Bệnh trĩ là một vấn đề khá phổ biến hiện nay và có thể gặp ở hầu hết các độ tuổi. Các bệnh nhân thường có chung một câu hỏi “Bệnh trĩ có tự khỏi được không?”. Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc này.
1. Tổng quát về bệnh trĩ
Bệnh trĩ là căn bệnh quá quen thuộc với nhiều người. Căn bệnh này thường xảy ra ở vùng hậu môn – trực tràng, xảy ra do đám rối tĩnh mạch khu vực này bị giãn quá mức. Lúc này các búi trĩ có thể hình thành trong hậu môn hoặc sa ra bên ngoài. Không chỉ vậy, do áp lực lớn các tĩnh mạch sẽ trở nên căng phồng và chèn ép vào các mô xung quanh gây chảy máu, sưng tấy và hình thành viêm nhiễm.
Bệnh trĩ thường được chia làm ba loại đó là:
- Trĩ nội: là hiện tượng các đám rối tĩnh mạch hình thành ở bên trong lòng ống hậu môn. Trĩ nội thường được chia làm 4 cấp độ, cấp độ càng cao mức độ càng nghiêm trọng hơn.
- Trĩ ngoại: Đây là hiện tượng búi trĩ hình thành từ tĩnh mạch ở bên ngoài hậu môn, nhìn giống như một khối thịt lồi ra. Búi trĩ ngoại gây nhiều đau đớn, vướng víu rất khó chịu và gây cản trở mỗi khi đi vệ sinh.
- Trĩ hỗn hợp: Là loại tổng hợp của cả trĩ nội và ngoại. Lúc này khu vực hậu môn liên tục bị kích thích và tiết dịch khiến các mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể làm cho người bệnh đau rát, ngứa ngáy và búi trĩ hình thành to hơn.
2. Vậy người bị bệnh trĩ có tự khỏi được không?
Bệnh trĩ có vị trí hình thành của trĩ vô cùng nhạy cảm nên nhiều người ngại ngùng, xấu hổ tự ý điều trị tại nhà mà không qua thăm khám. Ngoài ra, nhiều người cũng thắc mắc liệu bệnh trĩ có tự khỏi được không? Thực chất, bệnh trĩ không thể tự khỏi mà không qua thăm khám và điều trị hợp lý.
Theo các chuyên gia y tế, tùy vào từng cấp độ khác nhau của trĩ mà việc điều trị cần được tiến hành với phương pháp phù hợp nhất. Tuy nhiên, khi trĩ hình thành, bệnh nhân cần được thăm khám, chẩn đoán kỹ lưỡng rồi mới áp dụng biện pháp điều trị. Trĩ không thể tự khỏi, hơn nữa, nếu sử dụng phương pháp điều trị không đúng, bệnh có thể tiến triển nặng hơn và để lại biến chứng nguy hiểm.
Vì thế cho nên dù trong trường hợp nào, nếu các bạn phát hiện hoặc nghi ngờ bản thân mắc bệnh trĩ, cần đến ngay cơ sở y tế để khám và xử lý kịp thời. Bởi đây là một trong những căn bệnh có khả năng tái đi tái lại nhiều lần nên bạn cần có phương pháp điều trị dứt điểm và hiệu quả nhất. Đồng thời, người bệnh cần được tư vấn kỹ càng về chế độ chăm sóc, sinh hoạt để hạn chế sự phát triển của búi trĩ.
3. Khi nào cần đến bác sĩ và phương pháp điều trị bệnh trĩ hiện nay
3.1. Khi nào thì cần đến bác sĩ để kiểm tra trĩ?
Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bệnh trĩ, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu để quá lâu tình trạng bệnh trĩ trở nặng sẽ càng khó khăn và lâu hơn trong quá trình điều trị.
3.2. Các phương pháp điều trị
Sau khi đến các cơ sở chuyên khoa thăm khám, các bác sĩ sẽ chẩn đoán và tiến hành điều trị bệnh theo đúng giai đoạn và phác đồ riêng của từng bệnh nhân, cụ thể:
- Với những người bệnh phát hiện sớm ở giai đoạn đầu sẽ được các bác sĩ áp dụng điều trị nội khoa bằng các loại thuốc kháng sinh, chống viêm, kem bôi, thuốc đặt hậu môn. Ngoài ra, bác sĩ còn có thể tư vấn một số thảo dược như nghệ, rau diếp, lá bòng, vỏ lựu,… để hỗ trợ giảm triệu chứng. Bên cạnh đó, các bạn cũng nên kết hợp sủ dụng thêm thực phẩm chức năng khỏe chứa thành phần tự nhiên bao gồm đương quy, diếp cá, hoa hòe (rutin), meriva…sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ nhanh chóng. Đặc biệt, các thành phần đều là thảo dược thiên nhiên nên vô cùng an toàn và lành tính được Bộ y tế cấp phép lưu hành toàn quốc để kết hợp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả nhất.(Chi tiết sản phẩm tại đây).
- Trong trường hợp tình trạng bệnh trĩ của người bệnh nặng hơn và phương pháp điều trị nội khoa không hiệu quả, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật. Các phương pháp được áp dụng hiện nay gồm: phẫu thuật Milligan – Morgan, Whitehead -Toupet, Laser, tiêm xơ, thắt vòng cao su, chiếu tia hồng ngoại làm đông đặc niêm mạc hoặc đốt bằng dao điện tia cực tím,…
- Ngoài ra, người bệnh cần phải kết hợp với việc thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt, nghỉ ngơi để hỗ trợ các biện pháp điều trị. Hãy cố gắng luyện tập thể dục thường xuyên, hạn chế các thói quen xấu như thức khuya, ngồi nhiều, nhịn tiểu, ngồi bồn cầu lâu, uống nhiều rượu, bia, sử dụng chất kích thích,… để phòng tránh cũng như tránh triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn và tái phát sau khi điều trị.
Bài viết trên đây đã trả lời cho câu hỏi bệnh trĩ có tự khỏi được không. Trong trường hợp tiến hành điều trị người bệnh nên tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý bỏ thuốc hoặc liệu trình điều trị khi thấy bệnh trĩ có dấu hiệu đỡ hơn. Ngoài ra, nếu nhận thấy tình trạng bất thường nào sau khi điều trị hãy liên hệ với các bác sĩ để được hỗ trợ.
Ngoài ra, để đẩy lùi bệnh trĩ an toàn, hiệu quả nhất hãy lắng nghe Thầy thuốc ưu tú, BS Phạm Hưng Củng Nguyên Vụ trưởng Vụ Y học Cổ truyền, Bộ Y tế chia sẻ bí quyết TẠI ĐÂY.
Bài viết liên quan:
- Giải đáp câu hỏi: Bệnh trĩ có lây không?
- Bệnh trĩ có ảnh hưởng đến quan hệ không?
- [Giải đáp] Bệnh trĩ có di truyền không?
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn
TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA AN TRĨ VƯƠNG CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA