Một bệnh lý hô hấp nghiêm trọng nhưng lại khá phổ biến ở trẻ em đó chính là viêm họng mủ. Bệnh có thể tái đi tái lại nhiều lần và khi tái lại, các triệu chứng sẽ trở nên nặng hơn và kèm theo đó là các biến chứng về tai mũi họng. Cùng tìm hiểu chi tiết về căn bệnh này trong bài viết dưới đây nhé.
1. Viêm họng mủ là gì?
Viêm họng mủ là một bệnh lý đường hô hấp do nhiễm virus, vi khuẩn tấn công mãnh liệt vào niêm mạc họng, dẫn đến viêm nhiễm và xuất hiện mủ trắng.
Ai cũng có thể bị viêm họng mủ, tuy nhiên bệnh thường xảy ra chủ yếu ở trẻ em, những người có sức đề kháng kém, hoặc thói quen vệ sinh răng miệng không tốt,…
2. Nguyên nhân viêm họng mủ
Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm họng mủ thường gặp hiện nay đó là:
- Vệ sinh răng miệng: Không để ý đến việc vệ sinh răng miệng được cho là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng viêm họng mủ. Bởi đây chính là nguyên nhân dẫn đến vi khuẩn sinh sôi và trú ngụ bên trong khoang miệng.
- Viêm họng cấp: Bệnh viêm họng cấp không được điều trị dứt điểm và kịp thời cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm họng mủ.
- Cổ họng bị khô: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng cổ họng bị khô như: thời tiết hanh khô, thói quen thở bằng miệng lâu ngày, ngủ lâu trong phòng điều hòa hoặc trẻ nói nhiều, la hét quá mức,…
- Bệnh dạ dày: Những người có tiền sử mắc các bệnh về dạ dày đều có thể dẫn tới viêm họng mủ do axit trào ngược.
- Chế độ ăn uống: Nguyên nhân gây viêm họng mủ do chế độ ăn uống có thể kể đến là do người bệnh sử dụng quá nhiều đồ ăn cay nóng, nhiều gia vị, đồ uống có cồn dẫn đến tổn thương dạ dày và vùng họng.
- Môi trường không đảm bảo: Môi trường sống có nhiều khói bụi, chất độc hại, khí thải cũng có thể là nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bệnh lý viêm họng mủ.
- Cơ địa: Cơ địa dễ dị ứng với các yếu tố như: phấn hoa, lông thú nuôi, bụi min,… sẽ gây kích thích vùng mũi họng và tạo ra tiền đề gây bệnh viêm họng mủ.
3. Triệu chứng phổ biến của viêm họng mủ
Các triệu chứng mà bệnh nhân có thể gặp phải khi bị viêm họng mủ đó là:
- Ho: Triệu chứng phổ biến của người mắc bệnh viêm họng mủ đó chính là ho. Tùy vào cơ địa mỗi người mà bệnh nhân có thể ho khan hoặc ho có đờm. Do đó, người thân bên cạnh cần theo dõi để đánh giá vấn đề.
- Sốt: Một số trường hợp, bệnh nhân viêm họng mủ có thể bị sốt nhẹ, sốt cao hoặc không sốt tùy vào sự phản ứng của cơ thể đối với các yếu tố gây bệnh.
- Đau họng: Người bị viêm họng mủ có thể xuất hiện tình trạng đau cổ họng khi nuốt nước bọt, hay ăn uống. Bởi khi bị viêm họng mủ thì đồng nghĩa với việc cổ họng và amidan đã bị tổn thương trong thời gian dài.
- Ngứa họng: Lúc này cổ họng cũng bắt đầu có sự nhạy cảm và có cảm giác ngứa họng râm ran.
- Miệng có mùi hôi: Triệu chứng này xuất hiện một phần là do vệ sinh răng miệng không đúng cách cũng như mủ trắng xuất hiện cũng sẽ khiến hơi thở có mùi.
- Cổ họng nổi mủ: Người bị viêm họng mủ thường sẽ có xuất hiện mủ màu trắng hoặc xanh. Mủ sẽ đi ra ngoài khi người bệnh ho hoặc khạc đờm.
- Dấu hiệu viêm họng mủ ở trẻ em: Trẻ bị viêm họng mủ thường ho nhiều về đêm cũng như tiết ra rất nhiều đờm dãi. Hầu hết trẻ đều có biểu hiện hôi miệng, có mủ trắng và quấy khóc liên tục.
4. Bệnh viêm họng có mủ có lây hay không?
Rất nhiều người thắc mắc viêm họng mủ có lây không? Câu trả lời là có lây. Bởi nguyên nhân gây viêm họng mủ là do nhiễm vi khuẩn và virus, nên bệnh có khả năng lây nhiễm rất nhanh.
Viêm họng mủ sẽ lây nhiễm từ người này qua người khác thông qua nước bọt, dịch mũi hoặc dịch nhầy tiết ra từ niêm mạc họng của người bệnh. Ngoài ra, bạn có thể lây bệnh qua virus vãng lai trong không khí khi ở cùng không gian với người bệnh. Bên cạnh đó, việc dùng chung đồ cá nhân với người bệnh như bàn chải đánh răng, cốc, bát đũa,… cũng có nguy cơ bị lây bệnh.
5. Viêm họng mủ có gây nguy hiểm không?
Bệnh viêm họng mủ nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Nhiễm trùng lan tỏa: Do tai, mũi, họng có liên thông với nhau nên khi bị viêm họng mủ, người bệnh có thể xuất hiện các biến chứng như: viêm xoang, viêm mũi, viêm tai giữa,…
- Biến chứng đường hô hấp: Một số biến chứng nguy hiểm mà bệnh nhân có thể gặp phải đó là: viêm amidan, viêm phổi, áp xe thành họng,…
- Một số biến chứng khác: thấp khớp, viêm cầu thận, ung thư vòm họng,…
Viêm họng mủ là bệnh lý có tính lây lan mạnh. Do đó, khi tiếp xúc với người bệnh, cần đeo khẩu trang y tế và tránh tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi họng của họ.
6. Phương pháp điều trị viêm họng có mủ
Một số phương pháp điều trị viêm họng có mủ mà người bệnh cần biết đó là:
6.1. Sử dụng thuốc Tây trị viêm họng có mủ
Hiện nay thuốc tây đang được sử dụng rất nhiều và phổ biến trong việc điều trị bệnh bởi tính hiệu quả nhanh chóng và thuận tiện. Một số loại thuốc tây thường được sử dụng trong việc điều trị viêm họng có mủ đó là:
- Thuốc kháng sinh: Có thể được sử dụng ở dạng tiêm và dạng uống để ức chế sự phát triển cũng như tiêu diệt vi khuẩn.
- Thuốc ho: Với một số công dụng chính như: giảm ho, long đờm, bổ phế,… đây cũng là một trong số các loại thuốc được kê cho người bị bệnh viêm họng có mủ.
- Thuốc súc họng: Được sử dụng với tác dụng chính là kháng viêm, kháng khuẩn, làm sạch và duy trì tính kiềm nhẹ ở khu vực cổ họng.
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Các loại thuốc hạ sốt thông thường được kê là thuốc hạ sốt có chứa paracetamol ở dạng viên sủi, viên nên, bột,…
6.2. Bài thuốc dân gian trị bệnh viêm họng có mủ
Những bài thuốc dân gian dùng để điều trị bệnh viêm họng mủ thường được nhiều người áp dụng bởi sự tiện lợi, lành tính cũng như chi phí thấp. Tuy nhiên phương pháp này cũng không nên được áp dụng cho mọi trường hợp bệnh. Một số bài thuốc dân gian bạn có thể tham khảo đó là:
- Chữa viêm họng mủ tại nhà bằng mật ong
- Điều trị bằng tỏi
- Sử dụng củ gừng để điều trị viêm họng có mủ
- Dùng nước cốt từ quả lê
- Chanh hấp chữa viêm họng mủ
6.3. Trị viêm họng có mủ bằng thuốc Đông y
Phương pháp cuối cùng được nhiều người sử dụng trong điều trị viêm họng có mủ đó chính là Đông y. Theo Đông y, viêm họng có mủ thuộc chứng bệnh hầu tý. Khi có các tác nhân bên ngoài xâm nhập từ “cửa ngõ lưu thông” là hầu họng, thì cơ thể sẽ mất cân bằng âm dương, khí huyết trì trệ từ đó xuất hiện các triệu chứng kể trên.
Do vậy, với Đông y, người bệnh sẽ được tập trung vào các bài thuốc điều hòa cơ thể, lưu thông khí huyết để cơ thể trở về trạng thái cân bằng.
Bên cạnh đó, người bị viêm họng mủ cũng cần sử dụng các sản phẩm xịt họng có chiết xuất từ thiên nhiên như: Xuyên tâm liên, hoàng liên, hoàng cầm, bách bộ, xạ can, húng chanh, cỏ ngọt, mật ong, tinh dầu bạc hà,…. Đây đều là những sản phẩm thiên nhiên lành tính, có công dụng rất tốt trong giảm đau, giảm sưng, ngứa rát cổ họng,…
7. Cách phòng tránh bệnh viêm họng mủ
Để phòng ngừa viêm họng có mủ cũng như các bệnh lý viêm đường hô hấp khác, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa, bạn cần chú ý những điều dưới đây:
- Vệ sinh răng mũi họng trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy. Có thể súc họng, xịt mũi bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch chuyên dụng để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
- Giữ ấm cơ thể khi trời trở lạnh, nhất là khi ra ngoài vào sáng sớm hoặc buổi tối. Bạn nên tắm bằng nước ấm trong phòng kín không có gió lùa để tránh cảm lạnh.
- Hạn chế đến nơi đông người trong mùa dịch, không tiếp xúc gần với người có triệu chứng cúm, viêm họng hoặc viêm đường hô hấp khác. Trong trường hợp bắt buộc thì cần đeo khẩu trang y tế.
- Hạn chế ăn nhiều những đồ ăn, thức uống quá lạnh như nước đá, kem,… thay vào đó là uống nước ấm và các thực phẩm nóng.
- Không hút thuốc lá và tránh xa những khu vực có nhiều khói thuốc và chất độc hại.
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất cho cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch chống lại vi khuẩn gây bệnh.
- Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi ăn và khi tiếp xúc với người bệnh.
- Uống nhiều nước để giúp thanh lọc cơ thể và sạch đường hô hấp.
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm gây kích ứng niêm mạc họng như: đồ cay, mù tạt, sa tế…
Trên đây là những thông tin quan trọng về bệnh viêm họng có mủ mà bạn cần biết. Khi xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào kể trên, người bệnh cần nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và có hướng dẫn điều trị cụ thể, tránh để gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Bài viết liên quan:
- Các loại viêm họng thường gặp hiện nay
- Viêm họng bội nhiễm có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?
- 3 cách chữa viêm họng mủ trắng tại nhà hiệu quả
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn