Bệnh trĩ có tái phát không – Làm gì để phòng tránh?

Tham vấn Y khoa:
Bs CK II Phạm Hưng Củng

Ngày đăng:
22 Tháng chín 2022

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
824

Bệnh trĩ có tái phát không còn tùy thuộc vào phương pháp điều trị và chế độ chăm sóc bản thân của người bệnh mỗi ngày. Khi mà căn bệnh này gây ra rất nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sinh hoạt.

1. Vì sao bệnh trĩ tái phát sau phẫu thuật?

Bệnh trĩ có thể gặp ở mọi lứa tuổi và có mức độ nặng nhẹ khác nhau, có phương pháp điều trị phù hợp. Thế nhưng có nhiều trường hợp sau khi đã phẫu thuật cắt trĩ thì một thời gian sau bệnh lại tái phát trở lại.

Vì sao bệnh trĩ tái phát sau phẫu thuật?
Vì sao bệnh trĩ tái phát sau phẫu thuật?

1.1. Nguyên nhân trực tiếp

Bệnh trĩ ở đây do hệ tĩnh mạch ở hậu môn, trực tràng đã bị giãn, suy yếu gây ra, đặc biệt có sự phình tĩnh mạch các đám rối tĩnh mạch ở mô xung quanh hậu môn dẫn đến hình thành búi trĩ. Sự suy giãn tĩnh mạch hậu môn trực tràng này sẽ khó có thể hồi phục như ban đầu.

Sau chữa trị nếu bệnh nhân không chú ý đến lối sống và các sinh hoạt hàng ngày, các đám rối tĩnh mạch hậu môn sẽ có xu hướng căng giãn. Do đó, bệnh trĩ đã chữa khỏi hoàn toàn có thể tái phát trở lại dễ dàng. Nguy hiểm hơn khi tái phát trở lại sẽ khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trong hơn.

1.2. Nguyên nhân gián tiếp

Sau phẫu thuật có thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ, bệnh trĩ rất dễ tái phát trở lại. Phẫu thuật chỉ mang tính chất giải quyết “phần ngọn” là cắt phần búi trĩ thò ra bên ngoài còn hệ tĩnh mạch suy yếu bên trong hoàn toàn không được can thiệp nên chỉ cần các yếu tố thuận lợi dưới đây sẽ rất dễ tái phát.

  • Chế độ ăn uống nghèo mà chất xơ, rau xanh và quả tươi.
  • Hay ăn thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, cay nóng,…
  • Sử dụng các loại chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá,…
  • Ngồi nhiều giờ trong ngày không di chuyển gây áp lực lên các đám rối tĩnh mạch trĩ.
  • Làm việc quá sức trong thời gian dài, làm việc nặng nhọc, mang vác vật nặng.
  • Thói quen đi đại tiện quá lâu, lướt web, xem fb, zalo, tiktok,…
  • Mang thai, thai nhi phát triển to đè lên vùng bụng làm chèn ép các mạch máu, các tĩnh mạch ở tầng sinh môn và đáy chậu khó lưu thông dẫn đến cương lên, dễ gây ra bệnh trĩ.
  • Bị bệnh xơ gan tắc tĩnh mạch cửa có thể làm tăng áp lực bên trong mạch cửa, từ đó làm áp lực ở các búi trĩ tĩnh mạch của trĩ tăng cao.

2. Các dấu hiệu tái phát của bệnh trĩ sau phẫu thuật

Dấu hiệu tái phát của bệnh trĩ sau phẫu thuật
Dấu hiệu tái phát của bệnh trĩ sau phẫu thuật

Bệnh trĩ dễ tái phát trở lại và nặng hơn nếu người bệnh không thay đổi thói quen xấu trong ăn uống và sinh hoạt. Các dấu hiệu của bệnh trĩ khi đã tái phát thì không quá khó để nhận ra.

  • Đi cầu ra máu: Thường gặp và phổ biến ở bệnh trĩ, xuất hiện ngay từ những giai đoạn đầu của bệnh và tăng dần mức độ nghiêm trọng khi bệnh phát triển. Ban đầu người bệnh có thể thấy trên giấy vệ sinh, bệnh nặng hơn sẽ thấy chảy máu ra nhiều hơn, thành tia máu.
  • Sa búi trĩ: Búi trĩ lòi ra hậu môn, người bệnh cảm thấy khó chịu, vướng víu ở hậu môn kèm theo đau rát. Bệnh ở mức độ nhẹ búi trĩ lòi ra ngoài có thể co lại được hoặc bệnh nhân tự đẩy lên được, tuy nhiên ở mức độ nặng búi trĩ lòi ra ngoài nhưng không tự co lại được, nằm luôn ngoài hậu môn nên dễ dàng bị cọ xát, gây viêm nhiễm, chảy máu,…
  • Đau rát vùng hậu môn: Bệnh trĩ gây ra cảm giác đau rát hậu môn trong và sau khi đi đại tiện. Cơn đau có thể kéo dài sau vài giờ. Nếu bệnh trĩ tái phát nặng sau phẫu thuật thì bệnh nhân thường chịu đựng cơn đau trong thời gian dài, thậm chí kéo dài dai dẳng.
  • Xuất hiện dịch nhầy vùng hậu môn: Bệnh trĩ gây ngứa, hậu môn có dịch nhầy ẩm ướt, khó chịu hoặc luôn có búi trĩ thò ra ngoài. Nếu bệnh tái đi tái lại nhiều lần sẽ làm tăng mức độ nguy hiểm hơn lần trước.

3. Làm gì để bệnh trĩ không tái phát?

Bệnh trĩ có tái phát không? câu trả lời là có tái phát. Nếu người bệnh “vi phạm” những nguyên nhân trên. Do đó, để phòng ngừa bệnh trĩ tái phát trở lại, người bệnh nên “tuân thủ” thực hiện một số giải pháp hữu ích dưới đây.

3.1. Thiết lập chế độ ăn uống hợp lý

Thiết lập chế độ ăn uống hợp lý tránh tái phát bệnh trĩ
Thiết lập chế độ ăn uống hợp lý tránh tái phát bệnh trĩ

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ giống như khi chữa trĩ lần đầu. Một số nhóm thực phẩm tốt cho người bệnh nên bổ sung sau đây:

  • Bổ sung nhóm thực phẩm giàu sắt: Sắt giúp cơ thể tổng hợp và tạo ra hồng cầu bùi lại lượng máu cơ thể mất đi do bị đi ngoài. Khi đó cơ thể phục hồi sức khỏe, khắc phục chứng mệt mỏi, thiếu máu thường xuyên xảy ra. Một số thực phẩm giàu sắt nên bổ sung như thịt bò, thịt gà, rau bina, cải xanh, cải xoăn, bí ngô,…
  • Bổ sung nhóm thực phẩm giàu chất xơ: Ăn thực phẩm giàu chất xơ giúp cho hệ tiêu hóa dễ dàng hơn, làm mềm phân, dễ dàng đi đại tiện. Từ đó giúp cải thiện tình trạng đi ngoài ra máu, làm giảm lượng máu bị mất ở người bệnh trĩ sau mỗi lần đi đại tiện. Nên bổ sung các loại củ, quả, các loại hoa quả: củ rền, xu hào, củ cải, quả việt quất, nho, dứa, xoài,…
  • Ăn nhóm thực phẩm có tính nhuận tràng: Các thực phẩm nhuận tràng ngoài cung cấp nhiều vitamin, chất xơ cho cơ thể, giúp nhuận tràng, giúp người bệnh cải thiện chứng táo bón – một trong những yếu tố bên ngoài hàng đầu gây ra bệnh trĩ. Ăn các thực phẩm như rau chân vịt, rau lang, rau mồng tơi, rau đay, rau diếp cá, khoai lang,…

3.2. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày

Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày giúp bệnh trĩ không tái phát
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày giúp bệnh trĩ không tái phát

Uống đủ nước rất tốt cho sức khỏe, thanh lọc cơ thể, tăng tuần hoàn máu, tiêu hóa khỏe hơn, làm mềm phân giúp đi cầu dễ dàng hơn. Cần đảm bảo mỗi ngày uống đủ 2 lít nước. Ngoài uống nước lọc cơ thể uống các loại nước trái cây.

3.3. Thường xuyên vận động nhẹ nhàng

Vì tính chất công việc, nhiều người có thói quen ngồi quá lâu, vì thế sẽ gây tăng áp lực lên tĩnh mạch hậu môn, đồng thời gây ứ trệ máu, căng phồng tĩnh mạch nguy cơ gây trĩ. Mỗi tiếng đồng ngồi hoặc đứng nên vận động đi lại 5 – 10 phút. Người bệnh nên thường xuyên đi lại, vận động nhẹ nhàng như đi cầu thang bộ thay vì đi cầu thang máy, tập thể dục đều đặn,… giúp nhu động ruột hoạt động tốt hơn. Lưu ý không vận động môn thể thao mạnh.

3.4. Đi đại tiện mỗi ngày

Tập thói quen đi đại tiện vào một khung giờ nhất định (như buổi sáng), điều này sẽ tập cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, quá trình nhu động đẩy phân ra bên ngoài tốt hơn giúp người bệnh đi đại tiện dễ dàng, thời gian đại tiện ngăn hơn.

3.5. Tránh đồ ăn cay nóng, chất kích thích

Tránh đồ ăn cay nóng, chất kích thích để bệnh trĩ không bị tái phát
Tránh đồ ăn cay nóng, chất kích thích để bệnh trĩ không bị tái phát

Ăn nhiều đồ cay nóng như ớt, tỏi,… và sử dụng chất kích như rượu, bia, thuốc lá,… thường xuyên là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ. Vì thế người bệnh cần lưu ý tránh ăn đồ cay nóng và sử dụng chất kích thích.

3.6. Hạn chế làm việc quá sức

Làm việc quá sức là nguyên nhân khiến búi trĩ lòi ra ngoài. Bởi vậy, người bệnh nên hạn chế làm việc nặng nhọc, quá sức.

3.7. Sử dụng sản phẩm thảo dược

Dùng sản phẩm thảo dược là một trong những cách hiệu quả nhất vừa phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Sản phẩm đó dạng viên uống chứa thành phần thảo dược như Diếp cá, Đương quy, Rutin, Nghệ Meriva, Magie và sản phẩm dạng gel thảo dược chứa cao Diếp cá, cao Trầu không, cao Thầu dầu tía, cao Nhọ nồi, Nghệ nano. Kết hợp 2 sản phẩm “trong uống, ngoài bôi” giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh trĩ: đau rát, chảy máu, viêm nhiễm, viêm nhiễm, đồng thời làm mát, tăng sức bền thành mạch, ngăn ngừa bệnh tái phát. Sản phẩm thảo dược nên rất an toàn có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn trả lời câu hỏi bệnh trĩ có tái phát không?. Đồng thời đưa ra những biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA AN TRĨ VƯƠNG CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA