Bệnh trĩ huyết khối hay còn được gọi với những tên khác là trĩ tắc mạch hay bệnh huyết khối quanh hậu môn. Đây không phải là một bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng lại mang đến rất nhiều sự khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày.
1. Nguyên nhân gây trĩ huyết khối
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý trĩ huyết khối mà cần biết như:
- Táo bón hoặc tiêu chảy thường xuyên: Nguyên nhân đầu tiên gây ra trĩ huyết khối mà bạn cần biết đó chính là do táo bón hoặc tình trạng tiêu chảy thường xuyên gây ra áp lực cho hậu môn và khiến các búi trĩ hình thành.
- Ngồi nhiều lười vận động: Lười vận động cũng là một trong những nguyên nhân tăng áp lực lên hậu môn và khu vực trực tràng và gây hình thành trĩ huyết khối.
- Ăn uống không hợp lý: Chế độ ăn uống cũng là nguyên nhân có thể gây ra trĩ huyết khối. Nếu bạn là người đang có chế độ ăn không khoa học thiếu chất xơ, mỗi ngày không uống đủ 2 lít nước sẽ gây ra nguy cơ táo bón, giảm nhu động ruột. Từ đó việc đi tiêu hàng ngày của bạn trở nên khó khăn hơn dẫn đến búi trĩ hình thành.
- Người cao tuổi: Với người cao tuổi, chức năng tiêu hóa thường khiến họ táo bón và đây nguyên nhân khiến trĩ huyết khối hình thành.
- Phụ nữ có thai: Với phụ nữ mang thai, trĩ huyết khối có thể xuất hiện do sự thay đổi chế độ ăn uống nhiều chất đạm ít xơ, thêm vào đó là sự lo lắng có thể gây ra tình trạng táo bón. Ngoài ra khi mang thai, áp lực của thai nhi cũng là nguyên nhân khiến cho các tĩnh mạch bị chèn ép và làm tăng nguy cơ xuất hiện trĩ huyết khối.
- Do bệnh lý: Một số bệnh lý nhất là liên quan đến đường tiêu hoá cũng có thể là nguyên nhân khiến cho bạn dễ dàng bị trĩ huyết khối như: đại tràng, nứt hậu môn, béo phì,…
- Sinh con: Với những mẹ sinh thường, áp lực từ quá trình rặn sinh em bé ra có thể gây ảnh hưởng đến hậu môn.
- Trì hoãn đi tiêu: Nhịn đi tiêu luôn là một thói quen xấu và đây cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ huyết khối.
2. Mức độ nguy hiểm của bệnh trĩ huyết khối
Thông thường bệnh trĩ huyết khối sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy khá đau đớn, tuy nhiên bệnh bệnh nhân có thể kiểm soát cơn đau đó theo nhiều cách khác nhau. Ở một số trường hợp nghiêm trọng hơn khi bệnh không được kiểm soát kịp thời thì trĩ huyết khối có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:
- Nhiễm khuẩn huyết: Biến chứng này còn được gọi với tên gọi khác là ngộ độc máu và thường xuất hiện khi bệnh nhân bị nhiễm độ quá mức hay bị vi khuẩn tấn công. Bởi trong khoảng thời gian chảy máu hậu môn do trĩ, vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập và phát triển mạnh trong máu gây nhiễm khuẩn huyết. Một số triệu chứng đi kèm người bệnh có thể gặp phải khi xuất hiện triệu chứng này đó là: buồn nôn, sốt cao, đau dạ dày, khó thở, lo lắng,…
- Hoại tử: Biến chứng hoại tử thường sẽ xuất hiện khi khối trĩ bắt đầu phát triển mạnh hơn, bởi kích thước búi trĩ lớn sẽ dần cản trở máu lưu thông. Từ đó lâu ngày khu vực đó bị thiếu chất dinh dưỡng sẽ dẫn đến thiếu oxy và sinh ra hoại tử.
- Hình thành cục máu đông: Cục máu đông được hình thành do bệnh trĩ huyết khối sẽ có nguy cơ di chuyển ngược lại dòng máu và khiến các bộ phận khác trong cơ thể dần gặp vấn đề.
3. Phương pháp chẩn đoán bệnh trĩ huyết khối
Dựa vào một số các kết quả kiểm tra liên quan đến thể chất, các khu vực xung quanh liên quan đến búi trĩ cùng khu vực hậu môn, các bác sĩ sẽ dùng để chẩn đoán bệnh. Bên cạnh đó, dựa vào mức độ nặng của bệnh mà bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bạn thực hiện một số thủ thuật dưới đây:
- Nội soi: Thủ thuật này giúp bác sĩ xác định sự hiện diện của khối trĩ.
- Khám trực tràng: Xác định hoạt động mở rộng bất thường của trực tràng hoặc khối u trực tràng.
4. Các phương pháp điều trị bệnh trĩ huyết khối
4.1. Cách giảm đau tại nhà
Một số biện pháp thực hiện tại nhà để giảm đau cũng như hỗ trợ điều trị trĩ huyết khối đó là:
- Thay đổi chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống hàng ngày đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh trĩ. Do đó, để kiểm soát được bệnh này, người bệnh cần bổ sung các loại thức ăn mềm vào thực đơn, tránh đồ ăn cay nóng, thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, hay các chất kích thích độc hại.
- Sử dụng chất làm mềm phân: Bổ sung vào thực đơn các loại rau củ quả tươi để giúp việc đi đại tiện dễ dàng và giảm các triệu chứng của bệnh trĩ.
- Tiêu thụ chất xơ: Tăng cường sử dụng chất xơ trong các bữa ăn hàng ngày để giảm nhu động ruột, phòng ngừa táo bón, giảm kích ứng và các triệu chứng đau rát khi người bệnh đi đại tiện.
- Tập thể dục: Người bị bệnh trĩ cần duy trì thói quen tập thể dục thể thao để phòng ngừa cũng như làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ.
- Tạo thói quen đi đại tiện mỗi ngày theo một khung giờ cố định để, không nhịn khi có nhu cầu.
>>Xem thêm: 10 cách giảm đau trĩ hiệu quả, nhanh chóng tức thời
4.2. Điều trị trĩ huyết khối bằng thuốc Tây
Một số loại thuốc Tây thường được các bác sĩ kê đơn để điều trị trĩ huyết khối đó là:
- Thuốc giảm đau không kê đơn: Aspirin, Acetaminophen, Ibuprofen hoặc thuốc kháng viêm không Steroid.
- Thuốc gây mê cục bộ: Hỗ trợ làm ức chế cơn đau và làm tê liệt búi trĩ.
- Thuốc mỡ có chứa Hydrocortison: Hỗ trợ giảm ngứa, viêm sưng và các triệu chứng đau. Tuy nhiên với loại thuốc này, người bệnh không được sử dụng liên tục trong vòng hai tuần để tránh gây ra các tác dụng phụ.
- Thuốc tiêm búi trĩ: Đây là thuốc được chỉ định sử dụng cho các trường hợp bị trĩ huyết khối nặng, thuốc được sử dụng để co cứng búi trĩ, giảm viêm, giảm đau có thể tự rụng.
4.3. Chữa bằng phương pháp Đông y
Bên cạnh các phương pháp Tây y, bạn cũng có thể sử dụng một số sản phẩm thuốc chữa trĩ bằng Đông y. Hiện nay có rất nhiều các sản phẩm có thành phần từ thiên nhiên như: Cao diếp cá, Cao đương quy, Magie, Rutin, Curcumin dạng Meriva có tác dụng chữa trĩ huyết khối rất hiệu quả. Thêm vào đó, đây đều là các thành phần tự nhiên nên rất thích hợp sử dụng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.
4.4. Phương pháp phẫu thuật ngoại khoa
Phương pháp tốt nhất để phòng ngừa những biến chứng do bệnh trĩ huyết khối ở giai đoạn nặng đó chính là phẫu thuật. Một số phương pháp phẫu thuật có thể được chỉ định là:
- Cắt bỏ trĩ ngoại: Với việc phẫu thuật cắt bỏ trĩ ngoại, người bệnh sẽ cần nằm viện khoảng 3 – 7 hôm để theo dõi và đảm bảo quá trình phục hồi bệnh.
- Thắt dây cao su: Với phương pháp phẫu thuật này, người bệnh sẽ được buộc chân búi trĩ bằng một vòng cao su. Lúc đó, nguồn cung cấp máu được hạn chế và búi trĩ có thể tự rụng.
- Cắt trĩ bằng kẹp ghim: Với phương pháp phẫu thuật ngoại khoa này, bác sĩ sẽ sử dụng cụ dập ghim để tiến hành. Để tiến hành phương pháp này, các bác sĩ sẽ cần khoảng 30 phút và người bệnh có thể hồi phục sau vài ngày.
5. Biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ huyết khối
Để phòng ngừa tối đa bệnh trĩ huyết khối, bạn cần duy trì thực hiện một số điều sau đây:
- Bổ sung nước đầy đủ mỗi ngày để giữ độ ẩm và lượng nước trong cơ thể.
- Ngăn ngừa tình trạng táo bón bằng các sản phẩm nhuận tràng.
- Luôn cố gắng vận động sau mỗi 1 giờ làm việc, không ngồi lâu hoặc đứng lâu.
- Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn uống hàng ngày.
Trên đây là các thông tin cơ bản về bệnh trĩ huyết khối. Nếu bạn đang có các dấu hiệu của bệnh trĩ huyết khối thì bạn cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị sớm, tránh để ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Bài viết liên quan:
- Bệnh trĩ vòng là gì? Các biện pháp điều trị hiệu quả nhất
- Giải đáp bệnh trĩ có đau bụng không?
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn
TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA AN TRĨ VƯƠNG CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA