Bệnh nhân bị sốt xuất huyết có gội đầu được không?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
28 Tháng sáu 2024

Lần cập nhật cuối:
28 Tháng sáu 2024

Số lần xem:
10042

Khi bị sốt xuất huyết bệnh nhân cần kiêng một số loại thực phẩm, kiêng gió, kiêng nước để bệnh không nặng hơn. Tuy nhiên, việc vệ sinh cá nhân, tắm gội là nhu cầu cần thiết của mỗi người. Vậy bị sốt xuất huyết có gội đầu được không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp toàn bộ về vấn đề này cho bạn.

Không phải ai cũng biết bị sốt xuất huyết có nên gội đầu
Không phải ai cũng biết bị sốt xuất huyết có nên gội đầu

1. Sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi vằn có mang siêu vi trùng Dengue gây nên. Người bệnh sốt xuất huyết thường gặp các triệu chứng như: sốt cao, có các đốm xuất huyết dưới da, đau mỏi cơ thể, đau đầu, buồn nôn,… Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng sẽ làm giảm huyết áp đột ngột, giảm tiểu cầu gây chảy máu, xuất huyết nghiêm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng, thậm chí ảnh hưởng tới tính mạng.

2. Các giai đoạn của bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết gồm 3 giai đoạn:

2.1. Giai đoạn 1: Giai đoạn sốt

Giai đoạn này kéo dài khoảng 3 ngày. Lúc này, bệnh nhân có các triệu chứng cụ thể là:

  • Bị sốt đột ngột, sốt cao khoảng 39 – 40 độ C.
  • Cảm thấy mệt mỏi, chán ăn.
  • Có cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Cơ thể đau mỏi, đau các khớp, đau đầu, đau nhức hốc mắt.
  • Phần da có những chấm xuất huyết dưới da.
Hiểu về giai đoạn của sốt xuất huyết để biết có nên gội đầu không
Hiểu về giai đoạn của sốt xuất huyết để biết có nên gội đầu không

2.2. Giai đoạn 2: Giai đoạn nguy hiểm

Sau 3 ngày sốt cao, bệnh sẽ bắt đầu nặng hơn. Đây chính là giai đoạn xuất huyết, thường kéo dài khoảng 4 – 5 ngày. Ở giai đoạn này, người bệnh có thể giảm sốt hoặc vẫn còn sốt, kèm các dấu hiệu xuất huyết từ nhẹ đến nặng, cụ thể:

  • Xuất huyết dưới da: là tình trạng xuất huyết nhẹ nhất. Biểu hiện: có các điểm xuất huyết ở phía dưới da, cảm thấy ngứa.
  • Chảy máu cam, chảy máu chân răng.
  • Xuất huyết đường tiêu hóa gồm biểu hiện: khi đi đại tiện thấy phân có màu đen, lẫn máu hoặc người bệnh bị nôn ra máu tươi, máu đông.
  • Các trường hợp xuất huyết nặng ví dụ: xuất huyết trong ổ bụng, xuất huyết não,…
  • Một số biểu hiện nặng hơn: hạ huyết áp, đau bụng không rõ nguyên nhân, đau đầu dữ dội, vật vã, cơ thể trong trạng thái li bì, tiểu tiện ít,…

Đây là giai đoạn bệnh có những chuyển biến nhanh, khó lường và rất nguy hiểm. Khi xét nghiệm sẽ thấy lượng tiểu cầu trong máu lúc này giảm nhiều. Những bệnh nhân có dấu hiệu xuất huyết nặng kèm các biểu hiện khác như trên cần được đưa ngay tới cơ sở y tế để theo dõi và điều trị kịp thời. Giai đoạn 2 của sốt xuất hiện cũng là lúc nhiều biến chứng có thể xảy ra như: sốc do mất máu, suy tim, suy thận, hôn mê,…

2.3. Giai đoạn 3: Giai đoạn hồi phục

Giai đoạn này là khi bệnh nhân hết sốt trên 48 giờ liên tục, cơ thể cảm thấy khỏe dần, tiểu tiện nhiều hơn, thèm ăn. Cùng với đó, kết quả xét nghiệm tiểu cầu bắt đầu tăng dần. Trong giai đoạn 3 tuy tình trạng bệnh đã có tiến triển tốt, song vẫn cần lưu ý và có chế độ chăm sóc người bệnh hợp lý để mau phục hồi, tránh gây biến chứng.

3. Sốt xuất huyết có được gội đầu không?

Bị sốt xuất huyết có nên gội đầu hay không?
Bị sốt xuất huyết có nên gội đầu hay không?

Có rất nhiều ý kiến cho rằng sốt xuất huyết không được gội đầu. Trên thực tế người bị sốt xuất huyết vẫn có thể tắm rửa bình thường. Bởi đây là một trong những việc vệ sinh thân thể cần thiết hàng ngày, giúp người bệnh luôn sạch sẽ, cảm thấy thoải mái và có lợi cho việc điều trị, phục hồi.

Tuy nhiên, nếu gội đầu khi đang bị sốt xuất huyết bệnh nhân cần lưu ý không gội đầu và ngâm trong nước quá lâu, gội nhẹ nhàng. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên sử dụng nước ấm, tuyệt đối không gội đầu hay tắm với nước lạnh. Ngay sau khi gội đầu xong cần sấy khô tóc hoàn toàn, đặc biệt với người có mái tóc dày, tránh để tóc ẩm khiến cơ thể bị ngấm lạnh.

Ngoài ra, từ ngày thứ 4 – ngày thứ 7 sẽ là giai đoạn 2 của bệnh với những triệu chứng nặng hơn. Do đó, trong giai đoạn này người mắc sốt xuất huyết nên hạn chế gội đầu để tránh các biến chứng, hậu quả nguy hiểm.

4. Một số lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết

Một vài lưu ý chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết khi không được gội đầu
Một vài lưu ý chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết khi không được gội đầu

Để quá trình phục hồi diễn ra tốt nhất, trong quá trình chăm sóc bệnh nhân mắc sốt xuất huyết chúng ta cần lưu ý một số điểm sau:

  • Luôn theo dõi nhiệt độ cơ thể người bệnh.
  • Để giúp giảm sốt nhanh hơn hãy dùng khăn ấm lau mát cơ thể, đặc biệt các vùng kín như nách, bẹn.
  • Tăng cường uống nước, sữa, nước trái cây, uống thêm Oresol để bù điện giải cho cơ thể.
  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý đặc biệt tăng lượng protein, không ăn quá nhiều trong một bữa, chế biến thức ăn mềm dễ nuốt,…
  • Kết hợp sử dụng một số sản phẩm có thành phần thảo dược giúp kháng viêm tự nhiên như: Thanh hao hoa vàng, Xuyên tâm liên, Đinh hương, Hoàng cầm, Sài hồ… Đây đều là những chất có tác dụng giúp giảm triệu chứng sốt xuất huyết hiệu quả và an toàn. Không những vậy, các loại thảo dược này còn hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, vì vậy bạn có thể sử dụng cả khi bị bệnh hoặc lúc bình thường để điều trị, phòng ngừa sốt xuất huyết.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích từ chuyên gia khi trả lời câu hỏi sốt xuất huyết có nên gội đầu không?”, từ đó giúp bạn áp dụng hiệu quả trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết ngay tại nhà.

Xem thêm: Người bị sốt xuất huyết có quan hệ được không?

Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên   

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.