Tắm là việc vệ sinh cơ thể rất cần thiết, giúp chúng ta làm sạch, giải tỏa căng thẳng, tăng sự tuần hoàn máu,… Tuy nhiên, bị cảm lạnh có nên tắm không là thắc mắc hiện đang được rất nhiều người quan tâm. Nếu như đây cũng là thắc mắc của bạn thì cùng tìm câu trả lời thông qua nội dung bài viết dưới đây nhé.
1. Bị cảm lạnh có nên tắm không?
Khi bị cảm lạnh, một số người kèm theo triệu chứng như sốt, ho, nhiệt độ cơ thể tăng lên đột ngột và tiêu tốn năng lượng nhiều hơn. Tắm vào lúc này sẽ khiến cho lỗ chân lông bị giãn ra, mất nhiều nhiệt lượng của cơ thể, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh.
Tắm khi đang bị cảm dẫn đến thay đổi nhiệt độ cơ thể, làm chậm quá trình lưu thông máu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhịp tim và huyết áp khiến cho bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Trở lại với câu hỏi bị cảm lạnh có nên tắm không, câu trả lời là có nếu biết tắm đúng cách. Tuy nhiên, chuyên gia khuyến cáo hãy đợi đến khi cơ thể khỏe hẳn rồi hãy tắm và nên tắm bằng nước ấm.
2. Một số trường hợp không nên tắm
Cảm lạnh không nên tắm thì đã đành, nhưng vẫn còn một vài trường hợp đặc biệt khác cần lưu ý nên kiêng tắm như:
- Sau khi uống rượu bia: Rượu bia chứa nhiều chất kích thích vì thế dễ làm ức chế hoạt động của gan, tiêu hao một lượng lớn chất glucose trong cơ thể. Lúc này, tắm sẽ khiến cho đường huyết không được bổ sung kịp thời, làm cho huyết quản co vào, dẫn đến cảm lạnh. Nguy hiểm hơn có thể dẫn đến vỡ mạch máu, ảnh hưởng đến tính mạng. Rất nhiều trường hợp tắm sau khi uống rượu bia dẫn tới huyết áp tăng cao dẫn tới bị đột quỵ.
- Khi đói bụng: Khi đói lượng đường trong máu xuống mức thấp nhất, dễ bị chóng mặt, thậm chí bị ngất xỉu. Không nên tắm khi đói bụng, hãy ăn sau 1 tiếng mới tắm để đảm bảo cho sức khỏe.
- Tắm khi sốt cao: Việc tắm khi sốt cao cũng nguy hiểm tương tự như bị cảm lạnh, sẽ rất nguy hiểm. Sốt cao tắm có thể khiến cho cơ thể bị giảm thân nhiệt đột ngột, khiến bệnh tình càng trở nên nghiêm trong hơn.
3. Tắm như thế nào để giảm nhẹ triệu chứng cảm lạnh?
Thông thường cảm lạnh có thể gây đau cơ và đau nhức cơ thể. Tắm giải độc có tác dụng giảm các triệu chứng này. Khi tắm thêm một số tinh dầu như hoa oải hương, hoa cúc vào bồn tắm sẽ tạo cảm giác thư giãn và thoải mái hơn.
Tắm cho thêm muối Epsom vào bồn tắm sẽ giúp tăng hàm lượng magie trong máu, giúp loại bỏ axit lactic, giảm cảm giác đau nhức cơ thể và có tác dụng thư giãn các cơ. Tinh dầu bạch đàn có đặc tính kháng khuẩn và kháng virus nên cũng được sử dụng để điều trị virus gây bệnh đường hô hấp và giảm nghẹt mũi.
Tắm giải độc nên tắm mỗi lần một tuần, tắm trong khoảng thời gian từ 12 – 20 phút để xem phản ứng cơ thể, nếu cảm thấy thư giãn, không có bất kỳ triệu chứng xấu nào thì có thể tăng thời gian tắm và số lần tắm trong tuần lên 3 lần/tuần.
- Tắm muối epsom: Giảm đau nhức cơ và thư giãn cơ thể. Trước tiên đổ đầy nước ấm vào bồn tắm, cho một muỗng dầu dừa, 5 giọt tinh dầu hoa oải hương, 2 cốc muối epsom. Dùng bàn tay, bàn chân di chuyển trong nước để hòa tan muối và ngâm cơ thể khoảng 12 phút đến 1 giờ.
- Tắm gừng: Tăng tiết mồ hôi, giúp loại bỏ độc tố và giảm đau cơ. Trộn 1/3 chén muối Epsom, 1/3 chén muối biển, 3 muỗng gừng xay, cũng có thể thêm 1/3 chén baking soda (tùy chọn). Đổ hỗn hợp vào bồn nước ấm đã đổ đầy, thêm 1 chén giấm táo. Tắm tối đa 45 phút và uống nước trong thời gian tắm. Ra khỏi bồn tắm nếu bạn bắt đầu run và lau khô ngay sau khi rời khỏi bồn tắm.
- Tắm biển và bạch đàn tắm: Giúp giảm viêm và đau cơ. Cho 1 chén muối biển, 1 chén muối Epsom và 10 giọt dầu khuynh diệp vào bồn nước ấm. Cũng có thể thêm tối đa 2 cốc baking soda (tùy chọn), trộn đều bằng cách di chuyển bàn tây và bàn chân trong nước. Tắm ngâm mình khoảng 12 phút đến 1 tiếng.
4. Bị cảm lạnh nên làm gì?
Bị cảm lạnh có nên tắm không thì bạn đã biết, nhưng bị cảm lạnh nên làm gì để giảm tình trạng bệnh và nhanh chóng hồi phục sức khỏe thì bạn hãy:
- Ăn các món như cháo, súp, nước canh: Các món ăn này rất tốt cho tiêu hóa và giải cảm rất tốt cho người cảm lạnh.
- Uống nhiều nước: Uống nước giúp thanh lọc cơ thể, tăng sức đề kháng để bảo vệ sức khỏe cho bạn.
- Làm dịu cổ họng: Ngậm kẹo trị viêm họng hoặc súc miệng bằng nước muối ấm để làm giảm đau họng và ngăn chặn nguy cơ cảm lạnh trở nên nặng hơn.
- Làm thông mũi: Nhỏ dung dịch nước muối sinh lý để làm mềm chất nhầy, giúp mũi bớt nghẹt hơn.
- Nghỉ ngơi, tránh thức khuya: Giúp cơ thể hồi phục, cải thiện hệ miễn dịch, tăng tuần hoàn máu. Bên cạnh đó bạn cũng nên giữ ấm, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức khỏe.
- Duy trì độ ẩm trong phòng: Việc duy trì độ ẩm nhất định trong phòng giúp giảm tình trạng khô không khí dễ khiến vi khuẩn sinh sôi mạnh hơn, tấn công cơ thể.
- Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định: Cảm lạnh nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, gồm các nhóm thuốc kháng histamin, thuốc thông mũi, chống nghẹt mũi, thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc corticosteroid dùng qua mũi.
- Dùng 1 số bài thuốc dân gian: Ăn cháo tía tô, cạo gió, xông hơi, dùng gừng tỏi, ngải cứu, … rất tốt cho người cảm lạnh, giúp mau phục hồi sức khỏe.
- Sử dụng sản phẩm thảo dược tăng đề kháng, kháng virus: Sản phẩm này gồm các thảo dược quen thuộc như Thanh hao hoa vàng, Xuyên tâm liên, Đinh hương, Hoàng cầm, Sài hồ.
Hy vọng rằng bài viết này đã giúp các bạn trả lời câu hỏi bị cảm lạnh có nên tắm không?. Để từ đó có những cách ăn uống, điều trị chính xác nhất, bảo đảm cơ thể phục hồi khỏe mạnh.
Bài viết liên quan:
- [Giải đáp] Bị cảm lạnh có nên xông hơi không?
- Cảm lạnh có lây không và chữa sao cho khỏi?
- Bị cảm lạnh bao lâu thì khỏi – Làm gì để người bị cảm lạnh nhanh khỏi bệnh
Nguồn tham khảo
- [1] Detox bath for a cold: Does it help? https://www.medicalnewstoday.com/articles/detox-bath-for-cold
- [2] Can You Treat a Cold with a Detox Bath? https://www.healthline.com/health/cold-flu/detox-bath-for-cold
Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên |
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn