Nhiều người bị bệnh trĩ thường có những dấu hiệu như táo bón kéo dài, đau rát, chảy máu hậu môn, …Thậm chí ở nhiều người xuất hiện tình trạng đau bụng, đau lưng. Vậy thực tế, bị bệnh trĩ có gây đau lưng hay đau bụng không?. Lời giải đáp sẽ có trong bài viết dưới đây.
1. Bệnh trĩ có gây đau bụng không?
Bệnh trĩ có liên quan chặt chẽ với hệ tiêu hóa nên có nhiều người dựa vào đó thắc mắc bệnh trĩ có gây đau bụng không? Câu trả lời là không.
Bệnh trĩ chỉ có thể ảnh hưởng đến khu vực hậu môn – trực tràng và gây ra các dấu hiệu, triệu chứng như đau ngứa vùng hậu môn, sưng hậu môn, sau đại tiện có máu tươi trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu. Nếu bị trĩ ngoại, có thể sờ thấy một khối nhô lên quanh hậu môn. Nếu bị trĩ nội khó có thấy nhìn thấy búi trĩ, nhưng khi đi sẽ cảm thấy có búi trĩ thập thò khi rặn nhưng lại thụt vào được.
Dựa vào đó, nếu sau khi đi đại tiện cảm thấy máu chảy ra ngoài thì có khả năng bị trĩ, còn chỉ đau bụng và không xuất hiện máu khi đi đại tiện thì chưa thể khẳng định có bị trĩ hay không. Tuy nhiên, có một số trường hợp vì quá trình đào thải phân ra bên ngoài gặp khó khăn như táo bón khiến cho phân quá to và rắn gây rách, tổn thương hậu môn, đây là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ, không phải là triệu chứng bệnh trĩ mà có sự hiểu lầm bệnh trĩ có gây đau bụng không.
2. Bệnh trĩ có gây đau lưng không?
Đau lưng thường xuất hiện nhiều ở những người làm việc văn phòng, tài xế, … phải ngồi nhiều, đây cũng là đối tượng dễ bị bệnh trĩ nhất. Tuy nhiên, lại có thắc bị bệnh trĩ có gây đau lưng không? Câu trả lời là không.
Giải đáp thắc mắc này, ngồi lâu cũng có thể gây nên bệnh trĩ bởi khi ngồi lâu quá, các mạch máu ở hậu môn bị áp lực nhiều dẫn đến hình thành nên các búi trĩ, các búi trĩ này chỉ gây ngứa hậu môn, không hề ảnh hưởng đến vùng lưng.
Nếu cảm thấy đau lưng có thể do ngồi quá lâu và sai tư thế trong thời gian quá dài. Có thể người bị bệnh trĩ, búi trĩ ở hậu môn khiến cho người bệnh đau rát, khó chịu mỗi khi ngồi và khi ngồi không được thoải mái cũng có thể gây đau lưng. Chính điều này khiến cho nhiều người lầm tưởng bệnh trĩ có gây đau lưng.
3. Đau lưng, đau bụng là dấu hiệu của bệnh gì?
Bị bệnh trĩ có đau bụng, đau lưng không? đã được trả lời ở trên là không. Tuy nhiên, nếu xuất hiện tình trạng đau lưng, đau bụng có thể đang mắc một số bệnh lý dưới đây.
3.1. Các bệnh phụ khoa
Ở nữ giới mắc bệnh lý phụ khoa có thể gây đau bụng dưới và đau ngang thắt lưng kéo dài như lạc nội tử cung, viêm đường tiết niệu trên, tắc nghẽn buồng trứng, u xơ tử cung, ….. Các bệnh này thường không có dấu hiệu điểm hình nhưng đều ảnh hưởng tính ngắn dài và lượng máu nhiều ít của ngày hành kinh. Vì thế, các chị em nên chủ động đi khám phụ khoa nếu thường xuyên xuất hiện những cơ đau bụng dưới và đau lưng.
3.2. Hội chứng tiền kinh nguyệt
Đau lưng, đau bụng báo hiệu chị em sắp đến kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân do mất cân bằng nội tiết tố, lạc nội tử cung, … Cơn đau lưng, đau bụng có thể kéo dài 1 đến 2 ngày hoặc hơn, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày và công việc.
3.3. Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung
Bên cạnh việc đau lưng, đau bụng dài ngày kèm theo một số biểu hiện như chậm kinh, căng tức vòng 1, ốm nghén và ra máu âm đạo bất thường rất có thể đây là nguyên nhân từ việc mang thai ngoài tử cung.
3.4. Có khối u trong bụng
Ở giai đoạn đầu các khối u trong ổ bụng rất khó có thể phát hiện ra, vì chúng không hề gây ra bất kỳ triệu chứng cụ thể nào. Sau một thời gian phát triển đến một mức độ nào đó, các khối u sẽ chèn ép vào các cơ quan nội tạng và các dây thần kinh vùng lưng gây ra tình trạng đau lưng và đau bụng.
3.5. Bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng
Những người bị viêm loét dạ dày, tá tràng đều do sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, có thói quen ăn đồ cay nóng, đồ chua, ăn uống thất thường, hay thức khuya, … Khi bị bệnh, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu và đau bụng bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
3.6. Viêm đường tiết niệu
Khi bị viêm đường tiết niệu, người bệnh thường đau bụng dưới, đau thắt lưng, kèm tiểu rắt, nước tiểu có màu đục hoặc lẫn máu.
3.7. Các bệnh về thận
Bệnh viêm thận hay sỏi thận gây ra các triệu chứng đau dọc niệu quản, đau xuyên ra hông, lưng kèm cảm giác buồn nôn, khi tiểu có cảm giác tiểu rắt, nước tiểu có lẫn máu, màu hồng hoặc đỏ.
3.8. Viêm vùng chậu
Thường viêm vùng chậu xuất hiện ở phụ nữ sau sinh, đặc biệt ở những người đặt vòng tránh thai. Cơn đau xuất hiện đau nhức âm ỉ vùng bụng, đau ở lưng, mông, háng.
3.9. Các bệnh liên quan tới tụy
Khi bị viêm tụy cấp người bệnh thường xuất hiện những dấu hiệu như nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón, cơn đau kéo dài từ vùng thượng vị đến dạ dày và lan sang vùng lưng. Bệnh tiến triển sang giai đoạn mãn tính, các khối u trong tụy sẽ chèn ép lên các dây thần kinh và tạo nên cơn đau âm ỉ ở bụng và lưng.
3.10. Các bệnh lý liên quan đến cột sống lưng
Những bệnh lý liên quan đến cột sống lưng như thoái hóa cột sống, gia cột sống lưng, thoát vị đĩa đệm cột sống khiến cho người bệnh đau nhức, khó chịu ở lưng, đau bụng dưới.
3.11. Viêm tuyến tiền liệt và một số bệnh nam khoa
Bệnh liên quan đến nam giới như viêm tuyến tiền liệt thường có các dấu hiệu tiểu đêm, tiểu rát, tiểu nhiều về đêm, đau vùng bụng dưới, vùng thắt lưng, nước tiểu có thể sẫm màu, có lẫn máu.
4. Bệnh trĩ gây nên những nguy hiểm gì?
Bệnh trĩ không có gây đau bụng, đau lưng nhưng nếu không điều trị sớm có thể gây ra các phiền phức và khó chịu cho người bệnh.
Đau rát hậu môn
Khi bị bệnh trĩ người bệnh thường có cảm giác đau rát, khó chịu vùng hậu môn, điều này khiến cho người bệnh cảm thấy bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày, chưa kể đến mỗi lần đi đại tiện như một cực hình.
>> Xem thêm: 10 cách giảm đau trĩ tại nhà đơn giản mà hiệu quả
Viêm ngứa hậu môn
Khi bị trĩ sẽ xuất hiện những chất dịch nhầy, làm cho hậu môn lúc nào cũng ẩm ướt. Chính vì thế tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây tình trạng viêm nhiễm vùng hậu môn.
Nhiễm khuẩn
Khi bị trĩ vệ sinh vùng hậu môn sẽ khó khăn và bất tiện. Nếu vệ sinh không sạch sẽ và đúng cách sẽ khiến cho vi khuẩn phát triển ở vùng hậu môn, lan sang các cơ quan khác như bộ phận sinh dục, có thể gây viêm nhiễm phụ khoa ở nữ và viêm tuyến tiền liệt ở nam.
Gây thiếu máu
Những người bị trĩ đều có những dấu hiệu đi đại tiện ra máu và cấp độ nặng hơn chảy dịch và chảy máu nhiều hơn. Khi lượng máu mất quá nhiều có thể khiến cho người bệnh hoa mắt, chóng mắt, mệt mỏi, thậm chí ngất xỉu.
Sa hậu môn
Trĩ cấp độ nặng xuất hiện tình trạng sa hậu môn, lúc này búi trĩ không thể tự co lên được mà phải dùng tay đẩy lên. Khi bị sa hậu môn khiến cho người bệnh đau đớn, đứng ngồi không yên.
Rối loạn chức năng hậu môn
Khi bị trĩ các búi trĩ gây cản trở những cơ quan bên trong hậu môn khiến cho việc đi đại tiện trở nên khó khăn, có thể mất tự chủ khi đại tiện. Nếu không được kiểm soát sự rối loạn chức năng của người bệnh sẽ nặng hơn.
Ung thư hậu môn – trực tràng
Biến chứng nguy hiểm nhất khi bị bệnh trĩ không ai mong muốn đó là ung thư hậu môn – trực tràng. Chất dịch nhầy ở hậu môn ra nhiều hơn và búi trĩ cọ sát gây chảy máu mỗi lần đi đại tiện càng làm cho người bệnh bị nhiễm trùng hậu môn, apxe hậu môn, nhiễm trùng trực tràng, …
5. Cách khắc phục bệnh trĩ
Muốn khắc phục bệnh trĩ, trước tiên cần xác định tình trạng bệnh ở mức độ nào, nặng hay nhẹ để từ đó mới có thể đưa ra những phương pháp điều trị hợp lý.
Trường hợp bệnh trĩ nhẹ
- Sử dụng thuốc Tây điều trị: Thuốc Tây điều bệnh trĩ có 3 loại gồm thuốc dạng uống, thuốc dạng bôi, thuốc dạng đặt. Mỗi loại có những tác dụng khác nhau, có thể dùng một hoặc hai hoặc kết hợp cả ba loại thuốc trị trĩ nhưng phải theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý sử dụng.
- Sử dụng bài thuốc dân gian: Dân gian có rất nhiều bài thuốc dùng để điều trị bệnh trĩ hiệu quả như rau diếp cá, rau má, lá thiên lý, lá bỏng, quả sung, …
- Dùng các sản phẩm thảo dược: Sản phẩm thảo được hỗ trợ điều trị bệnh trĩ gồm 2 loại, uống và bôi. Sản phẩm dạng uống chứa thành phần Diếp cá, Đương quy, Rutin, Meriva và Magie. Sản phẩm dạng gel bôi chứa thành phần cao Diếp cá, cao Thầu dầu tía, cao Nhọ nồi, cao Trầu không, Nghệ nano. Kết hợp cả 2 sản phẩm cho hiệu quả tốt nhất giúp ngăn ngừa viêm nhiễm, chảy máu, nhiễm trùng, phục hồi các tế bào tổn thương, làm lành vết thương, tăng bền thành mạch hậu môn – trực tràng.
Trường hợp bệnh trĩ nặng
Bệnh trĩ nặng thường ở cấp độ 3, 4 sử dụng thuốc gần như không còn nhiều tác dụng. Bác sĩ phải chỉ định dùng các biện pháp ngoại khoa để chữa bệnh trĩ như phương pháp Longo, Laser, HCPT, PPH, …
Song song với việc điều trị bệnh trĩ, để bệnh nhanh khỏi, ngăn ngừa tái phát, người bệnh cần phải xây dựng cho mình một chế độ ăn uống hợp lý, chế độ vận động và thói quen sinh hoạt khoa học.
Qua những thông tin trên chắc hẳn bạn đã có câu trả lời bệnh trĩ có gây đau lưng hoặc đau bụng không? Do đó, nếu thấy những triệu chứng này xuất hiện bạn nên đi thăm khám để được chẩn đoán chính xác bệnh và điều trị kịp thời tránh những biến chứng nghiêm trọng của bệnh và khó chữa.
Bài viết liên quan:
- Bệnh trĩ vòng là gì? Điều trị như thế nào hiệu quả nhất?
- Bệnh trĩ huyết khối: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn
TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA AN TRĨ VƯƠNG CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA