Ai cũng có thể bị rối loạn tiền đình nhất là những người ở độ tuổi trưởng thành. Người bệnh đều có chung câu hỏi: liệu rối loạn tiền đình có chữa được không? Cùng tìm câu trả lời trong nội dung dưới đây nhé.
1. Rối loạn tiền đình là gì?
Tiền đình là một hệ thống thuộc hệ thần kinh, nằm ở phía sau hai bên ốc tai, có nhiệm vụ chính là duy trì tư thế, dáng bộ, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình. Khi chúng ta di chuyển, cúi, xoay người,… tiền đình sẽ nghiêng lắc theo các động tác này để giữ tư thế thăng bằng cho cơ thể. Khi tiền đình bị rối loạn sẽ xảy ra tình trạng mất cân bằng về tư thế, khiến người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đi đứng lảo đảo,… Rối loạn tiền đình rất hay tái phát, làm ảnh hưởng tới công việc và chất lượng cuộc sống.
2. Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?
Rối loạn tiền đình có thể chỉ xuất hiện vài ngày rồi hết nhưng cũng có thể kéo dài, tái phát nhiều lần. Nếu bạn bị rối loạn tiền đình thì có thể bị ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt, công việc và còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Khi rối loạn tiền đình nếu bạn cố gắng đi lại thì có thể bị ngã, gây chấn thương trầy xước da hay thậm chí là gãy tay, chân, chấn thương sọ não do đập đầu vào vật cứng/nền nhà… Biến chứng nguy hiểm nhất của rối loạn tiền đình là gây đột quỵ do máu lên não kém. Do đó khi phát hiện bệnh, bạn nên đi khám và thực hiện điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.
3. Nguyên nhân gây bệnh rối loạn tiền đình
Muốn điều trị bất cứ bệnh lý nào hiệu quả cần biết nguyên nhân gây bệnh nên để điều trị rối loạn tiền đình một cách triệt để, bạn cần phải xác định rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này, dưới đây là các nguyên nhân phổ biến dẫn tới rối loạn tiền đình:
- Do huyết áp thấp, tai biến, thiếu máu, các bệnh về tim mạch,… gây tắc nghẽn mạch máu, lượng máu lên não kém.
- Do căng thẳng, mất ngủ, áp lực công việc làm tổn thương hệ thống thần kinh.
- Do dây thần kinh số 8 bị tổn hại khiến hệ thống tiền đình sẽ nhận được thông tin không chính xác và sẽ hoạt động sai, rối loạn.
- Do hậu quả của các bệnh như u não, u dây thần kinh, viêm dây thần kinh, viêm tai giữa,…
- Do thường xuyên sống trong môi trường có quá nhiều tiếng ồn, ít vận động, thời tiết chuyển mùa gây nóng lạnh đột ngột…
- Bệnh hay gặp ở người cao tuổi bị suy giảm chức năng một số cơ quan.
- Người quá béo hoặc quá gầy đều có nguy cơ mắc rối loạn tiền đình.
- Người bị mất máu nhiều, quan hệ tình dục không đều đặn, uống quá nhiều rượu bia, cơ thể nhiễm độc hoặc sử dụng một số loại thuốc,… cũng là nguyên nhân gây rối loạn tiền đình.
4. Triệu chứng rối loạn tiền đình
Triệu chứng đặc trưng rối loạn tiền đình chính là chóng mặt kèm theo hoa mắt, không làm chủ được tư thế, choáng váng, đứng lên ngồi xuống khó khăn, đặc biệt là khi xoay người. Ngoài ra bạn còn có thể người bệnh còn có triệu chứng buồn nôn hoặc nôn, đau đầu, tê chân, không tập trung và dễ quên. Có trường hợp người rối loạn tiền đình còn có biểu hiện nhịp tim, nhịp thở nhanh hay hồi hộp, đánh trống ngực, huyết áp cao (nếu nguyên nhân gây bệnh do tăng huyết áp) hoặc huyết áp thấp (nếu nguyên nhân gây bệnh do huyết áp thấp),… hay có một số trường hợp bị đau đầu nhiều, tay chân tê, run rẩy,…
Nếu bạn thấy các dấu hiệu kể trên thì nhất định phải đi khám rối loạn tiền đình. Bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định thực hiện đo điện não đồ, lưu huyết não hoặc các xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang, chụp CT, chụp cộng hưởng từ,… để có thể chẩn đoán chính xác bệnh và nguyên nhân gây bệnh từ đó sẽ đưa ra phương án trị rối loạn tiền đình tốt nhất cho bạn.
5. Rối loạn tiền đình có chữa khỏi không?
Bệnh rối loạn tiền đình có chữa được không? Rối loạn tiền đình cần điều trị đúng cách, kiên trì và có thể chữa khỏi, tránh tái phát, biến chứng. Để đạt được hiệu quả tốt nhất thì bạn nên đi khám để được điều trị đúng cách, tránh tự mua thuốc điều trị vì có thể gây tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.
Cùng với việc dùng thuốc theo đơn của bác sĩ thì bạn nên tập luyện thường xuyên, nhẹ nhàng để có thể giúp khí huyết lưu thông, giảm tình trạng thiếu máu lên não.
Nếu người rối loạn tiền đình là người cao tuổi thấy chóng mặt, kèm theo nhức đầu đột ngột, mờ mắt, sốt cao, mất thị lực, giảm thính giác,… thì nên đi bệnh viện khám vì đó có thể là ảnh hưởng tiêu cực của rối loạn tiền đình. Đồng thời, người bệnh cũng nên tích cực điều trị các bệnh mãn tính gây rối loạn tiền đình như huyết áp thấp, tăng huyết áp, tăng mỡ máu,… theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Với người bệnh rối loạn tiền đình bị mỡ máu, xơ vữa động mạch,… thì cần chú ý kiêng khem trong ăn uống chú ý không kiêng khem quá dẫn đến suy dinh dưỡng. Người cao tuổi mắc rối loạn tiền đình không nên lạm dụng rượu bia, cần uống đủ nước hàng ngày, chú ý nên tắm rửa bằng nước ấm trong phòng kín gió, giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh và nên vận động cơ thể thường xuyên, tốt nhất là đi bộ mỗi ngày khoảng 60 phút, tránh ngồi quá lâu ở một vị trí mà không thay đổi tư thế.
Ngoài các điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ thì có thể chọn dùng sản phẩm bổ sung giúp tăng lưu thông máu và bảo vệ hệ thần kinh như sản phẩm có chứa fursultiamine (tiền vitamin B1), vitamin B2, B6, ginkgo biloba, cao blueberry. Các thành phần này có tác dụng hỗ trợ điều trị và dự dự phòng bệnh rối loạn tiền định, giảm các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình nếu có. Trong đó Ginkgo biloba giúp tăng chức năng tuần hoàn não và chữa trị các bệnh về trí não. Cao blueberry góp phần ổn định huyết áp và duy trì hoạt động bình thường của các dây thần kinh. Chondroitin và tiền vitamin B1, Vitamin B2, B6 có công dụng làm dây thần kinh bị tổn thương phục hồi nhanh chóng.
Rối loạn tiền đình có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nên khi phát hiện bệnh cần điều trị rối loạn tiền đình theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ , qua đây bạn cũng đã có giải đáp cho câu hỏi rối loạn tiền đình có chữa được không?
Bài viết liên quan:
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn