Loãng xương ở người trẻ do đâu? Dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
16 Tháng Sáu 2023

Lần cập nhật cuối:
28 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
1282

Hiện nay có rất nhiều người cho rằng, bệnh loãng xương chỉ xuất hiện nhiều ở những người lớn tuổi mà không hề biết ngay cả những người trẻ cũng có thể mắc bệnh này. Bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi nếu không được phát hiện sớm có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển xương cũng như sức khỏe tổng thể sau này.

Loãng xương ở người trẻ là thực trạng rất đáng báo động hiện nay
Loãng xương ở người trẻ là thực trạng rất đáng báo động hiện nay

1. Tìm hiểu về bệnh loãng xương ở người trẻ

Loãng xương được hiểu đơn giản là tình trạng rối loạn chuyển hóa của bộ xương làm giảm sức mạnh của xương và có thể dẫn đến tình trạng gãy xương. Bệnh lý này có thể làm ảnh hưởng đến mật độ cũng như kết cấu của xương.

Quá trình phát triển của xương ở một người bình thường sẽ được diễn ra như sau:

  • Trước 25 tuổi: Đây là khoảng thời gian mà quá trình sản sinh xương diễn ra mạnh hơn quá trình hủy xương. Do đó đây cũng là độ tuổi phù hợp để phát triển chiều cao.
  • Sau 25 tuổi: Quá trình sinh xương và hủy xương sẽ diễn ra cân bằng để ổn định hệ thống xương bên trong cơ thể.
  • Sau 40 tuổi: Đây chính là giai đoạn chất lượng xương giảm do tế bào hủy xương phát triển mạnh mẽ.

2. Nguyên nhân gây loãng xương ở người trẻ?

Vì sao người trẻ tuổi lại bị loãng xương?
Vì sao người trẻ tuổi lại bị loãng xương?

Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng loãng xương ở người trẻ phổ biến hiện nay đó là:

  • Gen di truyền: Nếu trong gia đình bạn có những người bị bệnh loãng xương thì khả năng cao bạn bị loãng xương là do gen di truyền, Đây là yếu tố làm tăng nguy cơ khởi phát, vậy nên người bệnh sẽ rất khó phòng ngừa và điều trị dứt điểm.
  • Nồng độ estrogen thấp: Nguyên nhân này thường sẽ xảy đến với nữ giới. Bởi nội tiết tố của cơ thể đóng góp vai trò bảo vệ và duy trì hệ thống xương chắc khỏe hơn.
  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Một chế độ ăn uống không khoa học, thiếu chất dinh dưỡng và tiêu thụ nhiều loại thực phẩm có hại, giá trị dinh dưỡng thấp cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng loãng xương ở người trẻ tuổi.
  • Do tác dụng phụ của thuốc: Việc sử dụng ai loại thuốc cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng loãng xương ở người trẻ, đặc biệt là những thuốc có tác dụng chống co giật,…
  • Do ảnh hưởng của bệnh: Một số bệnh lý có thể gây ra tình trạng loãng xương ở người trẻ đó chính là: bệnh về nội tiết, bệnh thận, bệnh lupus ban đỏ, hội chứng kém hấp thu, thoát vị đĩa đệm, viêm cột sống dính khớp,…
  • Do ít vận động: Lười vận động là  một nguyên nhân khá phổ biến ở người trẻ và có thể dẫn đến tình trạng loãng xương. Bởi khi xương khớp không được rèn luyện sẽ khiến cho quá trình phân hủy xương đẩy nhanh hơn bình thường và dễ dàng gây ra tình trạng loãng xương.

3. Dấu hiệu nào cảnh báo loãng xương ở người trẻ?

Dấu hiệu cảnh báo loãng xương ở người trẻ
Dấu hiệu cảnh báo loãng xương ở người trẻ

Bệnh loãng xương thường tiến triển âm thầm, không có biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn đầu. Vì thế, cần theo dõi, lắng nghe cơ thể, đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ cao bị loãng xương, để có thể nhận biết triệu chứng loãng xương và điều trị bệnh sớm. Cụ thể như sau:

  • Đau lưng cấp tính hoặc mạn tính, giảm chiều cao, người bệnh có xu hướng gù lưng, dáng đi khom hơn bình thường.
  • Đau nhức đầu xương: Đầu các xương bị đau nhức, cảm giác đau như bị kim châm chích, mỏi dọc các xương dài.
  • Đau cột sống, xương chậu, đầu gối, xương hông: Đây là những vùng xương phải chịu nhiều lực tác động. Những cơn đau kéo dài và thường đau âm ỉ. Tuy nhiên, khi bệnh nhân đi lại, ngồi lâu hoặc vận động nhiều, mức độ đau sẽ tăng lên. 
  • Tình trạng loãng xương có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh đùi, các dây thần kinh liên sườn và thần kinh tọa. Chính vì thế, người bệnh sẽ đau nhiều hơn khi thay đổi tư thế và rất khó khăn khi thực hiện một số động tác cúi, gập hay xoay người.

Khi nghi ngờ những triệu chứng bệnh, bạn không nên chủ quan mà cần đi khám sớm để được điều trị kịp thời, phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.

4. Tình trạng loãng xương ở người trẻ có nguy hiểm không?

Những hậu quả không đáng có của loãng xương đối với người trẻ
Những hậu quả không đáng có của loãng xương đối với người trẻ

Tình trạng loãng xương ở những người trẻ tuổi có thể sẽ rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, bởi bệnh có thể gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến công việc, sức khỏe và cả chất lượng cuộc sống hàng ngày.

Những nguy hiểm của tình trạng loãng xương ở người trẻ đó là:

  • Biến dạng cột sống: Tình trạng cong, vẹo cột sống là biến chứng dễ gặp nhất khi người trẻ bị loãng xương. Trong đó, có người còn gặp tình trạng biến dạng lồng ngực, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp.
  • Dễ gây gãy xương: Dù chỉ là những va chạm nhẹ, nhưng khi bạn đang bị bệnh loãng xương thì vẫn có thể dẫn đến tình trạng gãy xương, thậm chí có thể gây tàn tật, hoặc tử vong.
  • Lún xẹp đốt sống: Những trường hợp người trẻ tuổi gặp tình trạng lún xẹp đốt sống sẽ có thể phải đối diện với nguy cơ tàn tật suốt đời. Điều này sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống hàng ngày cũng như tạo gánh nặng lên gia đình và xã hội.

5. Những phương pháp ngăn ngừa tình trạng loãng xương ở người trẻ

Biện pháp ngăn ngừa bệnh loãng xương cho người trẻ tuổi
Biện pháp ngăn ngừa bệnh loãng xương cho người trẻ tuổi

Để phòng ngừa tình trạng loãng xương ở người trẻ, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Cần cung cấp đủ canxi và vitamin D cho cơ thể: Nên thường xuyên tắm nắng vào sáng sớm và chiều muộn để tăng cường hấp thụ vitamin D. Có thể bổ sung canxi bằng thực phẩm như sữa chua, phô mai, các loại đậu, các loại cá, các loại rau lá xanh,… và có thể bổ sung canxi dưới dạng viên uống theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý bổ sung để tránh gây ra những vấn đề về sức khỏe.
  • Thường xuyên vận động ngoài trời cũng là một cách giúp cơ bắp của bạn dẻo dài và xương thêm chắc khỏe. Tập luyện cũng giúp bạn thư giãn, thoải mái hơn rất nhiều. Nên lựa chọn những bài tập phù hợp với thể trạng sức khỏe và cần lưu ý khởi động kỹ trước khi tập để tránh xảy ra chấn thương.
  • Thực hiện lối sống khoa học, lành mạnh, đặc biệt không nên sử dụng rượu bia, thuốc lá và một số chất kích thích.
  • Trong trường hợp có những dấu hiệu mệt mỏi, đau nhức xương khớp, đau bắp tay, chuột rút, đồ mồ hôi,… bạn không nên chủ quan mà cần đi khám bệnh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
  • Những đối tượng có nguy cơ bị loãng xương, đặc biệt là những trường hợp mắc một số bệnh lý mạn tính làm tăng nguy cơ bị bệnh cần đi khám sức khỏe định kỳ, thực hiện đo mật độ xương để theo dõi sức khỏe xương và phát hiện sớm những vấn đề bất thường, từ đó xử trí kịp thời, phòng tránh tối đa nguy cơ biến chứng.

Bên cạnh chế việc thực hiện chế độ ăn uống khoa học và tập luyện hợp lý, người bệnh cũng có thể sử dụng thêm các các thực phẩm bổ sung canxi. Tuy nhiên, khi lựa chọn các loại thực phẩm bổ sung, bạn nên lựa chọn các sản phẩm có chứa Canxi nano, Vitamin D3, MK7. Đây là bộ 3 dưỡng chất, hỗ trợ canxi hấp thụ tối đa vào xương cải thiện rất tốt tình trạng loãng xương ở người trẻ tuổi.

Trên đây là các thông tin mà bạn cần biết về tình trạng loãng xương ở người trẻ tuổi. Các biện pháp thực hiện phòng chống bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi cần được thực hiện từ sớm để hạn chế tình trạng loãng xương về sau này.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.