Táo bón là tình trạng rất phổ biến trong thai kỳ. Bởi vậy, nhiều chị em hoang mang không biết táo bón có phải là dấu hiệu mang thai không. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này.
1. Nguyên nhân gây táo bón
Có hai nguyên nhân chính gây nên bệnh táo bón như sau:
Nguyên nhân táo bón nguyên phát là những tác động liên quan đến hoạt động của đường ruột, hoặc là do rối loạn chức năng sàn chậu. Ngoài ra, một số bệnh lý như trĩ, nứt kẽ hậu môn, polyp đại tràng… cũng dẫn tới táo bón.
Nguyên nhân táo bón thứ phát xảy ra do chế độ sinh hoạt không khoa học như uống ít nước, không ăn rau xanh dẫn đến thiếu chất xơ, ăn quá nhiều chất béo hoặc ít vận động… Cụ thể:
- Tính chất công việc: Những người làm công việc phải ngồi hoặc đứng một chỗ liên tục làm cho trực tràng sẽ mất dần phản xạ và áp lực tống phân không đều đặn nữa rất dễ gây táo bón. Hoặc thói quen nhịn đại tiện khiến cơ thể mất dần cảm giác buồn đi ngoài.
- Do tác dụng phụ của một số thuốc: Một số loại thuốc kháng sinh có thể gây tác dụng phụ như khó tiêu, táo bón, khó đi ngoài…
- Tinh thần căng thẳng: Suy nhược thần kinh, căng thẳng mệt mỏi sẽ làm giảm trương lực cơ, giảm nhu động ruột hoặc do rối loạn tâm thần dẫn đến mất phản xạ đại tiện gây nên.
- Mang thai: Chị em phụ nữ trong những tháng cuối thai kỳ rất dễ bị táo bón.
2. Táo bón có phải là dấu hiệu mang thai không?
Có thể nói táo bón là hiện tượng rất phổ biến đối với chị em đang mang thai. Chính vì vậy, rất nhiều người nhầm tưởng rằng táo bón là dấu hiệu mang thai. Tuy nhiên, điều này không đúng.
Khi mang thai, cơ thể chị em sẽ có rất nhiều sự thay đổi, đặc biệt các hormone nội tiết sẽ tăng hoặc giảm để bảo vệ thai nhi. Chính điều này đã ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa, làm giảm sự co bóp của ruột, khiến quá trình vận chuyển trong ruột chậm lại, khối chất thải cũng trở nên cứng hơn.
Tuy nhiên như đã phân tích ở trên, táo bón có thể do các nguyên nhân khác gây ra nên không thể kết luận đó là dấu hiệu của việc mang thai. Vì thế, để biết chắc chắn mình có mang thai hay không thì chị em nên tiến hành kiểm tra bằng các biện pháp như dùng que thử, đi đến các cơ sở thăm khám để siêu âm, xét nghiệm.
3. 5 dấu hiệu cho biết bạn mang thai
Khi bắt đầu mang thai, các chị em thường có những thay đổi rõ rệt trên cơ thể. Và dưới đây là 6 dấu hiệu thường xuất hiện.
3.1. Buồn nôn, ốm nghén
Buồn nôn, ốm nghén là phản ứng bình thường của cơ thể khi xuất hiện sự thay đổi nội tiết tố nữ. Đa phần chị em đều gặp tình trạng này ở những tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, có một vài trường hợp đặc biệt có thể bị kéo dài trong cả quá trình mang thai. Mức độ nôn nghén, nhạy cảm với mùi vị thức ăn tùy thuộc vào thể trạng của mỗi mẹ bầu. Bên cạnh đó, trong giai đoạn cấn thai, lượng hormone estrogen và progesterone tăng lên cũng khiến mẹ bầu thường xuyên thấy uể oải và buồn ngủ.
3.2. Trễ kinh
Một trong những dấu hiệu rõ rệt, xuất hiện ở tất cả mẹ bầu đó chính là trễ kinh. Nếu bạn có một chu kỳ kinh đều đặn mà bị trễ từ 7-10 ngày thì nên thực hiện kiểm tra bằng que thử thai tại nhà. Hiện nay, que thử thai cho kết quả tương đối chính xác. Nếu mang thai, chị em sẽ không có kinh nguyệt trong ít nhất 9 tháng. Thời gian có kinh lại còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người.
3.3. Thân nhiệt cao hơn bình thường
Bên cạnh các triệu chứng táo bón, buồn nôn hay trễ kinh, lượng progesterone sản sinh trong cơ thể mẹ bầu còn gây ra hiện tượng thân nhiệt cao hơn bình thường. Chính vì vậy mà trong thời gian này chị em thường dễ nổi cáu, bực tức.
3.4. Đi tiểu nhiều
Đi tiểu nhiều dù không uống quá nhiều nước cũng là một trong những dấu hiệu cho biết bạn đang có em bé. Lưu lượng máu trong cơ thể sẽ tăng lên sau 6 tuần khi trứng được thụ tinh. Vì vậy, thận bài tiết ra nhiều nước hơn khiến mẹ bầu thường xuyên cảm thấy muốn đi vệ sinh. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của thai nhi, bàng quang cũng bị chèn ép nhiều hơn nên số lần đi tiểu trong ngày cũng tăng lên đáng kể.
3.5. Trở nên nhạy cảm
Ngay cả khi bạn là người kiên định, mạnh mẽ thì khi mang bầu, tính cách của bạn đều có sự thay đổi rõ rệt. Bạn sẽ thấy nhạy cảm hơn với mọi câu chuyện. Dấu hiệu này thường xuất hiện ngay khi bắt đầu mang bầu. Nguyên nhân làm bạn trở nên nhạy cảm hơn là do sự thay đổi hormone trong cơ thể. Bởi vậy, khi nhận thấy tâm trạng có sự thay đổi rõ rệt, thường xuyên lo lắng, bồn chồn với mọi sự việc thì bạn hãy kiểm tra xem liệu rằng mình có mang thai hay không nhé.
Để ngăn ngừa và hạn chế tình trạng táo bón trong thời gian mang bầu, chị em phụ nữ nên cải thiện chế độ ăn uống của mình. Thường xuyên bổ sung nước cho cơ thể. Lượng nước được khuyên uống trong một ngày cho mẹ bầu là 3 lít. Đồng thời, chị em nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ để ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên sử dụng dùng sản phẩm men vi sinh từ kim chi Hàn Quốc để hỗ trợ tiêu hóa, giảm táo bón.
Nếu bà bầu bị táo bón kéo dài thì có thể lựa chọn cho mình loại thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị táo bón an toàn và được các chuyên gia y tế khuyên dùng. Sản phẩm này có chứa thành phần từ thảo dược như Cao diếp cá, Cao đương quy, Magie, Rutin (hoa hòe), Meriva (tinh chất nghệ)… giúp mẹ bầu giảm tình trạng táo bón, đau rát hậu môn và ngăn ngừa bệnh trĩ hiệu quả. Mẹ bầu tham khảo thông tin sản phẩm tại đây nhé!
Bài viết đã giải đáp tất cả các thắc mắc liên quan đến vấn đề bị táo bón có phải là dấu hiệu mang thai không. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp mẹ bầu có sự chuẩn bị tốt nhất và có thời kỳ mang bầu khỏe mạnh, vui vẻ.
Nguồn tham khảo
- [1] Pregnancy Constipation. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21895-pregnancy-constipation
- [2] Pregnancy symptoms: 10 early signs of pregnancy. https://www.babycenter.com/getting-pregnant/how-to-get-pregnant/pregnancy-symptoms_1146468
- [3] 15 Early Signs and Symptoms of Pregnancy. https://www.healthline.com/health/pregnancy/early-symptoms-timeline
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn