Tìm hiểu về bệnh đông máu để biết cách phòng ngừa hiệu quả

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
4 Tháng mười hai 2024

Lần cập nhật cuối:
4 Tháng mười hai 2024

Số lần xem:
2

Bệnh máu đông xảy ra khi các thành phần trong máu đông lại thành một cục. Nếu không kịp thời điều trị có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như tắc nghẽn mạch máu và các vấn đề tim mạch. Cùng tìm hiểu về bệnh lý này để biết cách phòng bệnh hiệu quả nhé.

1. Bệnh đông máu

Bệnh đông máu là tình trạng các thành phần trong máu đông lại thành cục
Bệnh đông máu là tình trạng các thành phần trong máu đông lại thành cục

Máu đông có vai trò quan trọng trong quá trình cầm máu. Phản ứng đông máu được kích hoạt ngay sau chấn thương làm tổn hại đến nội mạc mạch máu. Tiểu cầu lập tức tạo nút chặn cầm máu tại vết thương; đây chính là quá trình cầm máu ban đầu. Quá trình cầm máu thứ phát diễn ra đồng thời, các yếu tố đông máu trong huyết tương đáp ứng trong một chuỗi phản ứng để tạo các sợi huyết có vai trò củng cố nút chặn tiểu cầu.

Bệnh đông máu là tình trạng khi các thành phần trong máu đông lại thành một cục, thường xuyên xảy ra khi cơ thể bị thương hoặc chấn thương. Nếu cục máu đông này không được hủy hoại hoặc di chuyển đến nơi khác, nó có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm tắc nghẽn mạch máu và các vấn đề tim mạch.

2. Nguyên nhân gây bệnh đông máu

Bệnh đông máu là một trạng thái mà máu đông lại một cách không cần thiết, khiến cho quá trình lưu thông máu bị ngăn chặn và dẫn đến tắc nghẽn mạch máu. Tình trạng này rất nguy hiểm và có thể gây ra nhiều biến chứng sức khỏe. Nguyên nhân gây bệnh đông máu có:

Những nguyên nhân gây bệnh đông máu thường gặp
Những nguyên nhân gây bệnh đông máu thường gặp
  • Chấn thương hoặc phẫu thuật: Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh đông máu là do chấn thương hoặc phẫu thuật. Sự tổn thương nội mạc mạch máu sẽ kích thích quá trình đông máu và gây ra cục đông máu.
  • Ung thư: Bệnh này có thể gây ra bệnh đông máu bằng cách tạo ra các chất giúp đông máu trong máu. Bên cạnh đó nhiều loại ung thư cũng có thể gây ra tắc nghẽn mạch máu do tăng tiết các yếu tố đông máu.
  • Các rối loạn đông máu di truyền: Bệnh Von Willebrand, bệnh Hemophilia, bệnh Factor V Leiden… là các rối loạn đông máu di truyền có thể làm cho quá trình đông máu không cân bằng và dẫn đến bệnh đông máu.
  • Tiền sử bệnh đông máu: Người đã từng mắc bệnh đông máu trong quá khứ sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh này.
  • Các tình trạng sức khỏe khác: Các bệnh lý như suy tim, suy gan, suy thận, bệnh viêm đường tiểu niệu, tiểu đường, bệnh lupus… cũng có thể gây ra bệnh đông máu.
  • Tuổi già: Tuổi tác đặc biệt là khi tuổi vượt qua 60 là yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh đông máu.
  • Sử dụng thuốc chữa bệnh: Một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc ngừa thai, thuốc điều trị ung thư… có thể làm cho quá trình đông máu không cân bằng và dẫn đến bệnh đông máu.

Bên cạnh đó, các thói quen sinh hoạt không lành mạnh cũng có thể góp phần vào nguy cơ bị đông máu như:

  • Thiếu vận động: Thói quen ít hoặc không vận động có thể làm giảm dòng chảy máu, tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.
  • Thói quen hút thuốc: Hút thuốc lá gây hại cho hệ thống tuần hoàn bằng cách làm giảm lưu lượng máu, tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.
  • Uống rượu: Thói quen này có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông bằng cách làm giảm chức năng của các tế bào máu và các yếu tố đông máu.
  • Ăn uống không lành mạnh: Thói quen ăn uống ít chất xơ và nhiều chất béo, đường có thể làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường, tăng huyết áp và các bệnh tim mạch, tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.
  • Stress: Tình trạng này có thể làm tăng cortisol, một hormone có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.
  • Ngủ ít: Thói quen này có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông bằng cách làm giảm chức năng của các tế bào máu và các yếu tố đông máu.

3. Triệu chứng nhận biết bệnh đông máu

Biểu hiện bệnh đông máu tùy theo vị trí và mức độ của cục máu đông
Biểu hiện bệnh đông máu tùy theo vị trí và mức độ của cục máu đông

Dấu hiệu nhận biết bệnh đông máu có thể khác nhau tùy theo vị trí và mức độ nghiêm trọng của cục máu đông. Nhưng có một số triệu chứng thường gặp đó là:

  • Đau hoặc phù ở chân: Đây là một triệu chứng phổ biến nhất của đông máu ở tĩnh mạch sâu. Người bệnh có thể cảm thấy đau hoặc phù tại chân hoặc bắp chân. Đau có thể nặng hoặc nhẹ tùy thuộc vào mức độ tắc nghẽn và độ lớn của khối máu.
  • Đau ngực và khó thở: Người bệnh thấy có dấu hiệu này nếu có đông máu ở phổi, tình trạng này nguy hiểm và cần được chữa trị ngay lập tức. Đau ngực có thể xuất hiện dưới dạng đau nhói hoặc cơn đau thắt ngực, kèm theo khó thở hoặc hơi thở nhanh.
  • Sưng, đau hoặc đỏ ở các vùng da: Đây là triệu chứng của đông máu ở các tĩnh mạch bề mặt. Triệu chứng này là do vùng da bị ảnh hưởng có thể sưng, đau hoặc đỏ.
  • Nổi mụn nhỏ màu đỏ trên da: Nổi mụn nhỏ màu đỏ có thể xuất hiện trên da, đặc biệt là ở chân. Dấu hiệu này xuất hiện khi có đông máu ở tĩnh mạch bề mặt.
  • Sốt: Đây là dấu hiệu khá phổ biến khi có đông máu.nhưng nó không phải là dấu hiệu chính của bệnh đông máu.

4. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh đông máu

Một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh đông máu
Một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh đông máu

Một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh đông máu:

  • Người có tiền sử bệnh đông máu trong gia đình hoặc bản thân.
  • Người dễ bị đông máu do bệnh lý di truyền hoặc bẩm sinh.
  • Người trên 60 tuổi, đặc biệt là phụ nữ sau mãn kinh.
  • Người bị bệnh lý tim mạch hoặc đột quỵ.
  • Người bị bệnh ung thư hoặc đang điều trị ung thư.
  • Người đang dùng thuốc chống đông máu, thuốc tránh thai hoặc hormone nữ giới.
  • Người ăn uống không lành mạnh, thường xuyên uống rượu, hút thuốc lá, thiếu vận động.

5. Bệnh đông máu có nguy hiểm không?

Bệnh đông máu có nguy hiểm không và ảnh hưởng như thế nào?
Bệnh đông máu có nguy hiểm không và ảnh hưởng như thế nào?

Đông máu khi có chấn thương làm tổn hại đến nội mạc mạch máu là hết sức bình thường nhưng nếu những cục máu đông này được hình thành không đúng lúc, đúng nơi, đặc biệt là ở tĩnh mạch sâu gần cơ sẽ rất ảnh hưởng đến sức khỏe. Cục máu đông sẽ là rào cản rất lớn đối với quá trình lưu thông máu, khiến cho hệ tuần hoàn bị tắc nghẽn một cách trầm trọng. Nếu không điều trị sớm, chúng sẽ để lại những cơn đau dai dẳng cho người bệnh. Đây là nguyên nhân gây tử vong cao ở người cao tuổi. Nếu cục máu đông di chuyển sang những cơ quan khác, đặc biệt là não và tim mạch thì có thể là nguy cơ gây ra tình trạng nhồi máu cơ tim, đột quỵ và tử vong. Người bệnh cần đi khám và thực hiện xét nghiệm đông máu ngay để chẩn đoán, đánh giá những bất thường và khả năng đông máu của cơ thể. Từ đó, bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp nhất.

6. Biện pháp chẩn đoán đông máu

Các biện pháp chẩn đoán thường được áp dụng để chẩn đoán đông máu:

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc cộng hưởng từ (MRI): Phương pháp chẩn đoán này phổ biến nhất giúp xác định vị trí và kích thước của cục máu đông.
  • Siêu âm Doppler: Siêu âm Doppler được sử dụng để xác định tình trạng lưu thông máu và phát hiện sự hiện diện của cục máu đông.
  • Xét nghiệm máu: Các xét nghiệm máu gồm xét nghiệm đông máu và xét nghiệm dịch cơ thể có thể được chỉ định để đánh giá mức độ đông máu và các yếu tố liên quan.
  • Ngoài ra một số phương pháp khác có thể được chỉ định như chụp phim tim, chụp phim phổi và các xét nghiệm chức năng tim để đánh giá tình trạng của người bệnh và phát hiện biến chứng của bệnh đông máu.

7. Phương pháp điều trị đông máu

Một số phương pháp điều trị tình trạng đông máu
Một số phương pháp điều trị tình trạng đông máu

Tùy thuộc vào vị trí, kích thước và mức độ nặng của cục máu đông, tình trạng sức khỏe của người bệnh và các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn khác mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị. Các phương pháp điều trị thường được áp dụng có:

  • Dùng thuốc kháng đông: Đây là phương pháp điều trị chủ yếu cho người bệnh đông máu. Thuốc sẽ giúp ngăn chặn hoặc làm giảm quá trình đông máu, giảm nguy cơ các biến chứng liên quan đến đông máu như tắc nghẽn mạch máu. Một số thuốc kháng đông thường được sử dụng bao gồm heparin, warfarin, dabigatran và rivaroxaban.
  • Phẫu thuật: Nếu trường hợp cục máu đông quá lớn hoặc đang di chuyển đến các cơ quan quan trọng như phổi, não, tim, thì phẫu thuật có thể được áp dụng để loại bỏ cục máu đông. Phương pháp phẫu thuật thường được sử dụng là phẫu thuật thủ thuật, trong đó một ống được chèn vào tĩnh mạch để lấy cục máu đông.
  • Với người bệnh có nguy cơ cao mắc bệnh đông máu cần thay đổi một số thói quen và tình trạng sức khỏe để giảm nguy cơ mắc bệnh như tập thể dục thường xuyên, giảm thiểu thời gian ngồi lâu, thay đổi chế độ ăn uống, giảm stress và kiểm soát tình trạng bệnh lý liên quan.
  • Điều trị các biến chứng liên quan đến bệnh đông máu: Các biến chứng như tắc nghẽn mạch máu, suy tim và đột quỵ đều cần được điều trị kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng nặng hơn và giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng.

8. Biện pháp phòng ngừa bệnh đông máu

Phòng ngừa bệnh đông máu nhờ tạo thói quen tốt
Phòng ngừa bệnh đông máu nhờ tạo thói quen tốt

Bạn có thể phòng ngừa bệnh đông máu nhờ các thói quen sau:

  • Thay đổi lối sống: Tránh hút thuốc, uống rượu bia, nên vận động, tránh ngồi lâu một chỗ để giảm thiểu nguy cơ bị bệnh đông máu.
  • Uống đủ nước mỗi ngày giúp giảm độ đặc của máu, giảm nguy cơ bệnh đông máu.
  • chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu chất xơ, thực phẩm giàu omega 3 là các loại cá béo, các loại hạt và giảm ăn đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên xào và đồ uống có cồn sẽ giúp giảm nguy cơ bệnh đông máu.
  • Tập thể dục đều đặn: Thói quen này giúp cơ thể dẻo dai, tăng sức đề kháng.
  • Điều trị các bệnh liên quan: Bệnh tiểu đường, huyết áp cao, béo phì, tăng lipoprotein máu, viêm khớp, ung thư đều là bệnh lý có nguy cơ cao mắc bệnh đông máu nên cần điều trị các bệnh này để giúp giảm nguy cơ bệnh đông máu.
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe, đặc biệt khi có những yếu tố nguy cơ.

Để phòng đông máu bạn có thể chọn bổ sung viên uống Omega-3 có hàm lượng EPA và DHA cao, sử dụng nguyên liệu tinh chế nhập khẩu trực tiếp từ Na Uy. Omega 3 sẽ giúp giảm mảng bám trong lòng mạch và giúp mạch máu khỏe mạnh. Theo các nghiên cứu thì Omega-3 chứa EPA và DHA cao sẽ giúp giảm hình thành các mảng xơ vữa động mạch. Cùng với Omega-3 thì nên dùng thêm sản phẩm giúp tăng cường lưu thông máu nhờ có chứa các thành phần là các vitamin nhóm B(B1,B2, B6), Chondroitin, Cao Blueberry, Ginkgo Biloba. Viên uống được chuyên gia khuyên dùng giúp ngăn ngừa nguy cơ bị tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành,…

Bệnh máu đông rất nguy hiểm vì thế không nên chủ quan, hãy phòng bệnh và điều trị kịp thời, đúng cách nếu có bệnh.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Để lại một bình luận