Đau lưng cấp: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
18 Tháng tư 2023

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
1434

Các cơn đau lưng cấp tính dù chỉ diễn ra trong khoảng vài ngày hay vài tuần nhưng lại trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Một số trường hợp đau lưng còn là dấu hiệu của các bệnh lý xương khớp nguy hiểm và cần phải có biện pháp can thiệp sớm. Cùng tìm hiểu chi tiết về hiện tượng này trong bài viết dưới đây nhé.

1. Bệnh đau lưng cấp là gì?

Đau lưng cấp xuất hiện đột ngột kèm theo những triệu chứng khác
Đau lưng cấp xuất hiện đột ngột kèm theo những triệu chứng khác

Đau lưng cấptình trạng đau lưng xuất hiện đột ngột đi kèm với những triệu chứng khác nhưng ngắn hạn. Một số trường hợp chỉ đau vài ngày, trong khi có trường hợp cần tới vài tháng để triệu chứng biến mất hoàn toàn.

Đau lưng cấp có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do chấn thương, lao động nặng, chơi thể thao sai cách, các bệnh cột sống,… Tuy nhiên cũng có rất nhiều trường hợp không xác định được nguyên nhân gây đau.

Hầu hết mọi người đều có nguy cơ gặp phải một hay nhiều cơn đau lưng cấp trong đời. Tình trạng này có xu hướng chuyển sang mạn tính nếu không được kiểm soát tốt.

2. Nguyên nhân đau lưng cấp tính

Nguyên nhân đau lưng cấp có thể do các bệnh lý về cột sống, xương khớp
Nguyên nhân đau lưng cấp có thể do các bệnh lý về cột sống, xương khớp

Phần lớn những cơn đau lưng cấp tính thường là hậu quả của những tác động mạnh lên cột sống trong khi tập thể dục thể thao hoặc đang thực hiện các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Ngoài ra, các yếu tố dưới đây sẽ làm gia tăng nguy cơ khởi phát các cơn đau lưng cấp:

  • Các bệnh về cột sống như thoát vị đĩa đệm lưng, thoái hóa cột sống, gai cột sống,…
  • Viêm khớp nhiễm trùng
  • Loãng xương
  • Khối u
  • Sinh hoạt sai tư thế, hay vận động quá sức,…
  • Chấn thương do tai nạn, té ngã, va chạm mạnh khi chơi thể thao.
  • Tính chất công việc yêu cầu phải ngồi hay đứng một chỗ trong khoảng thời gian dài, khuân vác nặng nhọc,…
  • Thay đổi tư thế đột ngột làm cột sống và đĩa đệm bị lệch.
  • Lối sống lười vận động, mang giày dép quá cao,…

3. Triệu chứng bệnh đau lưng cấp tính

Người bị đau lưng cấp tính dễ bị căng cứng lưng, đau nhói khi nâng đồ
Người bị đau lưng cấp tính dễ bị căng cứng lưng, đau nhói khi nâng đồ

Các triệu chứng đau lưng cấp tính mà người bệnh có thể gặp phải như:

  • Đau nhức âm ỉ hoặc đau nhói ở vùng lưng. Đau đột ngột hoặc nghiêm trọng hơn khi nâng vác vật nặng, ngồi hoặc nằm bất động, thay đổi tư thế đột ngột
  • Cơn đau khu trú hay đau dọc cột sống, có thể lan rộng từ lưng qua hông, hoặc lan xuống mông và các chi
  • Người bệnh gặp nhiều khó khăn khi đứng thẳng, cúi gập người, xoay hay vặn mình,..
  • Cơn đau có thể trở nặng vào buổi sáng kèm theo tình trạng căng cứng lưng.

Ngoài ra, tùy theo nguyên nhân gây bệnh đau lưng cấp và mức độ nghiêm trọng, các triệu chứng đi kèm có thể xuất hiện như:

  • Căng cứng cơ tại khu vực quanh cột sống, hông và xương chậu
  • Cơ lưng bị yếu, cảm giác tê bì hoặc châm chích
  • Đau kèm cảm giác bỏng rát hoặc ngứa ran từ vùng thắt lưng tới cẳng chân, các ngón chân
  • Khó khăn khi đi vệ sinh
  • Sốt
  • Viêm hay sưng tấy trên vùng da lưng
  • Sụt cân.

4. Đau lưng cấp có nguy hiểm không?

Đau lưng cấp nếu không được điều trị cẩn thận sẽ chuyển sang mạn tính
Đau lưng cấp nếu không được điều trị cẩn thận sẽ chuyển sang mạn tính

Đa phần trường hợp bệnh nhân bị đau lưng cấp đều không nguy hiểm. Cơn đau sẽ thuyên giảm khi người bệnh nghỉ ngơi và áp dụng đúng cách các biện pháp chăm sóc đúng cách . Tuy nhiên, tình trạng này có thể tái phát nhiều lần, nhất là khi đau lưng khởi phát do bệnh lý, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt, công việc của người bệnh.

Trong trường hợp các cơn đau lưng tái phát nhiều lần, nếu trì hoãn điều trị, người bệnh có thể đối mặt với các biến chứng như:

  • Đau lưng chuyển sang mạn tính
  • Mất ngủ, mệt mỏi kéo dài, suy nhược cơ thể
  • Suy yếu cơ, giảm khả năng vận động
  • Khi tình trạng tiến triển có thể dẫn đến liệt các chi.

5. Phương pháp chẩn đoán

Các nguyên nhân gây đau lưng cấp thường không rõ ràng. Do đó, bác sĩ sẽ dựa trên tiền sử bệnh lý cùng với thăm khám để xác định nguyên nhân gây bệnh.

Để chẩn đoán đau lưng cấp tính, bác sĩ cần phải khai thác tiền sử bệnh
Để chẩn đoán đau lưng cấp tính, bác sĩ cần phải khai thác tiền sử bệnh

Khai thác tiền sử bệnh lý và chức năng vận động

Bác sĩ thường yêu cầu người bệnh trả lời các vấn đề như: triệu chứng xuất hiện khi nào, vị trí bị đau nhiều, tình trạng va đập hay chấn thương trước đó,…

Sau khi có được các thông tin cần thiết, người bệnh sẽ thực hiện một số động tác cơ bản như cúi người, ngả về phía sau, xoay trái, xoay phải,… kết hợp với ấn mạnh vào các vị trí dọc sống lưng để kiểm tra phản ứng của bệnh nhân. Từ đó, bác sĩ có thể xác định được mức độ đau và các vị trí đau bị ảnh hưởng.

Chẩn đoán hình ảnh

Những phương pháp chẩn đoán hình ảnh gồm chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ MRI, chụp cắt lớp CT,… giúp bác sĩ quan sát tình trạng của cột sống lưng và phát hiện những bất thường gây đau lưng cấp như gãy xương, chấn thương, các khối u, gãy xẹp đốt sống, thoái hóa cột sống,…

Xét nghiệm máu

Thực hiện xét nghiệm máu sẽ giúp xác định người bệnh có mắc những vấn đề liên quan tới nhiễm trùng xương hay u tủy xương hay không.

6. Cách điều trị đau lưng cấp tính

Điều trị bệnh đau lưng cấp như thế nào vừa hiệu quả lại nhanh gọn
Điều trị bệnh đau lưng cấp như thế nào vừa hiệu quả lại nhanh gọn

Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng đau lưng cấp? Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến mà bạn có thể tham khảo:

6.1. Biện pháp chăm sóc và giảm đau tại nhà

  • Nghỉ ngơi: Khi cơn đau xuất hiện đột ngột, người bệnh nên dừng công việc và nghỉ ngơi tại chỗ. Điều này giúp làm giảm áp lực lên cột sống và các mô mềm cạnh sống, cải thiện tình trạng căng cơ, qua đó giảm đau hiệu quả.
  • Châm cứu: Đây là cách giảm đau lưng hiệu quả và giúp người bệnh cảm thấy thoải mái tức thì. Bác sĩ sẽ sử dụng những chiếc kim nhỏ tác động lên các huyệt đạo tương ứng, giúp thư giãn cơ thể và giảm đau hiệu quả.
  • Tập thể dục: Trong 1-2 ngày đầu khi cơn đau xuất hiện thì người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh. Những ngày tiếp theo, bạn nên tập thể dục nhẹ nhàng để giúp giải nén dây thần kinh, tăng cường lưu thông máu, thư giãn cơ, gia tăng sức chịu đựng và độ linh hoạt cho xương khớp. Qua đó, người bệnh sẽ bớt đau, cải thiện khả năng vận động.
  • Chườm ấm: Đây là liệu pháp được áp dụng phổ biến trong điều trị đau lưng cấp. Người bệnh có thể dùng khăn ấm hoặc túi chườm ấm để chườm trực tiếp lên vùng lưng bị đau. Nhiệt độ cao sẽ giúp làm ấm và thư giãn cơ lưng và dây thần kinh, nhờ đó giúp cải thiện tình trạng căng cơ, đau lưng.
  • Chườm lạnh: Biện pháp này nên thực hiện ngay sau khi xuất hiện cơn đau khởi phát sau chấn thương. Người bệnh có thể sử dụng túi chườm hay lấy một chiếc khăn bọc đá lại rồi chườm lại vị trí đau khoảng 3 lần/ngày. Mỗi lần từ 15 – 20 phút sẽ giúp giảm đau hiệu quả.
  • Massage: Người bệnh có thể nhờ người nhà massage nhẹ nhàng xung quanh vùng lưng bị đau. Lực tác động từ bàn tay lên lưng có thể giúp lưu thông khí huyết, thư giãn cột sống, cơ và các dây thần kinh, cải thiện tình trạng đau nhức ở lưng. Cách này rất thích hợp với trường hợp đau lưng do tính chất công việc, căng cứng cơ.
  • Kiểm soát tốt cân nặng: Người bệnh nên duy trì cân nặng hợp lý để giúp giảm áp lực lên cột sống. Để làm được điều này, bạn nên quản lý nghiêm ngặt chế độ ăn uống hàng ngày, kết hợp với tập luyện thể dục thể thao hợp lý.

6.2. Sử dụng thuốc

Đau lưng cấp có thể uống thuốc giảm đau không chứa steroid
Đau lưng cấp có thể uống thuốc giảm đau không chứa steroid

Nếu đã áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà nhưng cơn đau vẫn không thuyên giảm, bạn có thể sử dụng thuốc điều trị theo hướng dẫn từ bác sĩ.

Thuốc được sử dụng với các trường hợp đau lưng cấp dữ dội, chủ yếu là paracetamol, thuốc giảm đau không steroid (NSAIDs) như ibuprofen hay naproxen, celecoxib, meloxicam. Ngoài ra, trong một số trường hợp người bệnh được chỉ định dùng thuốc giãn cơ mydocalm hoặc myonal.

6.3. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu được áp dụng phổ biến trong điều trị đau lưng cũng như các bệnh xương khớp khác. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân áp dụng các liệu pháp vật lý trị liệu phù hợp với tình trạng bệnh. Sau khi kết thúc trị liệu, người bệnh sẽ được hướng dẫn các bài tập để ngăn ngừa các cơn đau tái phát.

6.4. Phẫu thuật

Phần lớn trường hợp đau lưng cấp tính không cần phải can thiệp phẫu thuật. Tuy nhiên, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật trong một số trường hợp như đau lưng do hẹp ống sống, gãy xương, thoát vị đĩa đệm, dị tật bẩm sinh ở cột sống, chèn ép tủy sống, lệch cấu trúc xương,… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận động.

7. Cách phòng ngừa bệnh đau lưng cấp

Bổ sung thực phẩm giàu canxi để tăng độ chắc khỏe cho xương, chống đau lưng
Bổ sung thực phẩm giàu canxi để tăng độ chắc khỏe cho xương, chống đau lưng

Bạn có thể hạn chế nguy cơ gặp phải các cơn đau lưng cấp bằng cách thực hiện theo các lời khuyên dưới đây:

  • Duy trì thói quen tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để tăng độ chắc khỏe và linh hoạt cho xương khớp
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung các khoáng chất tốt cho xương như canxi, vitamin D3, magie,…
  • Đảm bảo tư thế đúng trong lao động, học tập, tập thể dục thể thao
  • Khởi động thật kỹ trước khi vận động mạnh, chơi thể thao
  • Bỏ hút thuốc lá
  • Hạn chế mang giày cao gót.

Bên cạnh những biện pháp trên, người bị đau lưng cấp có thể phòng ngừa tình trạng này bằng cách bổ sung canxi và các dưỡng chất tốt cho xương khớp. Một ngày cơ thể cần khoảng 1000mg canxi nên ngoài bổ sung canxi từ thực phẩm, bạn có chọn bổ sung từ viên uống bảo vệ sức khỏe có chứa canxi nano, vitamin D3, MK7 và các dưỡng chất khác như Magie, Mangan, Kẽm, Sắt… Nhờ những canxi nano siêu nhỏ giúp thẩm thấu nhanh và sẽ được đặt vào tận trong xương sẽ làm cho xương chắc khỏe, giúp dự phòng các bệnh về xương khớp trong đó có đau lưng cấp tính.

Hy vọng những thông tin mà bài viết cung cấp đã giúp bạn có thêm kiến thức về bệnh đau lưng cấp cũng như cách điều trị và phòng ngừa để đối phó với tình trạng này nhé!

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.