Người bị bệnh trĩ có nên ăn rau muống không?

Tham vấn Y khoa:
Bs CK II Phạm Hưng Củng

Ngày đăng:
11 Tháng 10 2022

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng 12 2023

Số lần xem:
10439

Rau muống là món rau quen thuộc, yêu thích của nhiều gia đình. Nhưng theo dân gian thì không nên ăn khi có vết thương hở, vậy người bệnh trĩ có nên ăn rau muống không khi có chảy máu, sa búi trĩ…

1. Người bị bệnh trĩ có nên ăn rau muống không?

Người bị bệnh trĩ có nên ăn rau muống không?
Người bị bệnh trĩ có nên ăn rau muống không?

Rau muống là loại rau quen thuộc với nhiều gia đình. Theo đông y, loại rau này có vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, nhuận tràng nhanh, đẩy mạnh nhu động ruột, thông đại tiểu tiện, chữa táo bón, bệnh trĩ, đi ngoài có máu trong phân. Trong 100g rau muống có 78,2g nước; 2,7g Protein; 85mg canxi; 31,5mg photpho; 1,2mg sắt và 20mg vitamin C. Ngoài ra rau muống còn chứa nhiều carotene, vitamin B1, vitamin PP, vitamin B2… rất tốt cho người thiếu máu.

Nhiều người có suy nghĩ rau muống không tốt cho bệnh trĩ vì sẽ làm búi trĩ lòi ra nhiều hơn. Thực tế rau muống có nhiều giá trị dinh dưỡng và tốt cho người bệnh trĩ:

  • Rau muống giàu chất xơ giúp nhuận tràng: Chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp ngăn ngừa táo bón và giảm nguy cơ mắc trĩ do táo bón rất tốt.
  • Rau muống giúp giảm viêm, kháng khuẩn: Ăn rau muống sẽ giúp chống lại tình trạng nhiễm khuẩn vùng hậu môn, tá tràng và giúp giảm đau, giúp làm lành vết loét, giảm tình trạng sưng tấy ở hậu môn do bệnh trĩ gây ra.
  • Rau muống giàu chất sắt: Sắt rất tốt cho việc tái tạo, bổ sung máu. Ăn rau muống giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi do thiếu máu do trĩ gây ra.
  • Rau muống giúp tăng cường sức đề kháng: Rau muống giàu vitamin, khoáng chất giúp nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch đồng thời giảm mệt mỏi, căng thẳng đáng kể cho người bệnh trĩ.

Vì những đặc tính này mà người bệnh trĩ có thể yên tâm ăn hàng ngày để cung cấp chất xơ, tái tạo và bổ sung máu rất tốt cho người bệnh trĩ.

2. Các cách điều trị bệnh trĩ bằng rau muống

Có nhiều cách chữa bệnh trĩ bằng rau muống và người bệnh trĩ có thể áp dụng các cách sau:

Hướng dẫn điều trị bệnh trĩ bằng cách sử dụng rau muống
Hướng dẫn điều trị bệnh trĩ bằng cách sử dụng rau muống

2.1. Uống nước rau muống

Nước rau muống khi uống trực tiếp sẽ giúp người bệnh tiêu hóa dễ dàng hơn, làm mềm phân, hỗ trợ chống táo bón và cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ.

Cách thực hiện: Rửa sạch 100g đã chuẩn bị và đem luộc với 2 lít nước và 100g đường,  lấy nước này uống 2 lần/ ngày.

2.2. Chế biến món ăn từ rau muống

Món ăn từ rau muống sẽ giúp tăng khả năng nhuận tràng tốt, giảm hiện tượng chảy máu ở hậu môn, các búi trĩ cũng sẽ teo dần.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 30g rau muống
  • 300 – 500g lòng lợn

Rau muống rửa sạch và lòng lợn rồi hầm chung cho nhừ, ăn 2 lần/ngày.

Chế biến các món ăn từ rau muống chữa trị bệnh trĩ
Chế biến các món ăn từ rau muống chữa trị bệnh trĩ

2.3. Uống nước canh rau muống biển

Các dưỡng chất trong rau tiết ra nước, khi người bệnh uống sẽ  đi vào cơ thể giúp kích thích tiêu hóa, tránh táo bón hiệu quả.

Cách thực hiện: Người bệnh sử dụng khoảng 30g – 60g loại rau muống biển tươi hoặc sử dụng loại phơi khô từ 10g – 20g. Sau đó rửa sạch và đun với ½ lít nước. Tiếp đến chắt lấy nước cốt rau muống biển sau 15 phút đun sôi, phần bã bỏ đi, phần nước chia thành 2 phần uống trong ngày.

2.4. Đắp rau muống

Người bệnh trĩ cũng có thể dùng cách đắp rau muống vào búi trĩ sẽ có tác dụng giảm sưng búi trĩ, chống viêm nhiễm hậu môn do hại khuẩn xâm nhập, đặc biệt phù hợp cho bệnh nhân mắc trĩ ngoại, búi trĩ nằm ngoài ống hậu môn.

Cách thực hiện: Sử dụng một nắm lá rau muống, rửa sạch, sau đó giã nhuyễn, chú ý nên chọn rau muống có nguồn gốc sạch. Tiếp đến đắp rau muống đã giã trực tiếp lên hậu môn đã được vệ sinh sạch sẽ mỗi tối trước khi đi ngủ. Sau 20 phút rửa lại với nước sạch, kiên trì thực hiện mỗi tuần 2 – 3 lần.

Giã nhuyễn rau muống đắp lên hậu môn cải thiện bệnh trĩ
Giã nhuyễn rau muống đắp lên hậu môn cải thiện bệnh trĩ

2.5. Sử dụng bột rau muống chữa trĩ

Để có thể dùng rau muống khi không có rau muống tươi thì người bệnh có thể dùng rau muống làm thành bột mịn để bảo quản sử dụng lâu hơn.

Cách thực hiện: Chuẩn bị khoảng 1 bó rau muống tươi, lấy phần non không bị dập úa, sâu bệnh, tốt nhất là rau muống biển. Sau khi rửa sạch, để ráo nước, mang rau muống đốt hoặc sao vàng cho đến khi rau muống cháy giòn. Tiếp đến nghiền rau muống thành bột, bảo quản trong lọ thủy tinh sử dụng dần. Mỗi ngày dùng 1 ít bột rau muống khuấy với nước cho sền sệt và đắp vào búi trĩ đã được rửa sạch. Nên thực hiện trước khi ngủ, để bột qua đêm, rửa lại hậu môn vào sáng hôm sau.

2.6. Xông hơi hậu môn bằng rau muống

Đây là cách được nhiều người bệnh áp dụng. Việc xông hơi hậu môn bằng rau muống và một số thảo dược khác giúp xoa dịu cơn đau hậu môn, giảm viêm nhiễm hiệu quả.

Cách thực hiện: Chuẩn bị 1 nắm rau muống, lá đau xương, sả và vỏ dừa khô. Đem rửa sạch các nguyên liệu và giã nhỏ rau muống. Sau đó trộn chung với các nguyên liệu khác, đốt cháy đến khi có khói, đưa lại gần hậu môn đã được rửa sạch để xông hơi. Thực hiện 1 lần/ngày để có hiệu quả tốt nhất.

Ngoài các cách này người bệnh trĩ cũng có thể dùng rau muống vừa chế biến các món ăn hàng ngày vừa giúp hỗ trợ điều trị trĩ.

Xông hậu môn bằng rau muống chữa trị bệnh trĩ
Xông hậu môn bằng rau muống chữa trị bệnh trĩ

3. Lưu ý khi sử dụng rau muống chữa bệnh trĩ

Rau muống tốt cho người bệnh trĩ nhưng khi sử dụng để ăn hay làm các bài thuốc cần chú ý chọn rau muống sạch rồi rửa nhiều lần bằng nước và ngâm kỹ với muối. Trên rau muống có một loại kí sinh trùng sán lá ruột lớn có tên Fasciolopsis buski. Ký sinh trùng này có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể nếu ăn rau sống hoặc nấu chưa chín kỹ và có thể gây ra các chứng khó tiêu, dị ứng, đau bụng. Nếu chọn rau muống nước trong các bài thuốc thì có thể nhiễm thuốc trừ sâu nên khi chế biến không ngâm rửa kỹ dễ có thể bị ngộ độc. Do đó không nên ăn rau muống sống để tránh các rủi ro như đau bụng, tiêu chảy. Lưu ý không nên dùng rau muống với các thực phẩm có thể gây biến đổi chất như phomai, sữa bò, sữa chua…

Cùng với hỗ trợ điều trị từ rau muống, người bệnh trĩ có thể chọn uống sản phẩm có chứa cao Diếp cá, cao Đương quy, Magie, Rutin, Meriva. Sản phẩm này sẽ giúp hỗ trợ điều trị và giúp phòng ngừa táo bón, giúp bảo vệ và tăng sức bền của tĩnh mạch, tăng cường sức khỏe tĩnh mạch và đường tiêu hóa. Đồng thời còn giúp hỗ trợ điều trị, phòng bệnh trĩ, cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ như chảy máu, đau rát, ngứa, sa búi trĩ… Người bệnh cũng có thể chọn dùng gel có thành phần là nghệ nano, cao diếp cá, cao trầu không, cao nhọ nồi… để giúp chăm sóc da, giúp làm mát và săn se da, góp phần ngăn ngừa viêm nhiễm trong nứt kẽ hậu môn và một số trường hợp như viêm, sưng, đau, rát, mụn nhọt, rò, nứt hậu môn…

Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi: Người bị bệnh trĩ có nên ăn rau muống không? Rau muống tuy có tác dụng tốt đối với người bệnh trĩ nhưng chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh chứ không thể điều trị được bệnh triệt để. Do đó người bệnh vẫn nên đi khám để biết tình trạng bệnh và được điều trị đúng cách.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA AN TRĨ VƯƠNG CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA