Gai cột sống là bệnh lý phổ biến khiến người bệnh phải chịu đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của họ. Nhiều người bệnh quan tâm liệu bệnh gai cột sống có chữa được không?
1. Bệnh gai cột sống là gì?
Gai cột sống xảy ra khi có sự hình thành các phần xương mọc ra (gai xương) phía ngoài và hai bên của cột sống. Đây chính là sự phát triển thêm ra của xương trên đốt sống, đĩa sụn, dây chằng quanh khớp do viêm khớp cột sống, chấn thương hoặc sự lắng đọng Canxi ở các dây chằng, gân tại đốt sống.
Bệnh có thể xuất hiện tại nhiều vị trí trên xương sống cơ thể, hay gặp nhất là gai cột sống cổ và gai cột sống thắt lưng.
2. Triệu chứng bệnh gai cột sống
Bệnh gai cột sống không có các triệu chứng thật sự rõ ràng cho đến khi các gai cọ xát với xương khác hoặc các phần mềm ở xung quanh như dây chằng, đặc biệt là rễ thần kinh thì sẽ gây đau vai, đau thắt lưng hoặc tê tay ở người bệnh. Có thể nhận biết bệnh gai cột sống qua các dấu hiệu, triệu chứng sau:
- Người bệnh thấy đau ở vùng cổ, thắt lưng đặc biệt khi đứng hoặc di chuyển – Vị trí đau biểu hiện phần cột sống có vấn đề liên quan. Đau tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi
- Mất cảm giác hoặc bất thường ở phần cột sống liên quan
- Trong trường hợp nặng, người bệnh có thể đau tê ở cổ lan qua hai tay hoặc đau ở lưng dọc xuống hai chân
- Cơ bắp tay chân có thể yếu đi
- Cơ thể mất cân bằng
- Mất kiểm soát tiểu tiện hoặc đại tiện (thường trong trường hợp nguy kịch)
- Rối loạn thần kinh thực vật (các phản xạ tự động rối loạn, tăng tiết mồ hôi, suy giảm hô hấp hoặc biến chứng tăng huyết áp,…)
3. Nguyên nhân gây bệnh gai cột sống
Bệnh gai cột sống có thể xảy ra do một số nguyên nhân sau:
- Tuổi già: Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh gai cột sống và thường xảy ra khi tuổi già đến cũng có nghĩa là các khớp xương cũng bị lão hoá dần, dễ xuất hiện các vấn đề về xương khớp như gai cột sống, thoái hoá khớp,…
- Thói quen sinh hoạt không hợp lý: Nếu người bệnh hay làm các công việc nặng nhọc, đi đứng, vận động sai tư thế có thể khiến cột sống bị tổn thương lâu dần hình thành nên gai cột sống.
- Viêm cột sống mạn tính: Nếu cột sống bị viêm nhiễm sẽ gây ra nhiều khó khăn trong vận động, sinh hoạt, cơ thể sẽ tự động khắc phục tình trạng trên. Nhưng có một số trường hợp quá trình khắc phục này thất bại sẽ dẫn tới sự hình thành gai xương.
- Chấn thương cột sống: Các tai nạn, chấn thương như tai nạn giao thông… gây ra những tổn thương ở sụn khớp.
- Sự lắng đọng Canxi: Nguyên nhân này hay gặp ở người lớn tuổi do sự thoái hóa của các đốt sống.
- Bệnh viêm cột sống mạn tính: Quá trình viêm gây ra sự bất thường ở phần sụn cột sống. Điều đó, tạo ra những tổn thương khiến quá trình vận động gặp khó khăn. Lúc này, cơ thể sẽ tự điều chỉnh để khắc phục hiện tượng trên, nhưng kết quả của quá trình chỉnh sửa lại là sự hình thành gai xương.
4. Bệnh gai cột sống có chữa được không?
4.1. Thuốc tây y
Thuốc Tây là phương pháp điều trị bảo tồn đối với những người mắc bệnh gai cột sống. Các thuốc giảm đau, chống viêm sẽ cho hiệu quả tốt như Paracetamol, Ibuprofen, Diclofenac, nhóm Corticoid, nhóm Vitamin B (B1, B2, B6…)… là các loại thuốc có thể được dùng để cải thiện các triệu chứng như đau nhức, tê bì tay chân, cảm giác khó chịu… Để có hiệu quả điều trị thì người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các tác dụng không mong muốn mà thuốc gây ra.
4.2. Các bài thuốc dân gian
Các bài thuốc dân gian cũng được áp dụng nhiều trong điều trị gai cột sống. Người bệnh có thể lựa chọn các bài thuốc nam lành tính với những dược liệu gần gũi và dễ chế biến mà người bệnh có thể áp dụng ngay tại nhà.
4.3. Nghỉ ngơi hợp lý
Một trong những nguyên nhân gây gai cột sống là do người bệnh lao động quá sức, thường xuyên phải bốc vác nặng, lâu ngày sẽ khiến các khớp sụn bị tổn thương có thể khiến tình trạng bệnh ngày một nặng. Do đó người bệnh cần thay đổi thói quen sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi điều độ.
4.4. Phục hồi chức năng
Tập luyện là phương pháp hỗ trợ điều trị an toàn, có tác dụng giúp kéo giãn cột sống, đả thông kinh lạc và giảm đau hiệu quả. Phương thức này giúp khôi phục tính linh hoạt và sức mạnh lên cổ, lưng giảm đau và giảm tê bì các chi, cải thiện tư thế và có thể làm giảm sự chèn ép lên các dây thần kinh.
4.5. Phẫu thuật
Với trường hợp có sự chèn ép vào tủy, làm hẹp ống tủy hoặc chèn ép dây thần kinh, gây các dấu hiệu đau buốt, tê mỏi chân, tay, rối loạn đại tiểu tiện và khi các biện pháp điều trị được nhắc đến phía trên không mang lại hiệu quả thì bác sĩ có thể sẽ chỉ định phẫu thuật nhằm loại bỏ gai cột sống. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý là sau khi phẫu thuật loại bỏ gai xương thì một thời gian sau gai xương có thể sẽ xuất hiện lại ở đúng vị trí đó, bởi sự hình thành gai xương là một quá trình đáp ứng tự nhiên của cơ thể đối với phản ứng viêm.
Bên cạnh các cách điều trị trên thì người bệnh nên đi khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện sớm các tiến triển xấu của bệnh gai cột sống nói riêng, cũng như các bệnh lý sức khỏe nói chung và có biện pháp điều trị phù hợp. Người bệnh gai cột sống nên bổ sung nhiều canxi từ chế độ dinh dưỡng hàng ngày hoặc từ viên uống có chứa canxi nano, vitamin D, MK7 cùng các dưỡng chất thiết yếu như Kẽm, Magie, Đồng, Boron, DHA, Silic, Quercetin… có tác dụng giúp cột sống khỏe mạnh, giảm lực đè lên vị trí bị chèn ép và ngăn ngừa thoái hóa.
Qua những thông tin được chia sẻ trên đây hẳn đã giải đáp cho câu hỏi: “Gai cột sống có chữa được không” và biết các cách điều trị đang được áp dụng hiện nay.
Bài viết liên quan:
- [CẨM NANG] Người bị gai cột sống có nên đi bộ không?
- Liệu người bệnh gai cột sống có quan hệ được không?
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn