Gai đôi cột sống S1: Nguyên nhân và cách điều trị tốt nhất

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
7 Tháng Bảy 2023

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
3799

Gai đôi cột sống s1 là bệnh lý bẩm sinh và có đến hơn 166 nghìn trẻ em mắc phải bệnh lý này, chiếm 0,2% tỷ lệ mắc ở trẻ em. Bệnh sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và sức khỏe của người bệnh, do đó cách điều trị và phòng tránh bệnh sẽ được chia sẻ trong nội dung dưới đây.

1. Gai đôi cột sống S1 là gì?

Gai đôi cột sống S1 là tình trạng gì?
Gai đôi cột sống S1 là tình trạng gì?

Gai đôi cột sống S1 hay nứt đốt sống S1 là một dạng khuyết tật ống thần kinh hiếm gặp xảy ra trong quá trình phát triển của bào thai. Ống thần kinh của thai nhi không đóng kín khiến cột sống bị tách thành 2 phần (gai đôi) và tình trạng này thường xảy ra ở đốt sống S1, vị trí giao nhau giữa đốt sống thắt lưng và đốt sống cùng. Có đến hơn 166 nghìn trẻ em mắc bệnh lý này bẩm sinh, chiếm 0,2% tỷ lệ mắc ở trẻ em. Do vị trí này liên quan đến nhiều vận động nên cha mẹ cần chú ý phát hiện và điều trị kịp thời cho trẻ. Gai đôi S1 thường có 3 thể gồm gai đôi cột sống thể ẩn, gai đôi cột sống có nang và thoát vị màng bảo vệ quanh tủy sống. Ngoài việc mắc gai đôi đốt sống S1 bẩm sinh, thì căn bệnh này còn có thể xảy ra ở bất kỳ người nào trong độ tuổi từ 25-50 đặc biệt là ở nam giới, những người thường xuyên phải làm việc nặng nhọc.

2. Nguyên nhân gây gai đôi cột sống s1

Đến nay vẫn chưa có nghiên cứu chính xác nguyên nhân gây nên tình trạng nứt đốt sống S1. Với trẻ nhỏ bị gai đôi cột sống S1 thì có thể là do khi mang thai, mẹ bầu đã gặp phải:

  • Mẹ bầu không bổ sung đủ acid folic trong thai kỳ, trẻ sinh ra có nguy cơ nứt đốt sống S1 cao hơn.
  • Mẹ bầu có sử dụng một số loại thuốc gây co giật trong thời kỳ mang thai.
  • Đã từng sinh con bị tật nứt đốt sống.
  • Có tiền sử bị tiểu đường.
  • Không nạp đủ lượng acid folic cần thiết.

Có thể thấy vai trò của acid folic rất quan trọng và ảnh hưởng đến tình trạng của cột sống, theo Hiệp hội Gai đôi cột sống nếu mẹ bầu khi được bổ sung vitamin tổng hợp có chứa acid folic sẽ giảm nguy cơ mắc các khuyết tật ống thần kinh trong đó có tật nứt đốt sống tới 70%.

Tìm hiểu về các nguyên nhân gây ra tình trạng gai đôi cột sống s1
Tìm hiểu về các nguyên nhân gây ra tình trạng gai đôi cột sống s1

Có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến sự phát triển của gai đôi cột sống như:

  • Tuổi tác: Càng lớn tuổi tình trạng lão hóa xương khớp càng cao dẫn đến tổn thương ở đốt sống S1.
  • Chấn thương: những tác động từ chấn thương khiến cột sống S1 phải chịu nhiều áp lực và có thể hình thành gai xương ở khu vực này.
  • Các bệnh lý xương khớp: viêm khớp mãn tính cũng khiến gai đôi cột sống S1 có cơ hội khởi phát.
  • Lao động nặng thường xuyên phải cúi, mang vác nhiều.

3. Triệu chứng của gai đôi cột sống s1

Gai đôi đốt sống S1 bẩm sinh thường không có triệu chứng gì nhưng có một số trường hợp người bệnh có triệu chứng rất giống với gai cột sống như:

  • Đau vùng thắt lưng, vị trí đau thường là ở đốt sống L5 – S1 xương cùng. Cơn đau thường có biểu hiện là đau nhói, đau nhiều khi ngồi hoặc khi người bệnh thực hiện động tác đứng lên hay ngồi xuống. Khi ấn vào vùng đốt sống L5 – S1 thường cảm giác đau tăng rõ rệt.
  • Đau lan sang nhiều vị trí như lan rộng hơn ở thắt lưng, bắp chân, xương chậu và vùng lân cận.
  • Người bệnh bị hạn chế vận động, nhất là khi xoạc chân, cúi, đứng, bắp chân cũng mất vững và yếu hơn.
  • Tê bì chân tay do gai đôi đốt sống S1 có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa (dây thần kinh ngồi) nên một số người bệnh có thể cảm nhận được các cơn tê bì chân tay, đau lan dọc sau chi dưới, vận động kém linh hoạt.
  • Rối loạn tiểu tiện, rối loạn chức năng bàng quang, rối loạn đại tiện.
  • 10% người bệnh có thể mất đi đường cong sinh lý ở cột sống.
Những dấu hiệu dễ nhận thấy ở người bị gai đôi cột sống s1
Những dấu hiệu dễ nhận thấy ở người bị gai đôi cột sống s1

4. Gai đôi s1 có nguy hiểm không?

Gai đôi S1 là một bệnh lý bẩm sinh và thường không biểu hiện triệu chứng lúc nhỏ. Bệnh có thể để lại biến chứng, đặc biệt ở độ tuổi từ khoảng 20 – 55 tuổi với các biến chứng có thể xảy ra có:

  • Thoát vị đĩa đệm đốt sống L5 – S1
  • Đau thần kinh liên sườn
  • Đau dây thần kinh tọa do chèn ép
  • Cong vẹo mất hình dạng cột sống
  • Liệt hoặc rối loạn cảm giác chi dưới
  • Viêm màng não do bị nhiễm trùng

5. Chẩn đoán gai đôi cột sống s1

Để chẩn đoán được chính xác về bệnh gai đôi cột sống S1, nhất là ở thai nhi các bác sĩ thường cho mẹ bầu làm các xét nghiệm sàng lọc như:

  • Xét nghiệm máu: Giúp kiểm tra xem trẻ nhỏ có mắc các dị tật như gai cột sống hay không, các bác sĩ sẽ lấy máu mẹ để kiểm tra trong máu có chứa các loại protein có tên gọi là AFP hay không. Nếu hàm lượng này cao chứng tỏ rằng bé có nguy cơ mắc gai cột sống hoặc một dị tật bẩm sinh nào đó.
  • Siêu âm: Phương pháp này giúp chẩn đoán bằng hình ảnh khi các bác sĩ theo dõi cột sống của thai nhi trên màn hình máy tính bằng cách cho sóng âm với tần số cao bật ra khỏi mô trong cơ thể của mẹ bầu. Khi nhận thấy cột sống có dấu hiệu khả nghi như có túi nhô ra tức là bé khi sinh ra sẽ mắc bệnh gai cột sống.
  • Chọc nước ối: Các bác sĩ sẽ sử dụng một cây kim để lấy một lượng nhỏ chất lỏng từ túi ối xung quanh em bé để xem liệu rằng bé có đang gặp phải chứng bệnh gì không.

Khi trẻ ra đời, các bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành các loại xét nghiệm như chụp CT, MRI… nếu nghi ngờ trẻ gặp vấn đề về xương khớp.

6. Điều trị bệnh gai đôi cột sống S1

Để điều trị gai đôi cột sống S1, có một số phương pháp thường được các bác sĩ áp dụng như:

Các biện pháp điều trị bệnh gai đôi cột sống s1
Các biện pháp điều trị bệnh gai đôi cột sống s1

6.1. Chữa gai đôi cột sống s1 bằng thuốc tây y

Thuốc Tây y thường được áp dụng điều trị vì có thể giúp giảm đau nhanh chóng cho người bệnh. Tùy vời trường hợp của người bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc như sau:

  • Thuốc giảm đau: Trong trường hợp đau nhiều, đau kéo dài, bác sĩ thường cho thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen, diclofenac, indomethacin, meloxicam, …phối hợp với paracetamol
  • Thuốc giãn cơ: Mydocalm, myonal, decontractyl…
  • Thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm: Glucosamin sulfat, MSM, chondroitin sulfat, diacerein

6.2. Vật lý trị liệu chữa gai đôi cột sống s1

Vật lý trị liệu được áp dụng nhiều trong điều trị các bệnh xương khớp nói chung và gai đôi cột sống S1 vì là biện pháp vô cùng an toàn và mang lại hiệu quả cao. Phương pháp này sẽ giúp ngăn chặn tình trạng bệnh phát triển và giúp phục hồi các chức năng của xương hiệu quả. Các phương pháp vật lý trị liệu có:

  • Châm cứu, bấm huyệt
  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh
  • Sử dụng các loại nẹp cố định
  • Tác dụng nhiệt lên phần xương bị đau nhức như nhiệt, điện, laser, siêu âm, sóng ngắn…

6.3. Phẫu thuật dị tật gai cột sống s1

Khi các biện pháp điều trị khác như thuốc Tây, vật lý trị liệu không mang lại hiệu quả, người bệnh vẫn đau đớn, khó chịu vì gai đôi cột sống thì có thể bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để loại bỏ các gai xương sẽ giúp người bệnh giảm các cơn đau đớn. Tuy nhiên sau phẫu thuật các gai xương này lại dễ dàng mọc lại gây nguy hiểm cho người bệnh.

7. Phòng tránh gai đôi cột sống s1

Phòng tránh gai đôi cột sống s1 như thế nào mới tốt?
Phòng tránh gai đôi cột sống s1 như thế nào mới tốt?

Gai đôi cột sống s1 có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như gen di truyền, do ảnh hưởng từ môi trường, tuổi tác, bệnh lý. Nên để phòng tránh tình trạng này thì người bệnh và đặc biệt là mẹ bầu cần chú ý:

  • Mẹ bầu nên uống đủ 400mcg acid folic mỗi ngày. Nếu lần mang thai trước có dấu hiệu thai nhi nứt đốt sống thì nên uống bổ sung nhiều acid folic trước khi mang thai và trong thời gian đầu mang thai.
  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi muốn sử dụng bất cứ loại thuốc, thực phẩm chức năng nào hoặc về thảo dược đang sử dụng.
  • Mẹ bầu nên kiểm soát tiểu đường hoặc béo phì.
  • Nên vận động nhẹ nhàng để máu được lưu thông và tăng cường sức khỏe xương khớp.
  • Nên ăn những thực phẩm giàu canxi, axit folic, vitamin như rau lá xanh đậm, phô mai, trứng, hải sản, quả mọng họ cam quýt… Hạn chế thực phẩm có hại cho xương khớp như đồ dầu mỡ chiên xào, đồ nhiều ga hoặc chất kích thích.
  • Nên nghỉ ngơi hợp lý, tránh ngồi, đứng quá lâu ở một tư thế và giữ cho tinh thần thoải mái.
  • Khám thai định kỳ để sớm phát hiện ra bất thường nếu có.

Ngoài bổ sung canxi từ thực phẩm hàng ngày thì mẹ bầu có thể chọn bổ sung từ viên uống có chứa canxi nano, vitamin D3 và MK7 cùng các tiền vitamin B1, các vitamin nhóm B, chondroitin, Ginkgo Biloba và cao Blueberry… Viên uống sẽ cung cấp đủ canxi cho cơ thể mỗi ngày mà không lo thừa lo thiếu nên an toàn và hiệu quả với mẹ bầu.

Với những thông tin chia sẻ về bệnh gai đôi cột sống S1 trên đây, hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu thêm về căn bệnh nguy hiểm này để biết cách phòng tránh hoặc điều trị hiệu quả khi gặp phải. Căn bệnh này tuy không đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh nhưng lại xảy ra những biến chứng gây nguy hiểm đến sức khỏe. Vì vậy, nếu nhận thấy bất cứ vấn đề gì khác lạ của cơ thể các bạn nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra kịp thời.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.