Bệnh mỡ máu cao khi mang thai có phải là mối quan tâm hàng đầu?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
25 Tháng Một 2022

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
1291

Những bất thường trong quá trình mang bầu đều ảnh hưởng trực tiếp đến cả mẹ và em bé trong bụng. Một trong những vấn đề được nhiều mẹ bầu quan tâm hiện nay chính là căn bệnh mỡ máu cao khi mang thai. Vậy tình trạng này có nguy hiểm cho em bé không? Làm thế nào để điều trị? Cùng chúng tôi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu về tình trạng mỡ máu cao trong thai kỳ đã gây khó khăn cho rất nhiều mẹ bầu
Tìm hiểu về tình trạng mỡ máu cao trong thai kỳ đã gây khó khăn cho rất nhiều mẹ bầu

1. Khi nào thai phụ bị máu nhiễm mỡ?

Trong cơ thể con người, cholesterol là hợp chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành màng tế bào, vitamin D cùng một vài loại hormone khác. Đặc biệt đối với thai phụ, ở một số thời điểm nhất định, nồng độ cholesterol sẽ tăng tự nhiên để có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho em bé. Vậy làm thế nào để biết bà bầu bị mỡ máu cao?

Với người bị mỡ máu cao, cholesterol trong máu tăng cao và tích tụ thành các mảng bám trong lòng động mạch, gây cản trở quá trình lưu thông máu. Căn bệnh này thường diễn ra âm thầm, không có dấu hiệu rõ ràng. Nếu mẹ bầu không để ý và kiểm tra thường xuyên sẽ rất khó nhận biết. Chính bởi vậy, để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu nên đi kiểm tra, xét nghiệm định kỳ.

Để xác định thai phụ có bị nhiễm mỡ máu không, các bác sĩ sẽ đánh giá dựa trên bốn tiêu chí cụ thể, đó là: nồng độ LDL (cholesterol xấu) lớn hơn 160 mg/dL, HDL (cholesterol tốt) dưới 40 mg/dL, triglycerid lớn hơn 150 mg/dL và cholesterol toàn phần cao hơn 200 mg/dL.

2. Nguyên nhân máu nhiễm mỡ khi mang thai

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến máu nhiễm mỡ trong thai kỳ, dưới đây là 3 lý do phổ biến nhất.

2.1. Ít vận động

Trong quá trình mang thai, các mẹ bầu thường được dặn dò không nên đi lại nhiều, tập luyện thể dục thể thao hoặc vận động mạnh. Tuy nhiên, việc cẩn thận trong sinh hoạt không có nghĩa là mẹ bầu được lười vận động.

Nếu bạn không hoạt động mà chỉ ngồi hoặc nằm thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho mỡ tích tụ lại trong máu và các bộ phận trong cơ thể. Đây chính là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng mỡ máu cao khi mang thai. Đặc biệt, khi cuộc sống ngày càng hiện đại, căn bệnh này lại càng phổ biến. Vì vậy, thay vì ngồi không, mẹ bầu có thể tham khảo các bài tập yoga nhẹ nhàng, vừa tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé, vừa hỗ trợ quá trình sinh sản thuận lợi hơn.

Máu nhiễm mỡ khi mang thai thường hay xảy ra là do đâu?
Máu nhiễm mỡ khi mang thai thường hay xảy ra là do đâu?

2.2. Chế độ ăn uống không hợp lý

Bên cạnh yếu tố vận động thì chế độ ăn uống trong thai kỳ cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh máu nhiễm mỡ ở mẹ bầu. Trong quá trình mang thai, cơ thể người phụ nữ thay đổi rất nhiều so với thời kỳ trước đó, nhu cầu dinh dưỡng cũng tăng lên. Chính vì điều này mà chế độ ăn uống của mẹ bầu cũng cần thay đổi sao cho hợp lý.

Người Việt Nam ta có quan niệm trong thời gian mang bầu là ăn uống cho hai người nên cần ăn gấp đôi, càng bổ sung nhiều chất dinh dưỡng càng tốt. Tuy nhiên, đây không phải là quan niệm đúng đắn. Bởi việc nạp quá nhiều chất bổ dưỡng sẽ gây dư thừa chất và dẫn tới hậu quả nguy hiểm. Điển hình là việc cung cấp nhiều chất béo trong khi cơ thể không hấp thụ được sẽ dẫn đến nguy cơ mỡ trong máu cao trong thai kỳ.

2.3. Stress, mệt mỏi

Trong suốt thai kỳ, nội tiết tố thay đổi liên tục khiến mẹ bầu nhạy cảm hơn rất nhiều, khả năng chịu áp lực cũng giảm đi. Thêm vào đó, sự phát triển của thai nhi hay các vấn đề khi đi sinh, tài chính, vóc dáng sau sinh…. cũng khiến chị em dễ bị stress. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và dễ dẫn tới một số bệnh thường gặp trong thai kỳ như trầm cảm, mỡ máu cao…

3. Mỡ máu cao khi mang thai có đáng lo ngại không?

Phụ nữ mang thai khi mắc máu nhiễm mỡ có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Dưới đây là những biến chứng của bệnh mỡ máu cao mà mẹ bầu có thể gặp phải.

  • Tiền sản giật: So với những thai phụ khác, mẹ bầu mắc bệnh máu nhiễm mỡ có nguy cơ bị tiền sản giật cao hơn rất nhiều.
  • Nhiễm độc máu: Mỡ máu cao khi mang thai cũng là một trong những lý do dẫn đến nhiễm độc máu, rất nguy hiểm đối với thai phụ. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, sẽ dẫn đến động kinh, sản giật, thậm chí là tử vong.
  • Các biến chứng khác: Ngoài các biến chứng nêu trên thì bệnh mỡ máu cao khi mang thai còn có thể dẫn đến bệnh nhồi máu cơ tim, đột quỵ, viêm gan… Bên cạnh đó, mẹ bầu mắc bệnh mỡ máu cao còn có khả năng di truyền cho con, khiến bé sinh ra gặp nhiều vấn đề về sức khỏe hơn.

4. Cách phòng ngừa máu nhiễm mỡ cho bà bầu

Phòng ngừa tình trạng mỡ máu cao ở bà bầu không hề khó nếu mẹ chịu áp dụng
Phòng ngừa tình trạng mỡ máu cao ở bà bầu không hề khó nếu mẹ chịu áp dụng

Với những nguy hiểm mà bệnh mỡ máu cao khi mang thai gây ra, mẹ bầu phải làm thế nào để ngăn ngừa căn bệnh này?

4.1. Tập thể dục nhẹ nhàng theo sự chỉ định của bác sĩ

Như chúng ta đã đề cập ở trên, việc ít vận động là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mẹ bầu bị máu nhiễm mỡ. Chính vì vậy, để ngăn ngừa tình trạng này, phụ nữ mang thai có thể lựa chọn những bài tập thể dục nhẹ nhàng, được sự cho phép của bác sĩ như yoga, đi bộ… Tập luyện nhẹ nhàng, hợp lý sẽ giúp hạn chế cholesterol xấu, cải thiện tâm trạng và tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

4.2. Xây dựng chế độ ăn hợp lý, dinh dưỡng

Trong thời gian mang bầu, mẹ nên tăng cường bổ sung rau củ quả. Bởi trong rau xanh có chứa lượng chất xơ cùng nhiều vitamin cần thiết, tốt cho sự phát triển của em bé. Đồng thời, những chất này còn có khả năng hạn chế hấp thụ cholesterol đường ruột, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh máu nhiễm mỡ. Những loại rau được khuyên dùng như là đậu, hành tây, nấm hương…

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần bổ sung đủ đạm và chất béo, đặc biệt là tránh hấp thụ quá nhiều vào bữa tối. Thay vì ăn quá nhiều thịt đỏ như thịt trâu, thịt bò, phụ nữ mang thai có thể lựa chọn bữa ăn từ thịt nạc hay thịt gia cầm đã bỏ da. Các loại cá hồi, cá trích, cá ngừ hay cá thu cũng là một lựa chọn tuyệt vời cho bà bầu. Trong cá chứa hàm lượng lớn acid béo omega 3, hỗ trợ hoạt động tim mạch, trí não mà không làm tăng nguy cơ mắc mỡ máu cao trong thai kỳ.

Song song với đó, mẹ bầu có thể sử dụng các sản phẩm bổ sung omega 3. Đây là acid béo rất tốt đối với những người bị bệnh mỡ máu cao, giúp ngăn ngừa hình thành các mảng bám trong lòng động mạch, phòng ngừa các bệnh tim mạch hiệu quả. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, bạn nên chọn loại Omega 3 dạng Triglycerid được bào chế từ dầu cá tinh chế sẽ giúp hấp thu và chuyển hóa tốt hơn, mang lại hiệu quả tối ưu hơn.

4.3. Giữ tâm trạng thoải mái

Tâm trạng thoải mái, vui vẻ là biện pháp tuyệt vời giúp mẹ bầu ngăn chặn bệnh mỡ nhiễm máu. Để giảm thiểu stress, lo lắng, mẹ có thể nghe nhạc thường xuyên, đọc sách mỗi ngày… Bên cạnh đó, hãy chia sẻ nỗi lo với chồng, bạn bè, cha mẹ cũng là cách tốt giúp mẹ bầu luôn vui vẻ, giúp bé phát triển tốt nhất.

Bệnh mỡ máu cao khi mang thai hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu bạn thực hiện lối sống sinh hoạt lành mạnh, ăn uống khoa học cùng việc thăm khám sức khỏe định kỳ. Không chỉ có mẹ bầu cần quan tâm những điều trên mà những người thân trong gia đình cũng cần nắm được các thông tin về bệnh mỡ máu cao để có thể giúp thai phụ trải qua thời kỳ mang thai an toàn, sức khỏe.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.