Bệnh đau lưng ở thanh niên có nguy hiểm không?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
24 Tháng Sáu 2021

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
2245

Thanh niên là lứa tuổi trẻ và có sức khỏe dẻo dai cũng như có một tinh thần tốt nhất. Thế nhưng một bộ phận thanh niên do thói quen ít vận động, từng gặp chấn thương ở cột sống hoặc mắc một bệnh lý nào đó có biểu hiện đau lưng. Vậy chứng bệnh này xảy ra ở thanh niên có nguy hiểm hay không và nên điều trị như thế nào chúng ta cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Bệnh đau lưng ở thanh niên có nguy hiểm không?
Bệnh đau lưng ở thanh niên có nguy hiểm không?

1. Lý giải nguyên nhân gây ra đau lưng ở thanh niên

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên chứng đau lưng ở thanh niên. Có thể kể đến một số nguyên nhân tiêu biểu như:

  • Do ngồi quá lâu một chỗ: Các trò chơi giải trí trên điện thoại hoặc máy tính khiến thanh niên có thói quen ngồi lâu một chỗ hàng giờ. Việc ngồi quá lâu hàng giờ không chỉ gây tăng áp lực lên cột sống mà còn gây co cứng các cơ. Chính vì vậy, triệu chứng đau lưng xuất hiện gây nên những cơn đau dai dẳng ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
  • Bị đau lưng do chấn thương, tai nạn bất ngờ: Một vài chấn thương có thể ảnh hưởng và gây nên bệnh đau lưng ở thanh niên như các chấn thương vùng dây chằng hoặc cột sống. Vì vậy, nếu có biểu hiện đau lưng hãy nghĩ ngay đến những chấn thương bạn từng gặp phải để xem đây có phải nguyên nhân chính hay không.
  • Đau lưng ở thanh niên do thoái hóa sụn khớp: Các sụn khớp của thanh niên cũng có thể bị thoái hóa và khiến các bạn gặp phải chứng đau lưng.
  • Chế độ ăn uống không đảm bảo cũng gây đau lưng: Thanh niên là lứa tuổi vẫn đang phát triển mạnh và có nhu cầu dinh dưỡng cao đặc biệt là cần một lượng canxi dồi dào. Vì vậy nếu chế độ ăn uống không đảm bảo sẽ gây thiếu hụt nguồn dinh dưỡng cần thiết dễ mắc các bệnh lý như đau lưng và cong vẹo cột sống.
  • Béo phì: Thanh niên hiện nay đang có xu hướng bị béo phì cao do lạm dụng thức ăn nhanh và thường xuyên hấp thụ các món ăn nhiều dầu mỡ. Khi bị béo phì, cột sống sẽ phải chịu một lực lớn để nâng đỡ cơ thể khi có cân nặng quá tải nên thường dẫn đến chứng đau lưng.
  • Tập luyện thể thao quá sức: Tập luyện thể thao quá sức cũng dẫn đến chứng đau lưng nhất là khi tập luyện sai động tác khiến hệ thống các cơ ở lưng bị tổn thương.
  • Lao động nặng nhọc: Những thanh niên phải lao động nặng nhọc sớm như khuân vác hoặc làm việc quá sức mỗi ngày cũng rất dễ gặp phải chứng đau lưng.
  • Ít vận động: Bên cạnh việc vận động mạnh thì lười vận động cũng khiến thanh niên phải đối mặt với các vấn đề về xương khớp ngay từ khi còn trẻ.
  • Stress kéo dài: Stress, căng thẳng kéo dài trong học tập, công việc và cột sống cũng thúc đẩy những cơn đau lưng phát triển ở thanh niên.

2. Triệu chứng bệnh đau lưng ở thanh niên

Khi bị đau lưng, thanh niên sẽ xuất hiện một số triệu chứng thường gặp như sau:

  • Bất chợt xuất hiện các cơn đau âm ỉ, nhức nhối ở vùng lưng trên, lưng giữa, lưng dưới hoặc toàn bộ cột sống lưng.
  • Các cơn đau lưng có thể xuất hiện kéo dài kèm theo cảm giác nóng rát ở phần lưng, khi ấn tay vào thấy rất đau.
  • Trường hợp nặng, các thanh niên có thể cảm nhận những cơn đau dữ dội, đau nhói tận xương.
  • Không chỉ vậy, các cơn đau vùng lưng có thể lan sang hai bên hông, hai cánh tay hoặc lan xuống cẳng chân và bàn chân.
  • Cơn đau có thể thoáng qua hoặc kéo dài dai dẳng gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

3. Phân loại đau lưng ở thanh niên

Bệnh đau lưng ở thanh niên cũng được phân loại như các bệnh nhân đau lưng khác. Cụ thể cách phân loại như sau:

Phân loại theo vị trí đau của người bệnh: Các thanh niên có thể gặp phải các cơn đau ở cổ, lưng trên, lưng dưới, vùng xương cụt.

Phân loại theo thời gian bị đau lưng: Chia làm 2 trường hợp là:

  • Đau lưng cấp tính: Đây là dạng đau lưng ở thanh niên được chẩn đoán do các cơn đau xuất hiện một cách đột ngột và có thể kéo dài trong vài ngày đến vài tuần sau đó tự biến mất. Đau lưng cấp tính là dấu hiệu cho thấy cột sống lưng đang có sự sai lệch hoặc phải chịu một áp lực quá lớn. Khi không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời có thể dẫn đến mãn tính.
  • Đau lưng mãn tính: Là tình trạng đau lưng dai dẳng liên tiếp từ 3 tháng trở lên. Lúc này các thanh niên có thể gặp khó khăn trong việc đi đứng hoặc thực hiện các chuyển động như cúi người. Chứng đau lưng mãn tính sẽ khởi phát thường xuyên và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Phân loại chứng đau lưng ở thanh niên
Phân loại chứng đau lưng ở thanh niên

4. Cách điều trị bệnh đau lưng ở thanh niên

Bệnh đau lưng ở nam thanh niên có thể được điều trị bằng nhiều cách nhưng chủ yếu là phương pháp nội khoa và không cần phải động đến dao kéo. Các bạn có thể áp dụng một số biện pháp điều trị bệnh đau lưng ở thanh niên dưới đây:

4.1. Sử dụng thuốc điều trị bệnh đau lưng ở thanh niên

Các bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc giúp giảm đau nhanh. Tuy nhiên các loại thuốc này chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn chứ không nên lạm dụng sẽ làm giảm các chức năng hoạt động của gan, thận, dạ dày.

Một số loại thuốc thường được chỉ định như:

  • Thuốc giãn cơ: Dantrolene, Norflex,…
  • Thuốc kháng viêm
  • Thuốc kháng sinh…

4.2. Vật lý trị liệu chữa đau lưng ở thanh niên

Bên cạnh sử dụng những loại thuốc Tây, tình trạng đau lưng ở thanh niên cũng được các bác sĩ chỉ định bằng các tập vật lý trị liệu giúp đẩy nhanh hiệu quả điều trị bệnh đau lưng. Ngoài các bài tập, các bệnh nhân còn được áp dụng các kỹ thuật như nhiệt trị liệu, đắp parafin, chiếu tia hồng ngoại… để làm co giãn các cơ lưng giúp giảm đau, chống viêm và đẩy nhanh tốc độ chưa lành các tổn thương.

4.3. Châm cứu, bấm huyệt trị đau lưng ở thanh niên

Phương pháp bấm huyệt, châm cứu chữa đau lưng đã có từ lâu đời và được nhiều người lựa chọn cũng như áp dụng để chữa bệnh đau lưng của mình.

Với cách sử dụng kim chân lên các vị trí huyệt đạo ở lưng và các cơ các chuyên gia sẽ tiến hành thực hiện các động tác chuyên nghiệp giúp người bệnh giảm nhanh các cơn đau đớn, nhức mỏi vùng lưng. Hơn thế nữa hai biện pháp này còn giúp giảm sưng, chống viêm, phù nề và cân bằng khí huyết trong cơ thể người bệnh.

Tuy nhiên, khi lựa chọn phương pháp này cần tìm những thầy thuốc có chuyên môn cao để có một kết quả điều trị tốt.

4.4. Chữa đau lưng bằng phương pháp chườm nhiệt

Chườm nhiệt ở đây tức là người bệnh có thể áp dụng biện pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh trực tiếp lên vùng đau nhức để làm giảm cơn đau lưng của mình. Biện pháp này rất đơn giản, dễ thực hiện mà cũng mang lại hiệu quả tốt, không gây tác dụng phụ.

4.5. Chữa đau lưng bằng giải pháp xung điện từ

Đây là cách làm đơn giản, tiện lợi và rất dễ áp dụng, vừa trị đau lưng, vừa kết hợp massage thư giãn cho cơ thể. Người bệnh chỉ cần đặt 2 đầu dòng xung điện song song với vị trí đau rồi nhấn nút kích dòng điện với cường độ vừa phải, sau đó ngồi thư giãn. Lưu ý không để dòng điện quá cao sẽ dẫn tới giật mạnh và gây đau.

4.6. Áp dụng các bài thuốc chữa đau lưng từ thảo dược dân gian

Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc chữa đau lưng hiệu quả được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Các thanh niên có thể lựa chọn phương pháp sử dụng các bài thuốc này để làm giảm cơn đau nhức khó chịu cho cơ thể. Một số bài thuốc chữa đau lưng từ thảo dược dân gian quen thuộc và hiệu quả như bài thuốc từ lá lốt, lá ngải cứu, rượu gừng…

4.7. Tập luyện

Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày vừa giúp nâng cao sức đề kháng vừa làm giảm các triệu chứng đau lưng cho cơ thể. Tuy nhiên, chỉ nên lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng, làm tăng độ bền và sức dẻo dai giúp giãn cơ lưng, giảm đau và tăng cường lưu thông tuần hoàn máu cho cơ thể. Không nên tập những bài tập quá sức hoặc gây ảnh hưởng đến cột sống như tập tạ…

Tổng hợp các cách điều trị bệnh đau lưng ở thanh niên
Tổng hợp các cách điều trị bệnh đau lưng ở thanh niên

4.8. Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp cải thiện được tình trạng đau lưng. Đặc biệt là việc bổ sung canxi qua thực phẩm sẽ giúp xương chắc khỏe hơn và dẻo dai hơn. Bên cạnh đó, nên uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày, không nên sử dụng các loại đồ uống chứa chất kích thích, các thực phẩm không lành mạnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và mức độ hồi phục.

Ngoài ra, người bệnh có thể bổ sung canxi qua thực phẩm chức năng để cơ thể có đủ nguồn canxi cần thiết. Tốt nhất là nên bổ sung bộ ba vitamin D3, canxi nano và MK7 sẽ là một trong những giải pháp an toàn và mang lại nhiều hiệu quả tốt cho xương khớp của người bệnh. Bởi canxi nano có kích thước siêu nhỏ sẽ giúp hấp thu dễ dàng và không gây nên các tác dụng phụ do dư thừa canxi. Khi kết với với vitamin D3Mk7 lượng canxi nano này cũng được vận chuyển tối đa tới tận xương giúp xương khớp dẻo dai hơn và giảm tốc độ thoái hóa. Vì vậy các thanh niên có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng sản phẩm và hạn chế được tối đa tình trạng đau lưng của mình.

4.9. Kiểm soát cân nặng hợp lý

Một cân nặng hợp lý sẽ giúp xương sống giảm bớt áp lực và khiến bệnh tình được thuyên giảm. Vì vậy, đừng để cơ thể quá béo hoặc quá gầy sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể cũng như xương khớp.

4.10. Gặp bác sĩ, khám và có pháp đồ điều trị tốt nhất

Trong trường hợp áp dụng các biện pháp mà không thấy tình trạng đau lưng có dấu hiệu tốt hãy đến gặp ngay các bác sĩ để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

Đau lưng ở thanh niên sẽ không còn là vấn đề đáng lo ngại nếu người bệnh biết cách chăm sóc bản thân cũng như thực hiện đúng phác đồ điều trị. Với những chia sẻ trên đây, hy vọng sẽ giúp ích được cho các bạn trong quá trình tìm hiểu cũng như điều trị căn bệnh này.

Phần tiếp theo: Bệnh đau lưng ở nam giới cần điều trị ra sao?

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.