Nhiều người bị trĩ có tâm lý e ngại, sợ đau không đi khám và điều trị. Vì thế, đã sử dụng thuốc uống như một giải pháp ưu tiên điều trị bệnh trĩ tốt nhất. Vậy thì bị bệnh trĩ uống thuốc có hết không, dùng thuốc nào cho nhanh khỏi?. Để trả lời cho câu hỏi đó, mời bạn đọc tham khảo những thông tin hữu ích trong bài viết sau.
1. Bệnh trĩ uống thuốc tây có hết không?
Bị bệnh trĩ uống thuốc có hết không?, còn tùy thuộc vào mức độ bệnh đang mắc phải nặng hay nhẹ. Sự kiên trì và cách sử dụng thuốc mỗi người có đáp ứng hay không. Đồng thời liên quan đến những thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, chế độ vận động. Cụ thể sau đây:
Sa búi trĩ có to không? Cấp độ trĩ nhẹ hay nặng
Trĩ ở cấp độ 1, 2 kích thước búi trĩ chưa quá to nên có thể sử dụng thuốc tây để uống, kết hợp với các loại thuốc bôi hay thuốc đặt tại chỗ khác nhau giúp điều trị bệnh trĩ. Trĩ ở cấp độ 3 mặc dù búi trĩ đã phát triển kích thước lớn nhưng vẫn có thể chữa trị được bằng thuốc, tuy nhiên việc chữa trị sẽ kéo dài và lâu hơn so với trĩ độ 1, 2.
Trĩ cấp độ 4 – cấp độ trĩ nặng nhất, uống thuốc tây chữa bệnh gần như không còn tác dụng hoặc chỉ có tác dụng rất ít không đáp ứng được phác đồ điều trị bệnh. Bởi trĩ ở cấp độ này, búi trĩ có kích thước to cực đại, lòi ra ngoài và không thể co vào được trong ống hậu môn nên thuốc uống khó làm teo búi trĩ. Lúc này, người bệnh bắt buộc phải điều trị ngoại khoa cắt bỏ búi trĩ.
Điều trị bệnh trĩ khỏi nhanh hay chậm sẽ phục thuộc vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Vì thế, lời khuyên hữu ích cho người bệnh là thăm khám và chữa trị ngay sau khi phát hiện bệnh. Đừng để bệnh nặng mới chữa trị sẽ rất lâu khỏi, thậm chí không khỏi.
Độ kiên trì và cách dùng thuốc Tây chữa bệnh
Điều trị bệnh cần phải có tính kiên trì, tuy nhiên có nhiều người bệnh trĩ khi điều trị thấy bệnh thuyên giảm đã tự ý thay đổi liều lượng của thuốc, không nhớ dùng thuốc đều đặn mỗi ngày, đang uống nửa chừng thì bỏ dở liều điều trị, …Việc này ảnh hưởng lớn đến kết quả đạt được của thuốc, khiến bệnh tái phát lại và khó có thể chữa dứt điểm.
Sử dụng thuốc Tây điều trị bệnh trĩ hiệu quả cần phải kiên trì dùng đúng liều thuốc trong thời gian nhất định để điều trị cho búi trĩ teo nhỏ dần. Đồng thời tuân thủ và làm theo hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị bệnh để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Kết hợp thói quen tốt khi dùng thuốc trị bệnh trĩ
Thuốc chữa trĩ phát huy tác dụng tốt nhất khi dùng đúng liều lượng và đủ thời gian. Bên cạnh đó, người bệnh phải có thói quen tốt thì bệnh mới nhanh khỏi. Nên kiêng các loại thực phẩm không có lợi cho bệnh trĩ, tăng cường bổ sung nhiều rau xanh và các loại thực phẩm tốt cho người bệnh trĩ, các thói quen sinh hoạt hàng ngày, công việc, cuộc sống, … cũng là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến kết quả chữa trị bệnh. Ngược lại nếu người bệnh không có chế độ kiêng khem ăn uống khoa học, lối sống sinh hoạt, nghỉ ngơi, làm việc điều độ thì có thể tác động khiến thời gian điều trị bệnh trĩ lâu hơn, hiệu quả đạt được không cao, có thể khiến cho bệnh tái phát và nặng hơn.
Cơ địa người bệnh và sự phù hợp thuốc trị trĩ
Thực tế chứng minh, khi cùng mắc một bệnh và cùng điều trị bằng thuốc giống nhau nhưng có những người khỏi bệnh nhanh và có những người phải đổi thuốc do bệnh biến chuyển chậm. Điều này cho thấy cơ địa người bệnh và sự phù hợp thuốc cũng tác động nhiều đến hiệu quả chữa trị bệnh bằng thuốc Tây.
2. Các loại thuốc Tây chữa trị bệnh trĩ
Thuốc Tây chữa bệnh trĩ bao gồm 3 dạng: thuốc bôi, thuốc uống và thuốc đặt.
2.1. Thuốc Tây trị bệnh trĩ dạng bôi
Thuốc Tây trị bệnh trĩ dạng bôi có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh trĩ từ bên ngoài. Thuốc chứa các thành phần chất bôi trơn, các chất làm mềm và làm dịu da, có thể kết hợp với các thuốc gây tê để làm giảm khó chịu, giảm đau rát tức thì cho người mắc bệnh trĩ.
- Thuốc co mạch, giảm chảy máu do búi trĩ: Các thuốc được sử dụng như Ephedrin sulfat 0,1 – 0,125%, thuốc Phenylephrine HCL 0.25%, …Tuy nhiên, cần lưu ý các thuốc này chống chỉ định dùng cho người bệnh tim mạch, tăng huyết áp, cường giáp, tiểu đường, phì đại tuyến tiền liệt.
- Thuốc bảo vệ và giảm mức độ khó chịu bệnh trĩ: Các thuốc đó gồm thuốc Lanolin, thuốc Glycerin, kem kẽm Oxit, … có tác dụng tạo hàng rào vật lý để bảo vệ da, niêm mạc tạm thời, giảm ngứa, khó chịu, bỏng rát, đồng thời ngăn ngừa kích thích ứng các mô ở trực tràng – hậu môn và sự mất nước ở lớp sừng biểu bì.
- Thuốc giảm đau trĩ, giảm ngứa, bỏng rát, khó chịu, kích ứng ở xung quanh hậu môn: Các thuốc gồm Benzocain 5-20%, thuốc Lidocaine 2-5%. Tuy nhiên, cần lưu ý các thuốc này có thể gây phản ứng quá mẫn với bỏng và ngứa.
- Thuốc chống viêm tại chỗ: Thuốc Hydrocortisone 0,25-1% để giảm ngứa, giảm viêm.
- Thuốc kháng sinh tại chỗ: Các thuốc thường sử dụng như Neomycin, Framycetin, …
Các thuốc trên chỉ sử dụng khi đã thăm khám và bác sĩ tư vấn chỉ định sử dụng thuốc.
>> Xem thêm: Top 10 thuốc bôi trĩ tốt nhất hiện nay
2.2. Thuốc Tây trị bệnh trĩ dạng uống
Bên cạnh thuốc Tây bôi tại chỗ, thuốc Tây trị bệnh trĩ dạng uống kết hợp cùng điều trị cả bên ngoài và bên trong. Một số thuốc thường dùng như:
- Thuốc giúp co mạch: Các thuốc được sử dụng như Phenylephrine, thuốc Epinephrine, thuốc Norepinephrine, … có tác dụng co thắt mạch máu, làm mạch máu thu nhỏ lại búi trĩ, giúp búi trĩ teo dần và biến mất. Tuy nhiên, khi sử dụng các thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như căng thẳng, mất ngủ, run, tăng huyết áp, …
- Thuốc làm bền thành mạch trĩ: Thuốc thường sử dụng như Daflon, các nhóm thuốc Flavonoid gồm Diosmin, thuốc OPCs và thuốc Hesperidin. Nhóm thuốc flavonoid có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị trĩ và giảm tĩnh mạch. Đồng thời còn có tác dụng làm tăng trương lực mạch máu, làm bền thành mạch và đối kháng tác dụng của các chất trung gian hóa học trong viêm.
- Thuốc giảm đau do trĩ: Thuốc sử dụng như Paracetamol, nhóm thuốc NSAIDs. Tuy nhiên, cần lưu ý không dùng thuốc giảm đau nhóm Opioid vì khả năng gây táo bón cao.
- Thuốc chống viêm: Thuốc NSAIDs, thuốc Glucocorticoid, thuốc Alpha Chymotrypsin, … dùng trong trường hợp có viêm búi trĩ, phù nề búi trĩ, tác mạch trĩ, …Thuốc chống viêm mạnh thuốc nhóm Corticoid như Hydrocorticoid giúp làm giảm triệu chứng ngứa, đau, khó chịu, … Thuốc này chỉ sử dụng trong thời gian ngắn, tránh sử dụng kéo dài.
- Thuốc kháng sinh: Thuốc sử dụng như Penicillin, thuốc Cephalosporins, thuốc Carbapenem, … có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn khi bị viêm sưng hậu môn, búi trĩ.
- Thuốc nhuận tràng: Trường hợp táo bón sử dụng thuốc Forlax 10g, thuốc Sorbitol 5g, thuốc Duphalac 10g/15ml, …
2.3. Thuốc Tây trị bệnh trĩ dạng viên đặt
Ngoài thuốc bôi, thuốc uống, các loại thuốc đặt cũng được ưu tiên sử dụng đặt/nhét hậu môn như thuốc Avenoc, Witch hazel, thuốc Calmol, …có tác dụng làm giảm triệu chứng viêm, sưng, đau, cải thiện được tình trạng bệnh lý. Tuy nhiên, cần lưu ý khi sử dụng thuốc này vì có thể gây ra tác dụng phụ như làm mỏng da, kích ứng tại chỗ, ….
>> Xem thêm: Top 7 thuốc đặt hậu môn chữa bệnh trĩ hiệu quả
3. Giúp co trĩ, giảm đau rát với giải pháp từ thảo dược “trong uống, ngoài bôi”
Bên cạnh các loại thuốc Tây chữa bệnh trĩ thì các sản phẩm chiết xuất từ thảo dược cũng được rất nhiều người bệnh trĩ ưu tiên sử dụng, bởi hiệu quả hỗ trợ giảm đau rát trĩ nhanh, tác động làm co búi trĩ, làm lành tổn thương, ngăn ngừa viêm nhiễm và sử dụng đơn giản.
Sản phẩm thảo dược bào chế dạng viên uống chứa thành phần Diếp cá, Đương quy, Rurin, Meriva, Magie có tác dụng hỗ trợ làm tăng cường sức bền thành mạch, giảm các triệu chứng bệnh của bệnh trĩ như chảy máu, đau, sa búi trĩ, … Sản phẩm thảo dược bào chế dạng gel bôi chứa thành phần cao Diếp cá, cao Trầu không, cao Thầu dầu tía, cao Nhọ nồi, Nghệ nano có tác dụng làm mát và săn se da, góp phần ngăn ngừa viêm nhiễm trong trường hợp viêm, sưng, đau, rát, ….Cả 2 sản phẩm chiết xuất từ thảo dược có thể dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.
Trên đây là những thông tin chia sẻ bị bệnh trĩ uống thuốc có hết không? và đưa những loại thuốc điều trị trĩ tốt nhất. Đồng thời kết hợp chế độ ăn uống hợp lý, sinh hoạt khoa học thì bệnh mới nhanh khỏi và tránh tái phát.
Bài viết liên quan: Top 8 loại thuốc trị bệnh trĩ của Mỹ được tin dùng
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn
TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA AN TRĨ VƯƠNG CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA