Tê bì chân tay là một hiện tượng rối loạn cảm giác, gây khó chịu cũng như ảnh hưởng tới vận động hàng ngày. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này còn có thể dẫn tới chứng bại liệt. Vậy bị tê tay chân uống thuốc gì nhanh khỏi? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.
1. Tê bì chân tay là hiện tượng gì?
Tê bì chân tay là một triệu chứng khá phổ biến, có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau từ người trẻ tới người cao tuổi. Đây là hiện tượng rối loạn cảm giác ở chân, tay do các dây thần kinh đang bị chèn ép. Khi bị tê bì, người bệnh sẽ có cảm giác các ngón chân, ngón tay như đang bị châm chích, kiến bò, thậm chí là đau nhói. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể gặp một số triệu chứng kèm theo như: đau mỏi vai gáy, tình trạng tê bì lan ra toàn bộ tay chân, cảm giác nóng ở tứ chi, dễ bị chuột rút.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, đó là: nguyên nhân sinh lý (sai tư thế, mặc đồ bó,…), nguyên nhân bệnh lý (thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm, bệnh tim mạch, thoái hóa khớp,…). Nếu kéo dài, tình trạng này sẽ gây bất tiện tới cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có nguy cơ cao đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như: teo cơ, liệt chi,…
2. Đối tượng có nguy cơ mắc tê bì chân tay
Tê bì chân tay là bệnh lý có thể xảy ra với mọi người chứ không phải là bệnh người già như nhiều người vẫn nghĩ. Tuy nhiên nhóm đối tượng có nguy cơ mắc tê bì chân tay là nhưng người già, phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh, người sau khi tai biến hoặc người có sức khỏe kém, người bị tiểu đường… cụ thể là:
- Người cao tuổi: Đây là nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhất, do tuổi cao nên xương khớp sẽ lão hóa theo thời gian, dễ bị tổn thương.
- Do tính chất công việc: Những người làm nghề lái xe đường dài, làm việc văn phòng có tiếp xúc với máy tính trong nhiều giờ liên tục, hay những người thường xuyên phải lao động động chân tay nặng, người bị chấn thương trong lúc làm việc, luyện tập thể thao hay bị tai nạn giao thông… cũng là những đối tượng dễ bị tê tay chân.
- Rối loạn chuyển hóa: Người mắc bệnh rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, mỡ máu cao cũng là những nguyên nhân thường gặp gây nên chứng tê bì chân tay. Do có sự tổn thương vi mạch dẫn tới tình trạng thiếu hụt máu cung cấp nuôi dưỡng dây thần kinh, ban đầu là rối loạn co thắt mạch máu, khi co thắt dẫn tới thiếu máu gây tê tay chân.
- Phụ nữ đang mang thai: Chị em có thể bị tê chân tay do việc tăng cân quá nhanh gây chèn ép các nhóm cơ, mạch máu hay việc phải nuôi dưỡng chất cho cả mẹ lẫn bé có thể khiến cơ thể không nạp đủ chất dinh dưỡng.
- Phụ nữ sau sinh: Chị em có thể gặp phải tình trạng này sau khi sinh với biểu hiện là các ngón tay thi thoảng bị tê cứng, có thể kèm theo tê buốt, châm chích hoặc chuột rút.
3. Tê bì chân tay nên uống thuốc gì?
Ai cũng có thể mắc tê bì chân tay vài lần trong đời nhưng nếu tình trạng này kéo dài, diễn ra thường xuyên thì cần phải điều trị kịp thời tránh bệnh phát triển gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống sinh hoạt. Để điều trị bệnh hiệu quả thì người bệnh cần đi khám để tìm ra nguyên nhân gây tê bì chân tay từ đó mới có cách điều trị thích hợp. Điều trị tê bì chân tay bằng thuốc là phương pháp đem đến hiệu quả tốt nhất tuy nhiên tùy vào từng trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc phù hợp. Thường thì bác sĩ sẽ sử dụng hai dạng thuốc là thuốc điều trị triệu chứng và thuốc điều trị nguyên nhân. Các loại thuốc và thực phẩm chức năng thường được sử dụng để điều trị tê bì chân tay có:
3.1. Viên uống Vindermen Plus – Hỗ trợ tăng cường lưu thông máu và giảm tê chân tay
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm hỗ trợ điều trị tê bì chân tay. Trong đó, sản phẩm Vindermen Plus chứa thành phần như Ginkgo Biloba, Cao Blueberry và Chondroitin, Fursultiamine (tức tiền Vitamin B1) được đánh giá cao nhờ công dụng giúp hỗ trợ tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ cải thiện triệu chứng đau đầu, chóng măt, ù tai, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, tê bì chân tay do rối loạn tuần hoàn máu não, rối loạn tiền đình. Số GPQC: 11290/2020/ĐKSP.
Liều lượng sử dụng: ngày uống 4 viên chia làm 2 lần, nên uống 1 tiếng sau khi ăn hoặc 30 phút trước bữa ăn.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể kết hợp sử dụng thêm viên uống có thành phần bộ 3 Canxi nano, Vitamin D3, MK7 cùng các dưỡng chất thiết yếu như Kẽm nano, Magie, Đồng, Boron, Silic, Mangan, DHA, Quercetin.. Đây chính là bộ 3 “vàng” giúp hệ xương khớp chắc khỏe, dẻo dai. Đặc biệt, với Canxi dạng nano, cơ thể sẽ hấp thụ được tối đa dưỡng chất mà không gây ra tình trạng dư thừa canxi trong cơ thể. Nhờ đó, người dùng có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng tê chân tay, cũng như phòng ngừa bệnh tốt hơn.
Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
3.2. Thuốc giảm đau Paracetamol
Như đã đề cập bên trên, người tê bì chân tay có thể bị đau mỏi khó chịu. Bị tê tay chân uống thuốc gì? Để cải thiện tình trạng này, bệnh nhân có thể sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc giảm đau. Trong đó, Paracetamol là loại thuốc giảm đau phổ biến nhất. Thuốc giúp giảm các cơn đau nhẹ nhanh chóng, ngoài ra còn có thể hạ sốt. Paracetamol có thể dùng được cho nhiều đối tượng từ người lớn, trẻ nhỏ.
Tuy thuốc được dùng phổ biến nhưng không được lạm dụng thuốc vì có thể gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn như ngứa ngáy, ngứa gan và nổi mẩn đỏ trên da. Nghiêm trọng hơn là người bệnh có thể bị nhiễm độc, táo bón và mất ngủ kéo dài.
3.3. Thuốc chống viêm không Steroid (NSAID)
Khi bị tê tay, hệ thần kinh đang bị chèn ép do tình trạng viêm trong cơ thể. Lúc này, để điều trị, người bệnh có thể dùng thuốc chống viêm không Steroid như: Ibuprofen, Naproxen, Celecoxib, Aspirin,… Các loại thuốc này có tác dụng giảm đau, chống viêm, giảm tình trạng dây thần kinh bị chèn ép. Nhờ vậy, tình trạng tê bì chân tay sẽ thuyên giảm.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý, trong một số trường hợp thuốc chống viêm không Steroid sẽ gây ra tác dụng phụ như: buồn nôn, đầy hơi, khó tiêu, tăng huyết áp,… Những đối tượng bị suy gan thận, viêm loét dạ dày, phụ nữ mang thai và cho con bú thì không nên sử dụng các loại thuốc này.
3.4. Thuốc chống trầm cảm Milnacipran giúp giảm tê bì chân tay
Tê nhức chân tay nên uống thuốc gì? Để hỗ trợ cải thiện tình trạng tê bì chân tay, người ta cũng sử dụng một số loại thuốc chống trầm cảm, trong đó phổ biến nhất là Milnacipran. Loại thuốc này có khả năng ức chế hấp thu norepinephrine, đồng thời cân bằng chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ. Với những trường hợp bị tê bì do các mô sung, dây chằng, cơ bắp bị tổn thương, sử dụng loại thuốc này để điều trị là rất phù hợp.
Thuốc có thể khiến người bệnh bị chóng mặt, buồn nôn, vàng da, tim đập nhanh, đau bụng, co giật,… Thuốc không sử dụng với các trường hợp mắc bệnh gan, dị ứng với thành phần thuốc, mắc bệnh tim mạch. Liều dùng: 5 – 100ng/lần, uống 2 lần/ngày. Lưu ý, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.
3.5. Thuốc điều trị tê bì chân tay chứa thành phần Corticosteroid
Với các trường hợp tê bì chân tay do bệnh lý gây ra và mức độ bệnh khi đã chuyển sang giai đoạn nặng, bác sĩ có thể cân nhắc cho người bệnh sử dụng thuốc có thành phần Corticosteroid giúp giảm đau nhanh tuy nhiên đây là loại thuốc kháng viêm có dược tính khá mạnh. Thuốc được bào chế ở dạng là tiêm, bôi, uống hoặc hít… Trong đó, thuốc tiêm trực tiếp sẽ mang lại hiệu quả cao nhất và chỉ được sử dụng tối đa 3 lần/năm. Người bệnh chỉ được tiêm thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Dù cho hiệu quả giảm đau nhanh nhưng thuốc có thể gây ra một số biến chứng như chảy máu tại chỗ, nhiễm trùng và phản ứng viêm tăng cao… khiến người bệnh cảm thấy chóng mặt, tăng huyết áp, đổ mồ hôi và giảm đề kháng…
3.6. Thuốc giảm đau thần kinh Gabapentin
Thuốc giảm đau thần kinh Gabapentin là một trong những dạng thuốc được dùng điều trị chứng tê bì chân tay hiệu quả nhất là đối với người bệnh có mắc chứng đau thần kinh ngoại biên hoặc thần kinh đái tháo đường và hội chứng ở chân gây ra cơn tê mỏi bất thường… Người bệnh cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ điều trị và người bệnh có thể có nguy cơ bị buồn nôn, ói, khó thở, sốt hoặc bị động kinh… khi dùng thuốc. Thuốc chống chỉ định đối với những trường hợp có tiền sử bệnh thận, người đang mang thai hoặc chuẩn bị mang thai và người sắp phẫu thuật.
Ngoài các thuốc thường được sử dụng trên đây thì để cải thiện nhanh tình trạng tê bì chân tay và hỗ trợ điều trị thêm hiệu quả thì người bệnh có thể chọn dùng thêm viên uống có chứa các thành phần là Blueberry, Ginkgo biloba, Natri chloride, Fursultiamine, Pyridoxine có tác dụng giúp tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ bảo vệ hệ thần kinh và cải thiện tình trạng tê bì chân tay, dị cảm đầu chi, cải thiện các triệu chứng tiền đình do thiểu năng tuần hoàn. Hỗ trợ giảm đau dây thần kinh, đau mỏi lưng và vai gáy, đau do thoái hóa xương khớp.
Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc “Tê tay chân uống thuốc gì tốt nhất?”. Song, để đảm bảo an toàn cũng như đạt hiệu quả cao, người bệnh nên tới các cơ sở y tế thăm khám và nghe tư vấn từ bác sĩ.
Bài viết liên quan:
- 5 Cách dùng cây thuốc nam chữa bệnh tê tay chân tại nhà hiệu quả
- Cách bấm huyệt chữa tê chân tay hiệu quả
- Bị tê chân tay khám ở đâu, bệnh viện nào tốt nhất?
Nguồn tham khảo
- [1] How Do I Get Rid of Numbness in My Hand? https://www.emedicinehealth.com/how_do_i_get_rid_of_numbness_in_my_hand/article_em.htm
- [2] Why are my legs and feet numb? https://www.medicalnewstoday.com/articles/321560
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn