[Giải đáp] Bị tiêu chảy có nên ăn chuối không?

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
5 Tháng Một 2023

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
1003

Chuối là loại quả rất quen thuộc, mang lại nguồn dinh dưỡng và năng lượng cho hoạt động thường ngày. Tuy vậy, có khá nhiều người bệnh băn khoăn bị tiêu chảy có nên ăn chuối hay không? Theo dõi bài viết dưới đây để biết câu trả lời.

Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài ra phân lỏng hoặc ra nước từ 3 lần/ ngày trở lên, đau quặn bụng, sốt, mệt mỏi. Nguyên nhân thường gặp nhất gây tiêu chảy là do Rotavirus, bên cạnh đó là nhiễm khuẩn đường ruột, rối loạn hệ vi sinh đường ruột, hội chứng ruột kích thích,…

Tiêu chảy có thể lây lan nhanh qua nguồn nước, sinh hoạt (nếu dùng chung) và gây thành dịch. Bệnh này có thể được kiểm soát bằng cách thay đổi chế độ ăn uống hợp lý ví dụ ăn chuối.

1. Tại sao bạn nên ăn chuối khi bị tiêu chảy?

Ăn chuối giúp dễ tiêu hóa, ổn định đường ruột, cầm tiêu chảy
Ăn chuối giúp dễ tiêu hóa, ổn định đường ruột, cầm tiêu chảy

Chuối là loại quả rất quen thuộc đối với người dân Việt Nam, cung cấp rất nhiều dinh dưỡng cho cơ thể. Theo các nghiên cứu, chuối chứa hàm lượng chất xơ lớn, cùng các loại vitamin C, B6 và các loại khoáng chất tốt cho sức khỏe cơ thể như magie, kali. Đặc biệt, loại quả này chứa tới 10 loại acid amin có tác dụng rất tốt đối với những người bị bệnh về đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, đại tràng, tiêu chảy, táo bón…

Bị tiêu chảy ăn chuối được không? Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, người bệnh tiêu chảy nên bổ sung chuối trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, bởi chuối có đặc tính mềm và dễ tiêu hóa, có thể làm dịu bao tử, giúp đường tiêu hóa ổn định. Đồng thời hàm lượng lớn chất kali có trong loại quả này sẽ giúp cung cấp chất điện giải mà cơ thể đang cần. Cùng với đó, chất pectin có trong chuối giúp hấp thu các chất lỏng trong dạ dày, tạo khối lượng phân và thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Một loại chất xơ khác là inulin với hàm lượng lớn probiotic giúp khôi phục lại lợi khuẩn trong đường ruột. Chính vì vậy, chuối được xem là lựa chọn tốt đối với những người bị tiêu chảy.

Bị tiêu chảy có nên ăn chuối khoảng 2-3 quả mỗi ngày, tốt nhất là nên ăn sau bữa ăn khoảng 20 phút và không nên ăn chuối khi bụng còn đói. Nếu có các triệu chứng đau bụng, chướng bụng, đầy hơi… thì có thể ăn chuối sau bữa ăn khoảng 1 tiếng. Ngoài ra, những người bị tiêu chảy xen lẫn táo bón thì việc ăn chuối đều đặn sẽ giúp nhuận tràng và cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.

2. Các loại thực phẩm khác tốt cho người bị tiêu chảy

Bị tiêu chảy nên uống nhiều nước, uống trà kombucha bổ sung lợi khuẩn
Bị tiêu chảy nên uống nhiều nước, uống trà kombucha bổ sung lợi khuẩn

Bị tiêu chảy có nên ăn chuối và ngoài chuối, có một số loại thực phẩm khác được coi là tốt cho những người bị tiêu chảy. Chúng tạo khối lượng lớn trong phân và thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn tốt trong ruột.

  • Thức ăn nhạt: Bị tiêu chảy nên ăn thức ăn nhạt và chế biến thanh đạm, tuyệt đối không ăn gia vị cay nóng, hoặc thức ăn nhiều dầu mỡ để tránh gây gánh nặng cho đường ruột, khiến bệnh tiêu chảy càng nặng thêm. Một số thực phẩm tốt cho bệnh tiêu chảy như gạo tẻ, khoai tây, khoai lang, thịt nạc, thịt gà… 
  • Probiotic: Probiotic giúp kích thích vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển của và làm dịu các kích ứng trong hệ tiêu hóa. Sữa chua, trà kombucha, kim chi… là một số lựa chọn hiệu quả.
  • Nên uống nhiều nước: Mất nước và điện giải khi bị tiêu chảy khiến bạn bị chóng mặt, mệt mỏi, khô môi… Bạn cần bổ sung nước cho cơ thể càng nhiều càng tốt. Tốt nhất nên uống tối thiểu 2,5 lít nước mỗi ngày để thải độc tố và ngăn ngừa tình trạng mất nước. Bạn nên uống nhiều nước lọc, dung dịch bù nước điện giải, nước hoa quả tươi, nước dừa tươi, trà thảo mộc,…

3. Thực phẩm nên tránh khi bị tiêu chảy

Đang bị tiêu chảy cần hạn chế đồ ăn dầu mỡ, đồ tanh, tái sống
Đang bị tiêu chảy cần hạn chế đồ ăn dầu mỡ, đồ tanh, tái sống

Bên cạnh các thực phẩm tốt cho bệnh tiêu chảy, bạn cần lưu ý tránh một số thực phẩm có thể gây tổn thương hệ tiêu hóa dưới đây:

  • Đồ uống có cồn, cà phê: Đây là những chất kích thích rất mạnh lên hệ tiêu hóa, khiến tình trạng tiêu chảy nặng hơn. Ngoài ra, cần tránh đồ uống có ga và nước ngọt bởi chúng có thể tạo ra nhiều khí trong ruột.
  • Tránh sử dụng như thực phẩm khó tiêu hóa như ngũ cốc nguyên hạt (ngô, các loại đậu…).
  • Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ tanh, đồ ăn nhanh: Nên ít dùng dầu mỡ trong chế biến thức ăn để không tăng thêm gánh nặng cho đường ruột và gây tiêu chảy nặng hơn. Các thức ăn chế biến sẵn, đồ hộp, thức ăn nhanh (xúc xích, dăm bông…) được khuyến cáo không nên sử dụng khi đang bị đi ngoài.
  • Không nên ăn đồ tái sống như gỏi cá, tiết canh, nem chua, nem chạo… bởi chúng có thể chứa nhiều vi khuẩn, kí sinh trùng, rất dễ gây đau bụng và làm cho tình trạng đi ngoài trở nên nghiệm trọng hơn.
  • Hạn chế sử dụng các loại hải sản bởi chúng có chứa rất nhiều chất có khả năng gây dị ứng cũng như có một lượng lớn các ấu trùng và kí sinh trùng gây bệnh.
  • Các loại rau sống, giá đậu và những thức ăn nhiều chất xơ nên hạn chế sử dụng bởi chúng sẽ kích thích cơ học đối với dạ dày, góp phần đẩy nhanh tốc độ chuyển hóa ở ruột khiến cho tình trạng tiêu chảy diễn tiến nghiêm trọng hơn.
  • Những thực phẩm và gia vị sinh hơi, có tính kích thích nên loại bỏ khỏi thực đơn như: cải bông xanh, ớt, đậu Hà Lan, đậu tương, hành sống, tỏi sống…

Ngoại trừ sữa chua, bạn nên tránh sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa vì chúng có thể làm cho tình trạng đi ngoài nặng hơn hoặc sinh khí, đầy hơi. Các loại thực phẩm chứa nhiều đường cũng nên hạn chế sử dụng.

Trên đây là giải đáp cho thắc mắc “Bị tiêu chảy có nên ăn chuối không?”. Ngoài chế độ ăn uống, người bệnh nên kết hợp duy trì lối sống lành mạnh như vận động thể dục thể thao hằng ngày, giữ tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc để tình trạng tiêu chảy sớm cải thiện và hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.