Có không ít trường hợp bị táo bón đau bụng dưới đau lưng. Đâu là nguyên nhân gây nên tình trạng này và cách điều trị hiệu quả sẽ có trong nội dung dưới đây.
1. Nguyên nhân táo bón kèm theo đau lưng
Đôi khi có thể là do nhiễm trùng hoặc là do khối u đè lên tủy sống. Táo bón có thể là tác dụng phụ của tình trạng này.
Đau lưng do tống phân
Phân có thể gây ra đau thắt lưng có thể là do khi đại tiện nếu phân không ra hết mà bị mắc kẹt trong ruột kết hoặc trực tràng và gây ra áp lực trong trực tràng hoặc ruột kết. Từ đó dẫn đến đau lan ra lưng hoặc bụng.
Tắc ruột
Tắc ruột có thể do phân quá cứng bị tắc ở trong ruột hoặc cơ quan khác đè lên ruột, co thắt ruột bất thường khiến phân không được tống ra ngoài. Tình trạng này thường gây đau lan đến vùng lưng và bụng, cơn đau quằn quại.
Đau cơ xơ hóa
Người bệnh đau cơ xơ hóa sẽ gặp nhiều triệu chứng sức khỏe như đau lưng, đau khắp cơ thể, mệt mỏi, khó ngủ đi kèm với triệu chứng tiêu hóa như táo bón.
Lạc nội mạc tử cung
Chị em bị lạc nội mạc tử cung, lớp niêm mạc thường trong tử cung bắt đầu phát triển lan ra những bộ phận khác như ống dẫn trứng, buồng trứng, ruột và bàng quang gây đau.
Bệnh viêm đường ruột (IBD)
Bệnh viêm đường ruột gồm viêm loét đại tràng và bệnh Crohn gọi tắt là IBD, là những bệnh lý có thể gây viêm ruột dẫn đến tiêu chảy và táo bón.
Hội chứng ruột kích thích (IBS)
Hội chứng ruột kích thích (IBS) có thể gây ra nhiều triệu chứng tiêu hóa trong đó có táo bón và có thể đi kèm với cơn đau lưng âm ỉ.
Rối loạn gan
Các rối loạn gan như ung thư, xơ gan, viêm gan có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, táo bón, đau bụng, sưng và ngứa. Dù không phổ biến nhưng gan bị sưng cũng có thể đè lên dây thần kinh ở lưng dưới, dẫn đến đau lưng.
Ung thư tuyến tụy
Ung thư tuyến tụy thường không có các triệu chứng ở giai đoạn đầu. Nhưng khi bệnh tiến triển có thể gây ra một loạt các triệu chứng như ngứa, đau lưng, đau bụng và các vấn đề về tiêu hóa.
Viêm phúc mạc
Viêm phúc mạc có thể gây ra các triệu chứng như táo bón, đầy bụng, mệt mỏi và đau cơ thể.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Có thể là nhiễm trùng thận, bàng quang và niệu quản. Ngoài các vấn đề về tiêu hóa, nhiễm trùng thận hoặc sỏi thận có thể gây đau lưng và sườn.
Mang thai
Phụ nữ mang thai có thể bị táo bón và đau lưng trong thai kỳ. Nguyên nhân là do nồng độ hormone tăng lên có thể dẫn đến táo bón, và tử cung đang phát triển có thể gây thêm áp lực lên lưng dưới.
Lão hóa
Lão hóa cũng có thể làm tăng tỷ lệ đau lưng và táo bón do lão hóa có thể dẫn đến những thay đổi về mức độ hoạt động của một người và giảm nhu động ruột gây táo bón.
2. Các triệu chứng có thể xảy ra khi bị táo bón kèm theo đau lưng
Các triệu chứng thường gặp khi bị táo bón đau bụng dưới đau lưng là:
- Các cơn đau diễn ra liên miên, không ngớt ngay cả khi đi ngủ
- Cơn đau trở nên gay gắt hơn khi cố gắng đi đại tiện
- Cơn đau không chỉ xuất hiện ở vùng thắt lưng mà còn lan ra cả phần lưng trên
- Ngày càng đau nặng hơn dù đã sử dụng thuốc giảm đau
- Buồn nôn, ăn không ngon miệng
- Tê buốt và suy yếu ở cẳng chân, mông và bàn chân
- Không đại tiện được và cảm thấy áp lực lớn ở thận, bàng quang.
3. Điều trị và ngăn ngừa đau lưng kèm táo bón
Để điều trị táo bón và ngăn ngừa đau lưng kèm táo bón thì cần thay đổi thói quen sống và chế độ ăn uống:
- Chế độ ăn cần thêm các thực phẩm giúp tiêu hóa tốt hơn và bổ sung thêm nhiều chất xơ. Chất xơ có nhiều trong ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau như đậu xanh, bông cải xanh…
- Hàng ngày cần uống đủ lượng nước cho cơ thể cũng sẽ giúp phân không bị khô nên tiêu hóa dễ dàng hơn. Nên uống từ 2 – 3l nước/ngày.
- Tập thể dục thường xuyên sẽ làm tăng cường hoạt động trong ruột của bạn. Nếu bạn có vấn đề trước với việc tập thể dục, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu chế độ tập luyện.
- Tập thói quen đi vệ sinh vào một giờ cố định trong ngày, không nhịn đại tiện và không dùng điện thoại, đọc báo khi đại tiện.
- Sử dụng thuốc nhuận tràng, làm mềm phân cũng là cách thường được áp dụng trong điều trị bệnh táo bón, hạn chế tình trạng đau lưng.Tuy nhiên không nên lạm dụng biện pháp này.
Nếu nguyên nhân gây táo bón đau lưng đau bụng dưới là do bệnh lý thì ngoài những lưu ý trên cần điều trị nguyên nhân gây ra bệnh. Cần khám và chẩn đoán tìm nguyên nhân chính xác, bác sĩ sẽ đề xuất phương án điều trị thích hợp.
Bị táo bón đau bụng dưới đau lưng nếu do các bệnh đường tiêu hóa thì có thể sử dụng thêm men vi sinh. Men vi sinh này sẽ cung cấp lợi khuẩn tốt cho đường tiêu hóa là probiotics và prebiotics. Men vi sinh được sản xuất bằng công nghệ lab2pro, giúp lợi khuẩn có thể sống tốt trong suốt quá trình tiêu hóa và phát huy tác dụng, sẽ góp phần cải thiện tình trạng táo bón. Chi tiết xem thêm sản phẩm TẠI ĐÂY.
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn