Đau lưng giữa là hiện tượng khá phổ biến hiện nay. Nếu không có biện pháp cải thiện tình trạng sớm có thể khiến bệnh lý chuyển sang mãn tính. Từ đó, người bệnh sẽ bị ảnh hưởng nhiều đến các vùng khác trên cơ thể và nặng hơn có thể dẫn đến tàn tật. Cùng tìm hiểu chi tiết về tình trạng đau lưng giữa trong bài viết dưới đây nhé.
1. Đau lưng giữa là gì?
Đau lưng giữa được hiểu là tình trạng đau nhức, khó chịu tại khu vực vùng cột sống ngực tới phần cuối cùng của khung xương sườn. Phần lưng giữa của cơ thể sẽ gồm đốt sống, tủy sống, dây thần kinh, đĩa đệm, cơ, mạch máu, gân và dây chằng.
Hiện nay, tình trạng đau lưng giữa diễn ra không phổ biến như đau lưng trên và đau lưng dưới, do đoạn cột sống đó không di chuyển quá nhiều như những phần còn lại. Với những trường hợp đau lưng giữa cấp tính, người bệnh sẽ cần có các biện pháp xử lý, chăm sóc tại nhà trong khoảng vài tuần. Tuy nhiên, nếu tình trạng vẫn kéo dài, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được hướng dẫn điều trị đúng cách, tránh để bệnh biến chứng nặng hơn hay có nguy cơ bị tàn tật.
2. Các triệu chứng đau lưng giữa thường gặp
Triệu chứng đau lưng giữa của mỗi người sẽ khác nhau dựa vào nguyên nhân gây đau. Phần lớn các trường hợp người bệnh sẽ có các triệu chứng như:
- Đau cơ
- Đau nhói âm ỉ ở vùng lưng giữa
- Cảm giác nóng rát, khó chịu
- Căng hoặc cứng cơ
Khi bệnh chuyển biến nặng sẽ làm xuất hiện các triệu chứng như:
- Ngứa ran hay tê ở chân, tay hoặc ngực
- Đau ngực
- Yếu chân hoặc tay
- Mất kiểm soát ruột và bàng quang.
3. Nguyên nhân bị đau giữa lưng
Những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bị đau giữa lưng đó là:
Thoái hóa cột sống lưng
Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng đau lưng giữa hiếm gặp đó chính là do thoái hóa cột sống lưng. Đây là tình trạng sụn khớp và xương dưới sụn bị hao mòn, làm giảm độ linh hoạt của cột sống khiến người bệnh hay bị đau nhức. Khi cột sống bị thoái hóa nặng, người bệnh sẽ gặp tình trạng thoát vị đĩa đệm lưng hay hình thành gai cột sống.
Viêm cột sống dính khớp
Những người bị viêm cột sống dính khớp thường có cảm giác đau và cứng ở lưng. Về lâu dài, bệnh đau lưng có thể khiến các đốt sống lưng hợp nhất với nhau và gây ra ảnh hưởng lớn đến tư thế và khả năng vận động của người bệnh.
Sai tư thế lao động và làm việc
Sai tư thế trong quá trình lao động và làm việc cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau lưng giữa. Bởi khi bạn làm việc sai tư thế sẽ khiếp cột sống gặp áp lực nặng nề. Cùng với đó, khi bạn luôn duy trì thói quen sai tư thế đó sẽ khiến các nhóm cơ và dây chằng hoạt động quá mức và dẫn đến chấn thương.
Béo phì
Mức độ đau lưng giữa thường sẽ tỷ lệ thuận với trọng lượng của cơ thể bạn. Do đó, khi cân nặng tăng lên, nguy cơ đau lưng sẽ càng cao hơn.
Ngã hoặc chấn thương
Tuy khu vực lưng giữa thường ít gặp chấn thương hơn so với cột sống cổ và cột sống thắt lưng, nhưng vẫn có lúc, bạn bị đau lưng giữa do: té ngã trên cao, tai nạn giao thông, chấn thương khi chơi thể thao, hay tai nạn lao động. Khi bạn đau lưng giữa do các nguyên nhân kể trên, bạn cần nhanh chóng đến ngay bệnh viện để được thăm khám và xử lý kịp thời, tránh để xảy ra những biến chứng nguy hiểm về sau.
Thoát vị đĩa đệm
Tình trạng thoát vị đĩa đệm cũng có thể là nguyên nhân gây ra đau ở khu vực giữa lưng. Bởi đây là tình trạng mà nhân nhầy ở các đốt sống bị đẩy ra ngoài khiến các dây thần kinh bị tạo áp lực lớn và gây đau nhức cho người bệnh.
Loãng xương
Loãng xương được hiểu là tình trạng mật độ xương trong cơ thể bị suy giảm. Tình trạng này thường xảy ra do cơ thể không thể tạo đủ xương mới để thay thế sự mất xương tự nhiên của cơ thể. Với những người bệnh bị loãng xương, cơ thể sẽ bị đau ở khu vực giữa cột sống do căng cơ hay gãy xương.
Đau thần kinh tọa
Khi bị đau thần kinh tọa, người bệnh sẽ bị đau lan dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, phân nhánh từ thắt lưng xuống đến chân. Thông thường bệnh lý này sẽ chỉ diễn ra ở một bên của cơ thể. Do đó, nhiều người thường nghĩ đau dây thần kinh tọa không phải là nguyên nhân gây ra đau lưng giữa.
Căng cơ, bong gân
Khi bạn thường xuyên hoạt động sai tư thế, thường xuyên mang vác vật nặng sẽ khiến người bệnh gặp tình trạng căng cơ, giãn dây chằng ở khu vực lưng giữa. Một số trường hợp đặc biệt, người bệnh có thể bị xuất hiện vết rách ở khu vực bị ảnh hưởng.
Cong vẹo cột sống
Đây là tình trạng mà cột sống bị mất đi đường cong sinh lý, dẫn đến cột sống bị lệch sang trái hoặc phải của xương sống thẳng. Tình trạng đau lưng giữa cột sống này nếu không có biện pháp xử lý kịp thời có thể gây ra áp lực cột sống và khiến người bệnh đau nhiều hơn.
4. Các phương pháp chẩn đoán đau giữa lưng 2 bên
Một số phương pháp chẩn đoán tình trạng đau lưng giữa cột sống được chỉ định:
Kiểm tra tình trạng vận động
Người bệnh được hướng dẫn thực hiện các động tác vận động để kiểm tra sự linh hoạt của xương tại cột sống, xương chậu, cánh tay và chân. Đây là các vị trí liên quan tới vùng lưng. Phản hồi của người bệnh sẽ giúp bác sĩ xác định mức độ và phạm vi ảnh hưởng của cơn đau.
Kiểm tra phản xạ thần kinh
Người bệnh được chỉ định thực hiện bài kiểm tra phản xạ thần kinh để kiểm tra chức năng tủy sống và các dây thần kinh. Trong quá trình kiểm tra, người bệnh được yêu cầu cử động ngón chân hay ngón tay – nơi tập trung các đầu dây thần kinh.
Chẩn đoán hình ảnh
Phương pháp này sẽ giúp bác sĩ xác định được nguyên nhân gây đau lưng do chấn thương, thoái hóa, u xương hoặc tổn thương các mô quanh khớp. Những phương pháp thường được áp dụng cho người bệnh đau lưng giữa gồm:
- Chụp X-quang
- Chụp MRI
- Chụp CT
Dựa vào các kết quả chẩn đoán cần thiết, bác sĩ sẽ kết luận được nguyên nhân gây đau lưng cũng như mức độ bệnh. Từ đó, sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể, giúp bệnh nhân cải thiện các cơn đau và ngăn ngừa biến chứng nặng.
5. Đau lưng giữa có nguy hiểm không?
Đau lưng giữa sẽ nguy hiểm nếu bệnh lý này không được điều trị đúng cách bởi nó có thể gây ra những biến chứng như:
- Hạn chế vận động: Người bệnh sẽ gặp khó khăn trong các hoạt động hàng ngày như: văn mình, cúi gập người, đứng lên, ngồi xuống,…
- Suy giảm sức lao động: Bởi sự hạn chế vận động mà khi bệnh đau lưng giữa không được chữa trị dứt điểm sẽ dẫn đến việc khó khăn trong lao động và làm giảm năng suất lao động.
- Tình trạng đau nhức kéo dài ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.
Nếu bệnh đau lưng giữa bị kéo dài mà không có phương án can thiệp nào về lâu dài có thể dẫn đến tàn phế có thể gây khó khăn trong việc điều trị sau này.
6. Cách điều trị đau lưng giữa như thế nào?
Để cải thiện tình trạng đau lưng giữa cho người bệnh, các bạn có thể áp dụng một số cách thức như sau:
6.1. Điều trị tại nhà
Để chăm sóc bệnh đau lưng giữa tại nhà người bệnh có thể áp dụng phương pháp cải thiện một số triệu chứng dưới đây:
- Chườm đá lạnh khu vực giữa lưng để hỗ trợ giảm viêm sưng, sau đó khi cơn đau thuyên giảm, người bệnh tiếp tục thực hiện chườm nóng để tăng cường lưu thông máu.
- Sử dụng một số loại thuốc giảm đau như: Ibuprofen và naproxen để hạn chế tình trạng đau nhức khó chịu.
- Tập một số bài tập nhẹ nhàng để kéo căng cột sống lưng, tăng cường sức mạnh cơ lưng.
- Cải thiện tư thế khi hoạt động để hạn chế tạo áp lực cho cột sống.
6.2. Điều trị y tế
Nếu sau 72 tiếng chăm sóc tại nhà mà các cơn đau vẫn không thuyên giảm thì người bệnh sẽ cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị như:
- Dùng thuốc theo toa: thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, tiêm steroid.
- Tập các bài tập vật lý trị liệu.
- Chăm sóc thần kinh cột sống
- Có thể dùng phương pháp phẫu thuật trong trường hợp bác sĩ chỉ định.
7. Cách phòng ngừa đau lưng giữa
Một số biện pháp phòng ngừa đau lưng giữa được bác sĩ khuyên làm:
Điều chỉnh tư thế
Tình trạng lưng bị đau nhức khó chịu có mối liên hệ chặt chẽ với tư thế xấu. Do đó, điều đầu tiên người bệnh nên lưu ý là điều chỉnh tư thế của bản thân.
Để cải thiện vấn đề trên, bạn có thể tập thói quen:
- Đứng thẳng lưng, ưỡn ngực, không gù vai
- Nằm thẳng hoặc ngồi thẳng lưng
- Đứng dậy thư giãn giữa giờ nếu phải ngồi làm việc quá lâu
- Tránh các tư thế nằm, ngủ gục lên bàn.
Kiểm soát tốt cân nặng
Cân nặng phù hợp sẽ giúp giảm áp lực lên cột sống, nhờ đó cải thiện các cơn đau nhức. Do đó, bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống để duy trì mức cân nặng ổn định.
Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên vận động, tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày khoảng 30 phút để xương khớp khỏe mạnh, dẻo dai và linh hoạt.
Bổ sung dưỡng chất cho xương khớp chắc khỏe
Người bệnh nên tăng cường bổ sung các dưỡng chất tốt cho xương cùng các vitamin và khoáng chất để giúp cải thiện chất lượng xương và ngăn ngừa tình trạng đau lưng, đau nhức xương khớp hiệu quả. Thực phẩm cần bổ sung gồm:
- Thực phẩm giàu vitamin B như rau xanh, ngũ cốc, trứng, quýt, cam, hạt óc chó, hạt điều, đậu đỏ…
- Thực phẩm giàu omega-3 như cá tuyết, cá hồi, đậu nành, bí ngô, bông cải xanh…
- Thực phẩm giàu canxi và photpho gồm sữa, trứng, cá, tôm, quả hạch, thịt gia cầm, các loại đậu…
Ngoài ra, người bệnh cũng nên hạn chế sử dụng đồ ngọt, muối, thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ. Đồng thời tránh uống rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.
Bên cạnh đó, để phòng tránh đau lưng, giúp xương chắc khỏe, dẻo dai thì canxi cung cấp cho cơ thể từ thực phẩm hàng ngày chưa đủ. Do đó bạn nên chọn viên uống có bộ ba Canxi nano, Vitamin D3, MK7 và nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể như Mangan, Magie, Kẽm, Silic, Sắt… Canxi nano trong viên uống sẽ giúp tăng khả năng hấp thu lên tới 200 lần so với canxi thông thường. Nhờ Vitamin D3, MK7 mà Canxi sẽ được đưa vào tận trong xương, giúp xương chắc khỏe, tránh được những bệnh lý xương khớp. Chi tiết sản phẩm xem tại đây.
Tránh bưng bê vật nặng
Hạn chế khuân vác hoặc nâng vật nặng, trong trường hợp bắt buộc phải vận chuyển hàng hóa cồng kềnh bạn hãy sử dụng công cụ hỗ trợ để làm giảm áp lực lên vùng lưng, hạn chế chấn thương.
Nghỉ ngơi hợp lý
Dành thời gian nghỉ ngơi sau giờ làm việc, học tập,… để giúp xương khớp có thời gian thư giãn và phục hồi. Khi luyện tập thể thao cần khởi động kỹ trước khi tập và thực hiện các động tác phù hợp, vừa sức để tránh làm tổn thương đến vùng lưng.
Tình trạng đau lưng giữa tuy có thể tái phát nhưng vẫn có thể kiểm soát được nếu bệnh được phát hiện sớm. Do đó ngay khi có dấu hiệu của bệnh, bạn cần can thiệp ngay các phương pháp điều trị để ngăn chặn những biến chứng xấu có thể xảy ra.
Có thể bạn quan tâm: Đau lưng dưới là bệnh gì?
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn