Giải đáp câu hỏi: Bệnh trĩ có di truyền không?

Tham vấn Y khoa:
Bs CK II Phạm Hưng Củng

Ngày đăng:
23 Tháng chín 2022

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
883

Bệnh trĩ là một căn bệnh khá phổ biến hiện nay, có những gia đình 2 – 3 người cùng mắc căn bệnh này, gây khó chịu và phiền toái. Họ lo lắng không biết bệnh trĩ có di truyền không.

1. Bệnh trĩ có di truyền không?

Bệnh trĩ có phải là do di truyền hay không?
Bệnh trĩ có phải là do di truyền hay không?

Bệnh trĩ gây ra hàng loạt những dấu hiệu bất thường như chảy máu, ngứa rát, ẩm ướt, đi lại khó khăn,… Điều này kéo theo hàng loạt những diễn biến xấu về mặt sức khỏe và tinh thần.

Nguyên nhân hình thành búi trĩ là do các tĩnh mạch ở hậu môn bị co giãn quá mức, các sợi tĩnh mạch bị ứ đọng máu, dẫn đến hình thành những búi trĩ sưng đau. Nguyên nhân sâu xa hơn do chế độ ăn uống không hợp lý, thói quen xấu trong sinh hoạt không khoa học.

Như vậy, bệnh trĩ là căn bệnh do lối sống, sinh hoạt của người bệnh mà tự hình thành chứ không xuất phát từ trong kiểu gen di truyền. Vậy nên bệnh trĩ có di truyền không, câu trả lời là không.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ?

Bệnh trĩ có di truyền không, tất nhiên là không. Vì thế, bạn không nên quá lo lắng, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra.

Nếu bệnh trĩ không phải do di truyền thì nguyên nhân chủ yếu là gì?
Nếu bệnh trĩ không phải do di truyền thì nguyên nhân chủ yếu là gì?
  • Thói quen ăn uống: Nhiều người có thói quen ăn uống theo sở thích và không quan tâm đến hậu quả của việc ăn uống nên ăn uống quá đà hoặc ăn uống không theo thể trạng cơ thể. Ăn thiếu chất xơ, rau xanh, hoa quả, uống ít nước ảnh hưởng không nhỏ đến hệ tiêu hóa, từ đó hình thành táo bón và bệnh trĩ. 
  • Thói quen sinh hoạt: Vận động ít khiến máu trong cơ thể lưu thông kém, không thể bơm đủ máu để giữ độ đàn hồi của các cơ co thắt hậu môn, từ đó hình thành bệnh trĩ. Thói quen ngồi nhiều trong thời gian dài sẽ tạo áp lực lên xương chậu, cản trở lưu thông máu, gây tắc nghẽn mạch, sưng đau và gây trĩ. Thói quen ít vận động này thường gặp ở nhân viên văn phòng, lá xe, người có công việc phải ngồi nhiều, …
  • Thói quen vệ sinh: Rất nhiều người có thói quen khi đi vệ sinh rặn lướt điện thoại với ý nghĩ đơn giản tận dụng thời gian rảnh rỗi. Khi đó cơ thể không tập trung vào việc đi đại tiện, ngồi lâu trong nhà vệ sinh cũng khiến tạo áp lực lên trực tràng dưới, lâu ngày sẽ sinh ra các búi trĩ.
  • Bị táo bón kéo dài: Khi bị táo bón lâu ngày sẽ khiến cho phân bị ứ đọng và tích tụ khô cứng sẽ khiến cho trực tràng bị chèn ép, cản trở sự lưu thông máu khiến máu bị ứ đọng. Hơn nữa, khi bị táo bón đi vệ sinh sẽ khó khăn hơn, phải dùng nhiều sức để dặn có thể làm cho niêm mạc trực tràng và lớp cơ tách rời khỏi nhau, ống hậu môn theo phân xuống dưới, lâu ngày dễ sinh ra bệnh trĩ.
  • Mang thai: Khi mang thai tử cung ngày càng phát triển, đặc biệt là những tháng cuối thai kỳ mà khi trọng lượng thai nhi tăng, dồn sức nặng lên vùng hậu môn, vùng chậu và các tĩnh mạch trĩ nên gây ra bệnh trĩ.
  • Cơ thể lão hóa: Người cao tuổi hệ tiêu hóa trở nên kém đi, các cơ dọc ống hậu môn, cơ vòng dần suy yếu, giảm chức năng, khiến tĩnh mạch trĩ bị mất neo và trượt xuống vùng hậu môn, gây nên tình trạng táo bón ở người già và bệnh trĩ.

3. Những phương pháp điều trị bệnh trĩ

Bệnh trĩ do nhiều nguyên nhân gây ra, theo từng cấp độ của bệnh sẽ áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp.

Bệnh trĩ không phải từ di truyền sẽ được điều trị theo nguyên nhân và tùy cấp độ
Bệnh trĩ không phải từ di truyền sẽ được điều trị theo nguyên nhân và tùy cấp độ

3.1. Điều trị nội khoa

Bệnh trĩ ở mức độ nhẹ như trĩ độ 1, độ 2 có thể điều trị bằng nội khoa, dùng các thuốc giảm đau, chống viêm, kháng sinh,… dạng viên uống hoặc gel bôi. Trường hợp búi trĩ to, bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện thủ thuật buộc búi trĩ lại giúp cho búi trĩ nhỏ dần và giảm đau.

3.2. Điều trị ngoại khoa

Bệnh trĩ ở mức độ nặng trên mức độ 3, độ 4 búi trĩ sa ra ngoài, chảy máu, đi lại khó khăn, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật để cắt bỏ búi trĩ, giảm đau. Trước khi phẫu thuật sẽ làm một số xét nghiệm nhỏ để kiểm tra, từ đó bác sĩ đưa ra phương pháp phẫu thuật phù hợp. Có nhiều cách phẫu thuật loại bỏ búi trĩ như dùng tia hồng ngoại để đốt trĩ, cắt bỏ búi trĩ, …

3.3. Điều trị tại nhà

Thường bệnh nhân sẽ điều trị theo chỉ định của bác sĩ như bôi thuốc, uống thuốc do bác sĩ kê đơn và kết hợp việc chăm sóc. Một số biện pháp điều trị tại nhà thường là:

  • Ngâm hậu môn trong nước ấm 15 phút.
  • Mặc quần áo rộng, chất liệu thông thoáng.
  • Uống nước đầy đủ hàng ngày từ 2 – 2,5 lít.
  • Ăn nhiều hoa quả tươi và rau xanh trong chế độ ăn.
  • Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.
  • Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, không thức quá khuya.
  • Không ngồi nhiều, không làm việc quá sức, mang vác vật nặng.
  • Tập luyện thể dục thể thao và giữ cho tinh thần vui vẻ, lạc quan.

4. Biện pháp phòng chống bệnh trĩ nên biết

Bệnh trĩ không tự phát sinh di truyền nên cần phòng ngừa từ trong sinh hoạt
Bệnh trĩ không tự phát sinh di truyền nên cần phòng ngừa từ trong sinh hoạt

Bệnh trĩ không tự phát sinh di truyền mà do cách sinh hoạt của người bệnh. Để phòng ngừa bệnh trĩ, mỗi người cần:

  • Sắp xếp thời gian làm việc hợp lý, tránh ngồi nhiều hoặc đứng lâu, sau 1 tiếng làm việc nên đứng dậy đi lại, vận động cơ thể.
  • Đi đại tiện vào một giờ nhất định, không ngồi lâu trong nhà vệ sinh, tránh thủ thời gian xem đị thoại.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, kiểm soát cân nặng, không để béo phì.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, ăn nhiều rau xanh, trái cây, rau củ quả,… bổ sung các vitamin và khoáng chất. 
  • Hạn chế ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, thức ăn nhanh, đồ lạnh, đồ tái, …
  • Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ,…
  • Ngủ đủ giấc, đúng giờ, không thức quá khuya.
  • Đại tiện ngay khi cơ thể có nhu cầu.
  • Mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, chất liệu hút ẩm, thoáng mát.
  • Khi nhận thấy các dấu hiệu lạ ở hậu môn, cần gặp bác sĩ ngay để kiểm tra và điều trị ngay.

Bên cạnh chế độ sinh hoạt điều độ, người bệnh có thể chọn bổ sung thêm viên uống có thành phần tự nhiên, an toàn cho người bệnh trĩ là Diếp cá, Đương quy, Rutin, nghệ Meriva, Magie giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ, cải thiện triệu chứng của bệnh trĩ như chảy máu, đau rát, ngừa, sa búi trĩ,… Song song với việc uống dùng gel bôi để giúp làm mát, săn se da, góp phần ngăn ngừa viêm nhiễm trong nứt kẽ hậu môn và một số trường hợp viêm nhiễm, sưng, đau, rát, rò, nứt hậu môn, Gel bôi này chứa thành phần thảo dược như cao Diếp cá, cao Đương quy, cao Dầu thầu tí, cao Trầu không, cao Nhọ nồi và Nghệ nano.

Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đã giúp bạn giải đáp câu hỏi “bệnh trĩ có di truyền không?”. Đồng thời có thêm những kiến thức bổ ích giúp phòng ngừa táo bón, bệnh trĩ hiệu quả.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA AN TRĨ VƯƠNG CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA