  • Lồng ngực bị rút lõm: Bác sĩ sẽ căn cứ vào dấu hiệu này để đánh giá trình trạng khó thở ở trẻ. Đây được xem là biến chứng nguy hiểm của viêm phế quản. Do đó, khi thấy có dấu hiệu này, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

3. Biến chứng có thể gặp khi trẻ bị viêm phế quản thở khò khè

Trẻ thở khò khè khi mắc bệnh viêm phế quản liệu có nguy hiểm không?
Trẻ thở khò khè khi mắc bệnh viêm phế quản liệu có nguy hiểm không?

Viêm phế quản thở khò khè ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiêm sau đây:

  • Suy hô hấp: Nếu tình trạng khó thở, thở khò khè kéo dài đặc biệt khi đờm tích tụ ngày một nhiều khiến việc thở càng khó khăn, không đáp ứng đủ lượng oxy cần thiết. Lúc này, trẻ sẽ bị rút lõm lồng ngực, thở nhanh, cánh mũi phập phồng và những triệu chứng do thiếu oxy.
  • Viêm phổi: Viêm phế quản tiến triển có thể gây lan rộng nhiễm trùng và nguy hiểm là gây viêm phổi. Lúc này, phổi sẽ dần bị xơ hóa, tái cấu trúc khiến viêm nhiễm có thể tái phát nhiều lần.
  • Nhiễm khuẩn huyết: Viêm phế quản gây biến chứng nhiễm khuẩn huyết có thể xay ra khi vi khuẩn xâm nhập vào máu dễ dàng tấn công vào nhiều cơ quan nội tạng, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Nếu trẻ xuất hiện những triệu chứng nhiễm khuẩn huyết sau như thở nhanh, tim đập nhanh, sốt cao không đáp ứng với thuốc, nôn ói, tiêu chảy, rối loạn tâm thần, đau dạ dày, rùng mình,… cha mẹ cần sớm đưa trẻ đi cấp cứu.

4. Chăm sóc và điều trị bé bị viêm phế quản thở khò khè

4.1. Điều trị

Các phương pháp điều trị viêm phế quản có dấu hiệu thở khò khè cho bé
Các phương pháp điều trị viêm phế quản có dấu hiệu thở khò khè cho bé

Bệnh viêm phế quản thở khò khè ở trẻ em do virus gây ra thường được điều trị triệu chứng như dùng thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau, thuốc loãng đờm và mở rộng đường thở giúp trẻ dễ chịu hơn, ngăn ngừa biến chứng bệnh. Đa phần các trường hợp viêm phế quản do virus sẽ tự khỏi, việc tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ là rất cần thiết và có vai trò quan trọng trong điều trị.

Nếu viêm phế quản do vi khuẩn gây ra thì cần điều trị bằng kháng sinh với liều lượng và số lần sử dụng phù hợp với tình trạng bệnh cũng như cân nặng, độ tuổi, sức khỏe của trẻ do bác sĩ chỉ định. Vi khuẩn gây bệnh thường gây biến chứng nặng hơn so với virus nên cần theo dõi sát sao, có thể cho trẻ nhập viện nếu nhiễm khuẩn nặng.

4.2. Chăm sóc

Không chỉ điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ mà cha mẹ cần kết hợp với chăm sóc để trẻ nhanh phục hồi do lúc này trẻ mất nước do sốt cao, sức đề kháng kém, cơ thể mệt mỏi suy kiệt.

Cách chăm sóc cho bé có triệu chứng thở khò khè khi đang bị viêm phế quản
Cách chăm sóc cho bé có triệu chứng thở khò khè khi đang bị viêm phế quản

Đầu tiên là cha mẹ nên bổ sung đủ dinh dưỡng cho trẻ qua các bữa ăn, với trẻ chỉ bú mẹ thì mẹ nên ăn đầy đủ chất. Thực phẩm tốt cho trẻ có tôm cá, chất béo lành mạnh như chất béo thực vật, cá hồi,… rau xanh và trái cây để bổ sung vitamin tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, nên cho trẻ uống nhiều nước lọc để giảm sốt, hạn chế tình trạng mất nước. Đặc biệt với trẻ bị sốt cao, tiêu chảy kèm theo nên bổ sung oresol để bù điện giải.

Bên cạnh các thực phẩm tốt cho trẻ thì cha mẹ cũng cần tránh cho trẻ ăn những thực phẩm không tốt. Những nhóm thực phẩm  nên hạn chế cho trẻ ăn trong thời gian mắc bệnh là nước ngọt, bánh kẹo, thực phẩm nhiều chất xơ… Nước ngọt có gas sẽ khiến tình trạng tiêu chảy thêm trầm trọng, trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa. Thức ăn chứa nhiều chất xơ, khó tiêu hóa, ít dinh dưỡng,… không những không đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ mà còn khiến hệ tiêu hóa phải làm việc nhiều hơn.

Do mệt mỏi nên trẻ dễ sinh ra chán ăn, kém hấp thu, do đó mà cha mẹ cần chế biến món ăn và sắp xếp các bữa ăn phù hợp như chế biến món ăn ở dạng cháo, nước, bột nhừ, loãng dễ tiêu hóa và hấp thụ. Các bữa ăn chia thành nhiều bữa ăn trong ngày với số lượng thức ăn giảm đi để trẻ dễ hấp thu hơn.

Để đảm bảo sức khỏe cho bé bị viêm phế quản thở khò khè, phụ huynh cần đưa bé đi khám ngay khi phát hiện triệu chứng bất thường. Chẩn đoán và điều trị sớm giúp hạn chế nguy cơ bệnh tiến triển thành các vấn đề hô hấp nghiêm trọng hơn.

Bài viết liên quan:

Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên   

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Để lại một bình luận