Viêm phế quản: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
6 Tháng chín 2024

Lần cập nhật cuối:
14 Tháng chín 2024

Số lần xem:
37

Viêm phế quản là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở lớp niêm mạc của ống phế quản, gây ra các triệu chứng như ho, khó thở và đau ngực. Bệnh có thể do virus, vi khuẩn hoặc các yếu tố môi trường gây ra. Hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị là chìa khóa để kiểm soát hiệu quả viêm phế quản.

Bất cứ ai cũng cần hiểu rõ về hiện tượng viêm phế quản
Bất cứ ai cũng cần hiểu rõ về hiện tượng viêm phế quản

1. Bệnh viêm phế quản là gì?

Viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc ống phế quản, bệnh lý này sẽ khiến người bệnh bị ho , khạc đờm. Bệnh được chia thành viêm phế quản cấp tính và mãn tính, trong đó:

  • Viêm phế quản cấp tính: Tình trạng viêm nhiễm cấp tính của niêm mạc phế quản xảy ra ở người bệnh không có tổn thương trước đó  và nguyên nhân dây bệnh là do vi khuẩn, virus hoặc cả hai.
  • Viêm phế quản mãn tính: Khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính sẽ kích thích liên tục các ống phế quản và đây là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Tình trạng này có thể kéo dài hàng tháng, thậm chí là nhiều năm. Viêm phế quản mãn tính có cấp độ nghiêm trọng hơn nhiều so với viêm phế quản cấp tính.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quản

Bị viêm phế quản do những tác nhân nào?
Bị viêm phế quản do những tác nhân nào?

Nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm phế quản cấp tính thường là do virus, do nhiễm trùng vi khuẩn hoặc tiếp xúc nhiều với các chất gây kích thích phổi như khói thuốc, bụi, ô nhiễm không khí.

Viêm phế quản mãn tính thì thường do sự lặp lại của viêm niêm mạc phế quản trong thời gian dài do thường xuyên phải tiếp xúc với các chất kích thích phổi do nghề nghiệp và những người nghiện hút thuốc lá. Mức độ ô nhiễm không khí cũng là một trong những yếu tố góp phần phát triển bệnh.

3. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản

Yếu tố nguy cơ gây bệnh viêm phế quản
Yếu tố nguy cơ gây bệnh viêm phế quản

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản mà người bệnh cần lưu ý là:

  • Khói thuốc lá: Là yếu tố nguy cơ hàng đầu làm phát triển bệnh. Những người thường xuyên hút thuốc lá hoặc sống chung trong môi trường khói thuốc cũng có nguy cơ cao mắc viêm phế quản cấp tính hoặc mãn tính.
  • Sức đề kháng kém: Khi người bệnh bị mắc phải một căn bệnh cấp tính khác như cảm lạnh hoặc một tình trạng mãn tính làm tổn thương đến hệ miễn dịch cũng rất dễ bị viêm phế quản. Những đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm trùng là người lớn tuổi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Tiếp xúc với các chất kích thích trong công việc: Người thường xuyên làm việc trong một môi trường chứa các chất kích thích phổi, thì có khả năng cao sẽ bị mắc viêm phế quản như làm dệt may, cơ khí hoặc tiếp xúc với hóa chất hoặc khói.
  • Trào ngược dạ dày: Tình trạng các cơn ợ nóng ặp đi lặp lại hay ợ chua có thể gây kích thích cổ họng và làm tăng nguy cơ bị viêm phế quản.

4. Triệu chứng của bệnh viêm phế quản

Dấu hiệu nhận biết ở người bị viêm phế quản
Dấu hiệu nhận biết ở người bị viêm phế quản

Có thể nhận biết bệnh viêm phế quản qua các dấu hiệu và triệu chứng sau:

  • Ho
  • Khạc đờm, đờm có thể màu trắng, màu vàng hoặc xanh lá cây (hiếm khi thấy), ho có thể kèm theo máu
  • Mệt mỏi
  • Sốt, ớn lạnh
  • Khó thở hoặc tức ngực

Người viêm phế quản cấp tính sẽ xuất hiện những triệu chứng cảm lạnh như nhức đầu nhẹ hoặc cơ thể bị đau nhức. Các cơn ho sẽ dai dẳng kéo dài trong vài tuần sau khi chứng viêm đã hết. Với viêm phế quản mãn tính có lẽ sẽ mất nhiều thời gian hơn trước khi bệnh trở nên tồi tệ, các triệu chứng ho và một số triệu chứng khác có thể tiến triển xấu đi, người bệnh có nguy cơ cao sẽ bị nhiễm trùng cấp tính ở giai đoạn đầu viêm phế quản mãn tính.

Xem thêm: Viêm phế quản có sốt không? Làm thế nào để hạ sốt?

5. Khi nào bạn cần đến khám bác sĩ?

Người bị viêm phế quản khi nào cần đến bệnh viện thăm khám?
Người bị viêm phế quản khi nào cần đến bệnh viện thăm khám?

Nếu thấy các dấu hiệu dưới đây thì người bệnh nên đi khám bác sĩ:

  • Ho kéo dài hơn 3 tuần
  • Khó ngủ
  • Sốt cao hơn 38 độ C
  • Ho có đờm nhầy lẫn máu
  • Khó thở, tức ngực

6. Chẩn đoán viêm phế quản

Các biện pháp chẩn đoán viêm phế quản tốt nhất
Các biện pháp chẩn đoán viêm phế quản tốt nhất

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh qua việc thăm hỏi các dấu hiệu của bệnh và sử dụng ống nghe để nghe âm thanh thở của người bệnh để có thể phát hiện ra các âm thanh bất thường khác ở trong phổi. Các xét nghiệm khác có thể được thực hiện như:

  • Chụp X-quang phổi
  • Đo phế dung: Xét nghiệm này là một bài kiểm tra đánh giá chức năng phổi của người bệnh. Nó đo lượng không khí mà phổi có thể giữ được và kiểm tra tốc độ đẩy không khí ra khỏi phổi. Nhờ xét nghiệm này bác sĩ xác định bệnh hen suyễn hoặc một số vấn đề về hô hấp khác.
  • Xét nghiệm đờm: Thực hiện để xác định xem có sự xuất hiện của vi khuẩn hoặc liệu có bị nhiễm vi rút trong đờm hay không.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm này giúp biết nhiễm trùng nếu bạch cầu tăng, có virus nếu bạch cầu không tăng, xem xét các yếu tố viêm và các chỉ điểm quan trọng khác.

7. Phương pháp điều trị viêm phế quản

Cần phải làm gì để cải thiện bệnh viêm phế quản?
Cần phải làm gì để cải thiện bệnh viêm phế quản?

Với viêm phế quản cấp tính, bác sĩ có thể sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc giúp giảm các triệu chứng:

  • Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh là loại thuốc mạnh để điều trị nhiễm khuẩn, nhưng viêm phế quản cấp tính thường do virus gây ra nên thuốc này không có tác dụng điều trị, tuy nhiên bác sĩ vẫn có thể chỉ định tùy tình trạng của từng người bệnh như viêm phế quản cấp tính do nhiễm trùng vi khuẩn gây ra hoặc cho những người mắc các bệnh phổi khác khiến họ có nguy cơ bị nhiễm trùng phổi cao hơn.
  • Thuốc ho: Nếu người bệnh bị ho quá nhiều sẽ khiến cho cổ họng và phế quản bị tổn thương nghiêm trọng. Nếu cơn ho khiến người bệnh không thể ngủ được thì có thể cần phải sử dụng tới thuốc giảm ho.
  • Một số loại thuốc khác: Nếu người bệnh bị dị ứng, hen suyễn hoặc mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), bác sĩ có thể chỉ định một ống thuốc hít hoặc các loại thuốc khác để giúp giảm viêm và làm giãn các phế quản.

Với trường hợp viêm phế quản mãn tính, người bệnh nên tiến hành phục hồi chức năng nhờ một chế độ tập luyện giúp điều hòa hơi thở, giảm các triệu chứng do viêm phế quản gây ra và tăng cường sức khỏe.

Thuốc giảm đau không kê đơn như Aspirin, Acetaminophen hoặc Ibuprofen có thể được sử dụng để giảm đau và hạ sốt. Trẻ bị viêm phế quản không nên dùng Aspirin, thay vào đó nên dùng Acetaminophen hoặc Ibuprofen.

Xem thêm:

8. Các cách giúp phòng ngừa bệnh viêm phế quản

Phòng ngừa bệnh viêm phế quản như thế nào hiệu quả?
Phòng ngừa bệnh viêm phế quản như thế nào hiệu quả?

Để giúp giảm nguy cơ và phòng ngừa bệnh viêm phế quản người bệnh có thể thực hiện các cách sau:

  • Tránh xa khói thuốc lá.
  • Uống nhiều nước.
  • Tiêm chủng hàng năm giúp bảo vệ sức khỏe cũng như tránh bị cảm cúm và bảo vệ chống lại một số loại viêm phổi.
  • Rửa tay với nước rửa tay thường xuyên để giảm nguy cơ mắc bệnh.
  • Tránh tiếp xúc với những người bị cảm lạnh hoặc cúm nếu đang có vấn đề về sức khỏe.
  • Nên đeo khẩu trang khi ra đường hay tiếp xúc gần với người nghi mắc bệnh. Nếu người bệnh bị COPD thì  nên đeo khẩu trang tại nơi làm việc nếu phải tiếp xúc với khói, bụi hoặc khi ở nơi đông người.

Viêm phế quản tuy không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, để tránh những biến chứng nghiêm trọng, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ và có lối sống lành mạnh. Phòng ngừa tốt sẽ giúp giảm nguy cơ tái phát viêm phế quản.

Bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo

  • [1] Bronchitis. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/3993-bronchitis
  • [2] Bronchitis. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/bronchitis/symptoms-causes/syc-20355566
Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên   

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Trả lời