Bệnh trĩ nội: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và cách điều trị

Tham vấn Y khoa:
Bs CK II Phạm Hưng Củng

Ngày đăng:
3 Tháng bảy 2023

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
2521

Bệnh trĩ nội là căn bệnh ngày càng gia tăng và hầu hết mọi người đều có nguy cơ gặp phải căn bệnh này. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về trĩ nội nguy hiểm như thế nào để biết cách phòng tránh và điều trị.

1. Bệnh trĩ nội là gì?

Tìm hiểu về bệnh trĩ nội
Tìm hiểu về bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ nội là tình trạng tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng bị giãn quá mức và phình to ra. Giai đoạn đầu, búi trĩ sẽ là một khối thịt rất nhỏ, nằm phía dưới đường lược, sau khi bệnh phát triển thì khối thịt thừa này sẽ to dần ra và có hiện tượng bị sa ra ngoài.

Để nhận biết được bệnh trĩ nội thường khó khăn hơn với trĩ ngoại vì vị trí mọc búi trĩ nằm ở trong ống hậu môn, không gây đau do không có thần kinh cảm giác, ban đầu thường chưa nhìn thấy búi trĩ mà chỉ thấy các dấu hiệu như chảy máu khi đi cầu, đau rát hoặc chảy dịch và cảm giác nặng ở hậu môn, sau đó mới thấy có sa búi trĩ.

Triệu chứng điển hình nhất có thể nhận biết ở trĩ nội đó là tình trạng đi ngoài ra máu. Tuy không quá nguy hiểm và có thể tự thuyên giảm nhưng lại là nguyên nhân gây thiếu máu hoặc viêm tắc tĩnh mạch búi trĩ dẫn đến nhiều biến chứng khác.

2. Phân độ của bệnh trĩ nội và các triệu chứng tương ứng

Phân độ trĩ nội và các triệu chứng của bệnh trĩ nội
Phân độ trĩ nội và các triệu chứng của bệnh trĩ nội

Trĩ nội được phân thành 4 cấp độ tương ứng như sau:

2.1. Trĩ độ 1

Đây là cấp độ nhẹ nhất của trĩ nội. Ở trĩ độ 1 này, người bệnh thường xuất hiện những biểu hiện:

  • Đi cầu ra máu, ban đầu máu chỉ dính trên phân hay giấy vệ sinh, khi bệnh nặng hơn máu cũng chảy nhiều hơn, máu chảy nhỏ giọt hay bắn thành tia khi đi cầu
  • Nhận thấy hiện tượng đau rát khi đi cầu, ngứa ngáy hậu môn khiến bệnh nhân khó chịu.
  • Xuất hiện tình trạng táo bón kéo dài

Tuy là mức độ nhẹ nhưng nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể bệnh sẽ trở nặng và tiến dần về các cấp độ sau.

2.2. Trĩ độ 2

Khác với độ 1, các triệu chứng ở cấp độ 2 đã rõ ràng hơn. Cụ thể:

  • Người bệnh thường xuyên đi cầu ra máu
  • Hậu môn đau rát nghiêm trọng
  • Có cảm giác ngứa ngáy, bứt dứt phần hậu môn
  • Ngoài ra, lúc này người bệnh có thể thấy một cục thịt nhỏ lòi ra khi đi cầu tuy nhiên có thể tự co.

Nếu giai đoạn này người bệnh tiếp tục ngần ngại không tiến hành thăm khám sẽ khiến bệnh nặng và khó điều trị hơn.

2.3. Trĩ độ 3

So với giai đoạn 2 thì phân độ này rõ nét hơn hẳn. Người bệnh sẽ nhận thấy các biểu hiện như:

  • Lượng máu chảy ra ít hơn
  • Tuy nhiên búi trĩ sa ra ngoài và không thể tự co lên. Người bệnh phải dùng tay đẩy lên.
  • Ngay cả khi không đi ngoài thì người bệnh cũng có cảm giác búi trĩ thò ra và ngồi lên.

Nếu giai đoạn này vẫn không được thăm khám thì người bệnh sẽ phải tiến hành phẫu thuật cắt búi trĩ.

2.4. Trĩ độ 4

Phân độ 4 này, bệnh trĩ nội đã trở nặng và khiến người bệnh:

  • Sa búi trĩ bất cứ lúc nào
  • Búi trĩ không thể đẩy lại vào bên trong
  • Cảm giác đau đớn kèm theo chảy máu dù là đi hay đứng.

Ở phân độ 4, bệnh trĩ nội rất nguy hiểm bởi có thể gặp các biến chứng nặng nề như:

  • Dễ nhiễm trùng hoặc hoại tử búi trĩ vì không thể đẩy lên được
  • Nứt kẽ hậu môn kèm theo áp xe
  • Có nguy cơ cao dẫn đến ung thư trực tràng

3. Nguyên nhân bệnh trĩ nội

Những nguyên nhân gây bệnh trĩ nội
Những nguyên nhân gây bệnh trĩ nội

Trĩ nội có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau. Cụ thể như:

  • Do tĩnh mạch tại hạ bộ trực tràng, hậu môn bị phình gập, thu hẹp ống hậu môn khiến việc đẩy phân ra ngoài trở nên khó khăn hơn.
  • Phần hậu môn, trực tràng bị kích thích do vùng hậu môn bị nóng, lạnh quá mức do tiêu chảy, táo bón….
  • Gặp phải một số vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa như giảm nhu động ruột, đi ngoài chậm và ít vận động.
  • Đôi khi là do sự gia tăng áp lực vùng bụng như phụ nữ mang thai, người bị bệnh có khối u trong ổ bụng, người bệnh tuyến tiền liệt phì đại….
  • Có thói quen sinh hoạt thiếu khoa học như ăn uống quá no, nhịn đi vệ sinh, ngồi xổm quá lâu… Hoặc ăn nhiều thực phẩm cay nóng, đồ ăn dầu mỡ, uống rượu bia…
  • Thường xuyên bị căng thẳng do tập trung trong công việc, nên bỏ qua cảm giác đi cầu. Nguyên nhân này đang ngày càng phổ biến ở giới trẻ.

Các nguyên nhân này đều có thể gây nên các dấu hiệu của bệnh trĩ nếu các bạn không nhanh chóng cải thiện tình trạng sinh hoạt đặc biệt là thường xuyên nhịn đi cầu.

4. Đối tượng nguy cơ bệnh trĩ nội

Theo các chuyên gia nghiên cứu có đến khoảng ¾ dân số sẽ có khả năng mắc bệnh trĩ. Căn bệnh này xuất hiện đồng đều ở cả nam và nữ giới. Ngoài ra, người cao tuổi, người phải ngồi nhiều ít vận động hoặc phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh trĩ nội cao hơn cả.

Ngày nay bệnh trĩ nội có xu hướng trẻ hóa khi giới trẻ thường xuyên gặp áp lực công việc, phải ngồi lâu bên bàn máy tính dẫn đến tình trạng quên mất cảm giác đi cầu. Ngoài ra, việc sử dụng các loại đồ ăn nhanh, khó tiêu hóa, ăn ít chất xơ cũng khiến bị trĩ nội ngày càng phổ biến hơn.

5. Bệnh trĩ nội có nguy hiểm không?

Người bị bệnh trĩ nội có nguy hiểm không?
Người bị bệnh trĩ nội có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ nội tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại gây nên những trạng thái khó chịu như đau rát, ngứa ngáy vùng hậu môn. Nếu không được điều trị sớm có thể phát triển dần theo thời gian gây nên những biến chứng khác như ung thư trực tràng, thiếu máu, hoại tử búi trĩ, suy giảm chức năng co thắt hậu môn…Ngoài ra, việc xuất hiện các búi trĩ vùng hậu môn sẽ gây tác động tiêu cực đến đời sống tình dục.

6. Các biện pháp chẩn đoán bệnh trĩ nội

Để chẩn đoán bệnh trĩ nội, các y bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra khu vực trực tràng. Ngoài ra cũng có thể sử dụng các phương pháp khác như xét nghiệm tìm máu trong phân, soi đại tràng sigma hoặc soi hậu môn.

  • Kiểm tra trực quan: Các bác sĩ sẽ đeo bao tay chuyên dụng được thoa sẵn chất bôi trơn sau đó luồn một ngón tay vào trực tràng của người bệnh để kiểm tra sự hiện diện của búi trĩ cũng như các vấn đề khác.
  • Kiểm tra bằng phương pháp nội soi: Các bác sĩ sẽ luồn một ống nội soi mềm có gắn camera ở đầu qua đường hậu môn để kiểm tra bên trong trực tràng. Lúc này, camera sẽ hiển thị hình ảnh trực tràng qua màn hình và các bác sĩ sẽ chẩn đoán được bệnh.

7. Các biện pháp điều trị bệnh Trĩ nội

7.1. Sinh hoạt và ăn uống

Cách chữa trĩ nội đơn giản nhất bằng chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh
Cách chữa trĩ nội đơn giản nhất bằng chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh

Sinh hoạt và ăn uống góp phần lớn giúp cải thiện bệnh trĩ hiệu quả. Vì vậy để đẩy lùi bệnh trĩ các bạn nên thay đổi chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh.

7.2. Điều trị qua thuốc

Điều trị bệnh trĩ nội bằng thuốc thường được áp dụng cho những bệnh nhân mắc ở mức độ 1 và 2. Với trĩ nội độ 3 và 4 thì thuốc chỉ mang tác dụng giảm đau chứ không thể điều trị được bệnh dứt điểm. Một số loại thuốc điều trị trĩ nội thường được các bác sĩ kê đơn như:

  • Thuốc bôi chứa hydrocortisone
  • Thuốc chứa flavonoid
  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc gây tê và giảm đau tại chỗ
  • Thuốc co mạch
  • Kháng sinh
  • Chế phẩm từ thảo dược

7.3. Sử dụng thủ thuật

Một số thủ thuật chữa trị bệnh trĩ nội phổ biến hiện nay
Một số thủ thuật chữa trị bệnh trĩ nội phổ biến hiện nay

Một số thủ thuật giúp cải thiện bệnh trĩ có thể kể đến như: tiêm xơ, thắt vòng cao su,  quang đông hồng ngoại… Với các thủ thuật này các bạn nên đến phòng khám chuyên khoa để được thực hiện.

7.4. Phương pháp ngoại khoa

Một số phương pháp ngoại khoa người bệnh cũng có thể áp dụng để làm giảm tình trạng bị trĩ nội như:

  • Treo trĩ (Hemorrhoidopexy): Phương pháp này không cắt trực tiếp búi trĩ mà sẽ kéo các búi trĩ bị sa trở lại phía bên trong hậu môn
  • PT Longo: Biện pháp này thường được các bác sĩ áp dụng cho các trường hợp trĩ nội độ III. Phương pháp này thường dễ thực hiện, nhanh chóng và thẩm mỹ
  • Phẫu thuật khâu treo triệt mạch trĩ: Đây được xem là một phương pháp an toàn và đem lại hiệu quả ngay cả với những bệnh nhân mắc trĩ nội độ IV.

8. Phòng ngừa bệnh Trĩ nội

Các biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ nội cho bạn áp dụng
Các biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ nội cho bạn áp dụng

Để phòng ngừa trĩ nội tái phát, các bạn có thể áp dụng một số biện pháp như sau:

  • Bổ sung chất xơ trong chế độ ăn
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
  • Không nên ngồi lâu. Nếu làm việc văn phòng thì nên đứng dậy đi lại mỗi 30 phút một lần
  • Tuyệt đối không nên nhịn đi cầu, các bạn hãy đi vệ sinh ngay khi cảm thấy có nhu cầu.
  • Không rặn khi đại tiện
  • Hạn chế ăn thức ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, khó tiêu hóa
  • Chú ý cơ thể nếu gặp phải táo bón kéo dài
  • Tránh các đồ uống có cồn như rượu, bia; hạn chế uống nước ngọt đóng chai
  • Tuyệt đối không nên quan hệ tình dục qua đường hậu môn
  • Tránh các hoạt động gây áp lực lên vùng hậu môn trực tràng như nâng tạ hoặc nâng vật nặng
  • Ngoài ra, các bạn nên bổ sung viên uống chứa các loại thảo dược đương quy, diếp cá, hoa hòe (rutin), meriva… sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ nội một cách tốt nhất, giúp các vết thương nhanh chóng phục hồi sau khi phẫu thuật. Viên uống này vô cùng an toàn và được cấp phép lưu hành bởi Bộ y tế. (Chi tiết sản phẩm tại đây).

Trên đây là những chia sẻ về vấn đề bị trĩ nội nguy hiểm như thế nào? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp các bạn trang bị những kiến thức tốt trong phòng ngừa và điều trị bệnh trĩ nội. 

>> Xem thêm: Thầy thuốc ưu tú, BS Phạm Hưng Củng, Nguyên Vụ trưởng Vụ Y học Cổ truyền, Bộ Y tế sẽ tư vấn cách đẩy lùi bệnh trĩ an toàn, hiệu quả TẠI ĐÂY.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA AN TRĨ VƯƠNG CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA