Đau lưng ở nữ giới là một trong những bệnh lý về xương khớp vô cùng phổ biến hiện nay. Tình trạng này khiến nhiều chị em phụ nữ khó chịu và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đau lưng ở nữ giới?
1. Đau lưng ở nữ giới là bệnh gì?
Theo khảo sát, bệnh đau lưng ở phụ nữ là điều mà chị em phụ nữ có thể gặp ít nhất một lần trong đời. Đây là tình trạng mà chị em phụ nữ xuất hiện các cơn đau nhức khó chịu ở vùng lưng. Nghiêm trọng hơn, các cơn đau có thể kéo dài và lan rộng hơn xuống gần dưới sát mông. Các cơn đau có thể xuất hiện ở khu vực trái hoặc phải hoặc ngay chính giữa lưng, đặc biệt là ở các đốt sống thắt lưng.
Theo các nguyên cứu, có đến 60% – 80% số người bị đau lưng suốt cả cuộc đời, trong số đó tỷ lệ nữ giới chiếm nhiều hơn cả. Bên cạnh đó, bệnh đau lưng cũng có thể xuất hiện tăng dầu theo độ tuổi. Đã có báo cáo chứng minh rằng, tỉ lệ đau lưng ở nữ giới có thể tăng cao ơn sau giai đoạn mãn kinh so với nam giới.
2. Nguyên nhân gây đau lưng ở nữ giới
Các nguyên nhân chính dẫn đến các cơn đau lưng ở nữ giới đó là:
2.1. Do các bệnh cơ xương khớp
Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng đau lưng ở nữ giới đó chính là các bệnh lý liên quan đến bệnh xương khớp như:
- Viêm dây chằng: Tình trạng viêm dây chằng có thể dẫn đến các cơn đau thắt lưng dưới ở phụ nữ. Các cơn đau có thể tăng lên với tần suất nhiều hơn nếu chị em phụ nữ phải bê vác vật nặng.
- Thoái hóa cột sống lưng: Các đốt sống lưng bị thoái hóa, chất lượng xương khớp bị giảm sút cũng là nguyên nhân khiến chị em phụ nữ bị đau lưng. Khi ngồi lâu, cúi người, xoay người hoặc mang vác nặng có thể khiến cho các cơ đau xuất hiện nhiều.
- Thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng: Vị trí dễ xuất hiện các cơn đau nhất đó chính là cột sống thắt lưng L4-L5.
- Loãng xương: Đây là bệnh lý diễn ra do lượng canxi hao hụt theo thời gian và từ đó dẫn đến giòn xương, xốp xương và dễ gãy gây ảnh hưởng đến thắt lưng ở giới. Khi bị loãng xương, người bệnh có thể xuất hiện các cơn đau đột ngột.
- Hội chứng cơ hình lê: Các cơ hình lê ở mông co thắt đẩy hoặc đè lên dây thần kinh tọa gây đau và tê từ thắt lưng đến ngón chân.
- Hội chứng đau cơ xơ hóa: Hội chứng này không chỉ gây đau lưng mà còn có thể xuất hiện triệu chứng mất ngủ, mệt mỏi, trầm cảm.
2.2. Mang thai và sinh nở
Nguyên nhân tiếp theo dẫn đến tình trạng đau lưng ở phụ nữ đó chính là quá trình mang thai và sinh nở. Bởi khi cân nặng của bà mẹ tăng nhanh, vùng lưng sẽ là khu vực chịu rất nhiều áp lực và dẫn đến đau mỏi, nhất là khu vực thắt lưng.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ sản sinh ra các hormone làm mềm và giãn nở dây chằng, xương chậu để em bé dễ dàng chui ra. Đó cũng chính là lý do khiến lưng của chị em phụ nữ bị đau.
2.3. Bệnh phụ khoa
Một số bệnh lý phụ khoa mà chị em gặp phải cũng có thể là lý do khiến đau lưng dưới ở phụ nữ như: viêm cổ tử cung, sa tử cung, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung. Bên cạnh đó, khi chị em phụ nữ bước vào giai đoạn kinh nguyệt, sự thay đổi của nội tiết tố hay hormone cũng có thể gây ra tình trạng đau lưng. Cùng với các cơn đau lưng, một số triệu chứng khác mà các bạn nữ có thể gặp phải đó là:
- Đau bụng nhẹ, âm ỉ hoặc dữ dội.
- Chướng bụng
- Đau tức vùng ngực
- Cơ thể mệt mỏi
- Xuất hiện mụn trứng cá.
2.4. Bệnh suy thận
Biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh suy thận đó chính là các cơn đau quặn thắt ở khu vực thắt lưng. Cơn đau có thể lan rộng đến các khu vực hố chậu, mông đùi và bàn chân. Người bị bệnh có thể đau ở khu vực lưng bên trái hoặc bên phải, tùy vào khu vực thận bị tổn thương.
Một số triệu chứng khác khi bị suy thận đó là: cảm, sốt, tiểu buốt, tiểu rát,..
2.5. Chấn thương
Chấn thương cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau lưng ở nữ giới. Khi bạn gặp các chấn thương do tai nạn lao động, tai nạn giao thông thì tình trạng đau lưng cũng có thể xuất hiện. Nguyên nhân gây ra đau lưng có thể đến từ tổn thương mô mềm, tổn thương hệ thần kinh hoặc do tác động lực mạnh dẫn đến lệch hay xẹp đốt sống.
2.6. Các nguyên nhân khác gây đau lưng ở nữ giới
Một số nguyên nhân khác khiến phụ nữ bị đau lưng đó là:
- Làm việc sai tư thế
- Ít đi lại vận động hay ngồi quá lâu ở một tư thế
- Ngồi xổm hoặc ngồi vắt chéo chân
- Tăng cân, béo phì
- Căng thẳng, stress.
3. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh
Đau lưng có thể gặp phải ở bất kỳ người phụ nữ nào, tuy nhiên có những đối tượng sau đây có nguy cơ mắc bệnh cao hơn cả, cụ thể:
- Nữ giới trong độ tuổi trung niên và người cao tuổi
- Phụ nữ có thai
- Nhân viên văn phòng
- Người lao động chân tay, nhất là mang vác nặng
- Người bị thừa cân, béo phì
- Người bị bệnh lý về phụ khoa, thận, xương khớp
- Người thường xuyên đi giày cao gót.
4. Phụ nữ bị đau lưng có nguy hiểm không?
Đau lưng ở phụ nữ không phải là một bệnh lý mà đó là một triệu chứng, một dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp các bệnh lý khác. Do đó, ngay khi xuất hiện các cơn đau lưng bất thường, chị em phụ nữ cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời.
Đối với các trường hợp nghi mắc các vấn đề bị xương khớp, tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng chị em phụ nữ sẽ gặp phải những khó khăn, vận động, hoặc liệt,… Còn đối với các trường hợp bị các bệnh lý phụ khoa, chị em phụ nữ có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh nở sau này.
5. Chẩn đoán đau lưng ở nữ giới
Khi thấy các cơn đau lưng kéo dài hơn 48 giờ và mức độ tăng nặng hơn, chị em nên chủ động đi thăm khám để được chẩn đoán cụ thể. Bước đầu, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng bệnh, tiền sử bệnh lý và chấn thương,… để đưa ra kết luận ban đầu.
Sau đó, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân tiến hành chụp chiếu và thực hiện các xét nghiệm liên quan để xác định chính xác nguyên nhân gây đau lưng.
- Chụp X-quang: giúp xác định các vấn đề về xương khớp như gãy xương, đốt sống,…
- Chụp cắt lớp vi tính (CT) và Chụp cộng hưởng từ (MRI): sẽ cung cấp các hình ảnh về xương, cơ, mô, dây chằng, dây thần kinh và mạch máu.
- Xét nghiệm máu, nước tiểu: Giúp xác định nguyên nhân gây đau lưng xuất phát từ các bệnh lý khác hoặc do nhiễm trùng.
- Đo mật độ xương: xác định bệnh loãng xương.
6. Cách trị bệnh đau lưng ở phụ nữ
Chị em phụ nữ có thể áp dụng các biện pháp dưới đây để điều trị bệnh đau lưng ở phụ nữ:
6.1. Nghỉ ngơi và chườm hoặc massage
Khi bị đau lưng, chị em nên nghỉ ngơi và hạn chế hoạt động ít nhất 3 ngày đầu để các cơn đau thuyên giảm. Song song với đó, bạn có thể kết hợp với các biện pháp chườm nóng, chườm lạnh hoặc massage nhẹ nhàng để cảm thấy thoải mái hơn.
- Chườm lạnh: Cho đá lạnh vào túi hoặc đặt khăn trong tủ lạnh rồi chườm từ từ tại vùng lưng bị đau. Chỉ nên chườm trong 48 giờ đầu kể từ khi chấn thương.
- Chườm nóng: Sử dụng túi chườm nóng hoặc khăn ấm đặt trực tiếp lên vùng lưng bị đau vừa kích thích lưu thông máu, vừa giảm đau hiệu quả.
- Massage: Người bệnh nằm sấp, dùng 2 bàn tay xòe rộng xoa tròn, xát dọc, xát ngang lên vùng lưng bị đau. Sao đó, dùng ngón tay bóp mạnh vào phần lưng bị co cứng giúp lưu thông mạch máu. Mu bàn tay vừa day vừa ấn mạnh sao cho vùng da xoay đều theo tay.
6.2. Sử dụng thuốc giảm đau lưng cho phụ nữ
Tùy vào tình trạng đau lưng mà người bệnh có thể dùng thuốc Tây theo chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc thường được kê đơn gồm: thuốc giảm đau (Paracetamol, Aspirin, Efferalgan…), thuốc kháng viêm không chứa steroid (Ibuprofen, Meloxicam, Fenoprofen..), thuốc giãn cơ,…
Tuy thuốc Tây đem lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng, nhưng có thể gây tác dụng phụ cho cơ thể. Vì thế, người bệnh chỉ uống thuốc sau khi thăm khám và được bác sĩ kê đơn.
6.3. Phẫu thuật chữa đau lưng ở nữ giới
Với những nguyên nhân gây đau lưng do thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, cột sống bị lệch hoặc biến dạng, hoặc xuất hiện biến chứng chèn ép tủy sống … gây các cơn đau thường xuyên và kéo dài, các biện pháp khác không còn tác dụng thì bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật phổ biến hiện nay là mổ nội soi và mổ hở.
6.4. Vật lý trị liệu chữa đau lưng ở nữ giới
Phương pháp này có hiệu quả với bệnh xương khớp nói chung và đau lưng nói riêng. Nếu kiên trì điều trị đúng phương pháp có thể giúp cải thiện được 80% – 90% tình trạng đau lưng ở nữ giới. Một số phương pháp vật lý trị liệu thường được áp dụng như:
- Kéo giãn cột sống
- Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT)
- Nắn xương
- Massage Shiatsu
- Châm cứu
- Yoga giảm đau cho phụ nữ
6.5. Mẹo dân gian chữa đau lưng ở nữ giới
Chị em có thể áp dụng các mẹo dân gian chữa đau lưng từ cây nhà lá vườn vừa an toàn, vừa giúp giảm đau hiệu quả. Một số mẹo chữa đau lưng ở nữ giới đơn giản, phổ biến như:
- Sắc nước lá đinh lăng uống
- Chườm ấm với ngải cứu
- Uống nước rễ cây trinh nữ,…
7. Phòng ngừa đau lưng cho phụ nữ
Dưới đây là một số cách phòng ngừa đau thắt lưng mà chị em có thể tham khảo:
- Điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt hàng ngày sao cho phù hợp. Không nên ngồi một chỗ quá lâu, sau 1 giờ làm việc hãy đứng dậy vận động nhẹ nhàng, đi lại để thư giãn xương cốt và cải thiện tuần hoàn máu.
- Làm việc vừa sức, tránh vận động mạnh, tập luyện hoặc chơi thể thao quá sức.
- Làm việc, nghỉ ngơi hoặc nằm ngủ đúng tư thế để tránh tạo áp lực kéo dài lên cột sống. Không nên đứng, ngồi hoặc giữ nguyên một tư thế trong thời gian quá lâu.
- Dành thời gian tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày giúp tăng cường độ dẻo dai, linh hoạt của xương khớp. Ưu tiên các bài tập căng duỗi khớp nhẹ nhàng như yoga, đạp xe, đi bội,…
- Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, chú ý bổ sung đầy đủ các khoáng chất thiết yếu dành cho xương khớp như canxi, vitamin D, sắt, magie,… Bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày giúp bôi trơn khớp và ngăn ngừa thoái hóa.
- Duy trì cân nặng ở mức ổn định, tránh tình trạng thừa cân và béo phì gây áp lực lên xương khớp.
- Hạn chế sử dụng giày cao gót hoặc các loại dép có để cứng để tránh gây tổn thương đến vùng cột sống.
- Chú ý giữ ấm cơ thể vào những ngày trời lạnh để tránh gây ảnh hưởng đến hoạt động của khớp xương.
- Khi thấy cơ thể có các dấu hiệu đau lưng, mệt mỏi, bạn nên thăm khám chuyên khoa để sớm phát hiện ra bệnh và có phương pháp xử lý đúng cách.
- Phụ nữ ngoài 40 tuổi nên kiểm tra canxi máu định kỳ để phát hiện sớm tình trạng thiếu canxi và bổ sung kịp thời.
Ngoài ra, để phòng tránh đau lưng ở phụ nữ, giúp xương chắc khỏe, dẻo dai thì canxi cung cấp cho cơ thể từ thực phẩm hàng ngày là chưa đủ. Chị em nên chọn viên uống có bộ ba Vitamin D3, Canxi nano và MK7 và nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể như Mangan, Magie, Kẽm, Silic, Sắt… Canxi nano trong viên uống sẽ giúp tăng khả năng hấp thu lên tới 200 lần so với canxi thông thường. Nhờ Vitamin D3, MK7 mà Canxi sẽ được đưa vào tận trong xương, giúp xương chắc khỏe, tránh được những bệnh lý xương khớp.
Đau lưng ở nữ giới là triệu chứng phổ biến tuy nhiên vẫn thường bị coi nhẹ. Tuy nhiên khi triệu chứng xuất hiện nặng hơn thì việc điều trị có thể tốn kém và gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống hơn. Do đó, ngay khi gặp các triệu chứng đau lưng, chị em cần nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
Bài viết liên quan: Chớ xem thường bệnh đau lưng ở người trẻ
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn