Phụ nữ sau sinh rất dễ mắc bệnh trĩ do nhiều nguyên nhân. Căn bệnh này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như tâm lý người mẹ sau khi vượt cạn. Chúng ta hãy hiểu thêm về căn bệnh này qua bài viết bệnh trĩ sau sinh – Nguy hiểm tiềm tàng ở phụ nữ dưới đây!
1. Trĩ sau sinh là gì?
Bệnh trĩ là những búi tĩnh mạch giãn, tức là tĩnh mạch trở nên phình to và ứ máu. Những tĩnh mạch này ở vùng trực tràng và thay đổi nhiều kích thước từ quả lê đến quả nho. Có hai loại là trĩ nội (tĩnh mạch nằm bên trong cơ thắt) và trĩ ngoại (tĩnh mạch thò ra ngoài hậu môn).
Bệnh sĩ sau sinh xuất hiện là do kết quả của tăng sức nặng lên vùng đáy chậu vài tháng trước, trong và sau khi sinh vì bạn đang mang trong mình một em bé nặng khoảng 3kg. Tĩnh mạch giống như một cái van giúp đẩy máu về tim. Khi những tĩnh mạch này trở nên yếu đi, chúng sẽ bị ứ máu và căng phồng lên. Các tĩnh mạch này bị đẩy ra ngoài trong quá trình bạn chuyển dạ và rặn đẻ.
2. Tại sao phụ nữ hay bị trĩ sau sinh?
Một số lý do dẫn đến bệnh trĩ sau sinh ở phụ nữ đó là:
- Rặn nhiều khi sinh nở: Trong quá trình chuyển dạ và sinh em bé, các mẹ buộc phải dùng sức rặn mạnh và rặn nhiều lần gây ra áp lực lớn lên vùng tĩnh mạch hậu môn vốn đã đang rất yếu. Lúc này, khi tử cung mở to cũng làm tăng áp lực cho khoang chậu dễ gây tụ máu và sưng phù phần hậu môn khiến búi trĩ sa ra ngoài.
- Táo bón: Chế độ ăn không phù hợp, ăn ít rau xanh, bổ sung nhiều canxi, uống ít nước,… thường là nguyên nhân chính gây táo bón cho người mẹ. Không chỉ vậy, một số nguyên nhân khác dẫn tới táo bón có thể là do mẹ bầu thường có thói quen ngồi hay nằm nhiều một chỗ khiến phân lưu lại ruột lâu hơn, tái hấp thụ nước dẫn tới phân khô và đi đại tiện khó. Táo bón lâu ngày thường sẽ dẫn đến bệnh trĩ.
- Trọng lượng cơ thể của thai nhi: Thai nhi lớn khiến trọng lượng vùng bụng của cơ thể mẹ tăng tạo áp lực lên vùng trực tràng hậu môn và khiến các tĩnh mạch bị chèn ép, máu khó lưu thông, dẫn tới tình trạng tĩnh mạch căng phình lên và hình thành búi trĩ. Đây cũng là điều lý giải vì sao tỷ lệ mẹ bầu mắc trĩ cao nhất thường ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ.
- Tiền sử mắc bệnh trĩ: Phụ nữ đã từng bị trĩ hoặc bị trĩ trước khi mang thai dễ khiến bệnh trĩ ở mẹ bầu sau sinh có xu hướng diễn biến nặng hơn. Biểu hiện là các triệu chứng sẽ ngày một nghiêm trọng như gây chảy máu, viêm phù nề búi trĩ, thuyên tắc búi trĩ. Không chỉ vậy, trong quá trình mang thai, lượng progesterone được sản sinh ở mẹ bầu tăng cao, khiến tĩnh mạch giãn ra và theo kèm tình trạng ứ máu nên với người đã từng bị trĩ sẽ rất dễ bị tái phát bệnh trở lại.
3. Các dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh trĩ sau sinh
Để nhận biết bệnh trĩ sau sinh, các mẹ có thể theo dõi cơ thể để phát hiện một số dấu hiệu như sau:
- Đi đại tiện thấy máu: Ở giai đoạn đầu, máu xuất hiện với tần suất và số lượng tương đối ít. Bạn có thể vô tình nhận thấy vết máu trên giấy vệ sinh hoặc nhìn thấy tia máu có trong phân. Tuy nhiên, theo thời gian tình trạng chảy máu khi đi đại tiện sẽ xấu dần đi với lượng máu và tần suất tăng lên. Thậm chí bạn có thể cảm nhận rõ ràng tia máu chảy. Hơn thế nữa, máu chảy ra từ búi trĩ nhiều có khả năng bị đông lại trong hậu môn và xuất hiện những cục máu đông khi đi đại tiện.
- Sa búi trĩ: Tùy theo mức độ mà người mẹ sẽ cảm thấy các biểu hiện bệnh khác nhau. Ở mức độ nhẹ (độ I hoặc II), bệnh trĩ thường không nhiều khó khăn đến các sinh hoạt thường ngày. Khi búi trĩ bắt đầu sa ở mức độ 3 trở lên sẽ gây khó chịu cho người bệnh, nhất là khi phải di chuyển nhiều hay bê vác đồ nặng.
- Ngứa hậu môn: Đây là một triệu chứng thường thấy khi bị trĩ. Bạn sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu và mất tự tin khi gặp mọi người.
- Khối sưng đau hậu môn: Khi các búi trĩ bị thuyên tắc hoặc khối trĩ nội bị sa gây nghẹt tắc mạch sẽ gây sưng đau hậu môn. Tình trạng này gây đau nghiêm trọng, người bệnh không thể ngồi, đi lại hoặc sinh hoạt bình thường, thậm chí có người bệnh mô tả mức độ đau còn hơn cả khi chuyển dạ.
- Nứt rát kẽ hậu môn: Khi tình trạng bệnh kéo dài mà không có biện pháp điều trị, hậu môn có thể bắt đầu bị nứt và gây cảm giác rát, khó chịu. Điều này cũng khiến bạn dễ bị chảy máu khi đi vệ sinh.
- Các triệu chứng của bệnh trĩ hoặc bệnh lý khác kèm theo
4. Bị trĩ sau sinh có nguy hiểm không?
Sau sinh bị trĩ là một tình trạng thường gặp nhưng không nguy hiểm. Tuy nhiên, việc chủ quan, phát hiện và điều trị trĩ có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng, buộc phải phẫu thuật. Vì vậy, người bệnh không nên chủ quan vì có thể bệnh trĩ sau sinh có thể xuất hiện một số biến chứng như:
- Sa nghẹt búi trĩ: Đây là một trong những biến chứng thường gặp nhất. Tình trạng này xảy ra khi búi trĩ phát triển quá lớn, chèn ép lên các cơ vòng, gây tắc nghẽn và cản trở quá trình lưu thông máu. Người bệnh luôn cảm thấy đau khi chạm vào búi trĩ, đặc biệt khó khăn khi đi tiêu.
- Rối loạn chức năng hậu môn: Việc búi trĩ ngày càng lớn đã gây chèn ép lên các cơ quan, ảnh hưởng đến việc co thắt hậu môn, gây khó khăn cho việc đẩy các chất thải ra khỏi cơ thể.
- Thiếu máu: Đây là biến chứng xảy ra khi trĩ phát triển ở giai đoạn nặng, ra máu nhiều và liên tục.
- Viêm nhiễm hoặc hoại tử búi trĩ: Tình trạng viêm nhiễm hình thành do các búi trĩ liên tục tiết dịch ra bên ngoài, kết hợp với quá trình đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm nhiễm có thể làm lở loét búi trĩ, thậm chí là hoại tử.
- Dẫn đến các bệnh phụ khoa: Do hậu môn và âm đạo khá gần nhau, nên vi khuẩn gây hại ở hậu môn có khả năng rất cao lây lan sang âm đạo. Từ đó, gây ra hàng loạt các bệnh phụ khoa.
5. Trĩ sau sinh có tự khỏi không?
Trĩ sau sinh không thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tùy thuộc vào kích thước, vị trí và mức độ nghiêm trọng của trĩ mà quá trình lành bệnh có thể mất từ vài ngày đến vài tuần. Đôi khi, trĩ có thể trở thành mãn tính, cần đến hàng tháng để điều trị thành công. Người bệnh nên thăm khám bác sĩ ngay khi có các dấu hiệu trĩ để điều trị nhanh chóng và phòng ngừa biến chứng.
6. Khi nào cần gặp bác sĩ
Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu ban đầu của bệnh trĩ sau sinh, các mẹ nên đến gặp ngay các bác sĩ để được tư vấn, chẩn đoán và tiến hành điều trị. Tùy vào mức độ nặng hay nhẹ mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ phù hợp với từng cá nhân.
7. Cách chữa trĩ sau sinh
7.1. Nguyên tắc chữa trĩ sau sinh
2 nguyên tắc chữa bệnh trĩ sau sinh đó là:
- Thứ nhất: Ưu tiên hàng đầu là điều trị nội khoa kết hợp chế độ ăn uống 2 trong 1 (vừa ngừa trĩ vừa tốt cho mẹ bầu sau sinh) sẽ an toàn hơn với phụ nữ trong giai đoạn cho con bú.
- Thứ hai: Trường hợp mức độ bệnh trĩ sau khi sinh quá nặng thì phải can thiệp phẫu thuật. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp ít xâm lấn, ít đau, mau hồi phục sẽ phù hợp với thể trạng của người mẹ lúc này.
7.2 . Điều trị nội khoa
Lối sống lành mạnh: Thay đổi một lối sống tích cực. Ăn uống đủ bữa ngủ nghỉ đúng giờ. Đặc biệt tránh để tâm lý bị stress có thể dẫn đến các bệnh tiêu hóa.
Dùng thuốc
Điều quan trọng khi dùng thuốc điều trị bệnh trĩ sau sinh là người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Tự ý dùng thuốc hoặc dùng thuốc không đúng chỉ định có thể làm trầm trọng thêm tình trạng trĩ hoặc ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ. Một số thuốc có thể được chỉ định như sau:
- Kem bôi trĩ, thuốc xịt, thuốc mỡ… giúp giảm các triệu chứng như đau, ngứa và chảy máu trong thời gian ngắn
- Thuốc làm mềm phân kê đơn
- Thuốc giảm đau paracetamol
>> Xem thêm: Top 5 thuốc bôi trĩ cho phụ nữ sau sinh an toàn, hiệu quả
7.3. Phẫu thuật cắt trĩ
Phẫu thuật thắt búi trĩ: Đối với các trường hợp chảy máu dai dẳng hoặc đau do trĩ, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thực hiện một thủ thuật xâm lấn tối thiểu, gọi là thắt búi trĩ. Bác sĩ sẽ buộc một hoặc hai vòng cao su xung quanh gốc búi trĩ để cắt đứt lưu thông máu. Sau khoảng một tuần, búi trĩ sẽ khô và rụng đi. Các tác dụng phụ thường gặp của phương pháp này là khó chịu và chảy máu trong khoảng 2 – 4 ngày sau khi thực hiện thủ thuật.
Phẫu thuật cắt trĩ: Đây là biện pháp hiệu quả và dứt điểm nhất để điều trị bệnh trĩ nặng hoặc tái phát.
Người bệnh sẽ được phẫu thuật trong tình trạng gây tê tại chỗ kết hợp với thuốc an thần hoặc gây tê tủy sống, gây mê toàn thân. Sau đó, bác sĩ sẽ loại bỏ các mô thừa gây chảy máu. Các biến chứng có thể gặp, từ nặng đến nhẹ, như: đau, chảy máu, bí tiểu, hẹp hậu môn và nhiễm trùng.
8. Phòng ngừa bị trĩ sau sinh
Để phòng ngừa bệnh trĩ sau sinh các mẹ nên:
- Thay đổi chế độ sinh hoạt hàng ngày: Vận động thường xuyên với những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga,… Người bệnh nên nằm nghỉ khi mệt mỏi. Không nên ngồi hoặc đứng quá lâu sẽ làm tăng áp lực lên vùng chậu.
- Lên thực đơn ăn uống khoa học, bổ sung nhiều chất xơ vào các bữa ăn để giúp cải thiện tình trạng táo bón kéo dài và phòng ngừa bệnh trĩ tái phát.
- Bổ sung ít nhất là 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể hoạt động tốt, giúp phân mềm hơn và dễ đi cầu hơn.
- Cần giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ để hạn chế nguy cơ xâm nhập của các vi khuẩn bên ngoài; đi vệ sinh khi có nhu cầu để điều hòa chức năng tiêu hóa, nhịn đi tiêu có thể gây tổn thương các cơ vùng hậu môn.
- Ngoài ra, hãy kết hợp với việc sử dụng viên uống bảo vệ sức khỏe chứa các thảo dược tự nhiên như đương quy, diếp cá, hoa hòe (rutin), meriva… sẽ giúp vết thương chóng lành và phục hồi tốt hơn đặc biệt là với những trường hợp phẫu thuật. Viên uống này được Bộ y tế cấp phép lưu hành toàn quốc và an toàn đối với cả mẹ bầu và mẹ cho con bú. (Chi tiết sản phẩm tại đây).
Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh trĩ sau sinh – nguy hiểm tiềm tàng. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích được cho các mẹ sau sinh giảm bớt tình trạng bệnh trĩ cũng như nguy cơ mắc trĩ.
> Xem thêm: Sản phẩm đẩy lùi bệnh trĩ sau sinh 100% thảo dược không ảnh hưởng tới nuôi con TẠI ĐÂY.
Phần tiếp theo: Top những dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ở nữ bạn cần biết để phòng tránh
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn
TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA AN TRĨ VƯƠNG CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA