Chị em bị viêm cổ tử cung có mang thai được không?

Tham vấn Y khoa:
Bs Nguyễn Hồng Hải

Ngày đăng:
11 Tháng Một 2024

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Một 2024

Số lần xem:
2643

Một trong những câu hỏi phổ biến mà nhiều phụ nữ quan tâm là viêm cổ tử cung có mang thai được không khi gặp phải tình trạng này. Mặc dù bệnh không đe dọa đến tính mạng nhưng đâu đó vẫn ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản ở phụ nữ. Lời giải đáp từ chuyên gia sẽ có trong nội dung dưới đây.

1. Phụ nữ bị viêm cổ tử cung có thai được không?

Bị viêm cổ tử cung có thụ thai được không?
Bị viêm cổ tử cung có thụ thai được không?

Viêm cổ tử cung là tình trạng cổ tử cung bị vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, virus… tấn công gây viêm nhiễm, mưng mủ và sưng tấy. Bệnh thường đi kèm một số dấu hiệu như ra nhiều khí hư, khí hư có màu vàng hoặc xanh kèm mùi hôi khó chịu, chảy máu âm đạo bất thường, đau bụng dưới, đau rát khi quan hệ… Nếu gặp các biểu hiện này, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám vì nó có thể là triệu chứng viêm cổ tử cung hoặc một số bệnh phụ khoa khác.

Như đã nói ở trên, viêm cổ tử cung có mang thai được không phụ thuộc vào vấn đề bạn đang gặp phải là nặng hay nhẹ. Ngoài ra, việc thụ thai dễ hay khó còn do thể trạng sức khỏe, tuổi tác và cách điều trị bệnh của bạn như thế nào.

Nếu phát hiện viêm cổ tử cung ở giai đoạn chớm, bệnh đang ở thể nhẹ thì bạn có thể chữa khỏi dứt điểm và mang thai một cách bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng viêm của bạn ở mức độ nặng, bệnh kéo dài và tái phát liên tục (mãn tính), nó sẽ ảnh hưởng nhiều đến thai chức làm mẹ. Nguyên nhân là do khí hư ra nhiều, đặc quánh sẽ cản trở sự di chuyển của tinh trùng vào các cơ quan bên trong. Bên cạnh đó, các yếu tố như nấm, vi khuẩn, virus ở cổ tử cung có thể tấn công khiến tinh trùng không thể sống sót để gặp được trứng. Đó là yếu tố khiến những chị em bị viêm cổ tử cung nặng thường khó có thai, hiếm muộn, thậm chí là vô sinh.

2. Lý do khiến phụ nữ khó thụ thai khi bị viêm cổ tử cung?

Bị viêm cổ tử cung sẽ khó thụ thai hơn bình thường?
Bị viêm cổ tử cung sẽ khó thụ thai hơn bình thường?

Cổ tử cung là bộ phận nối giữa âm đạo và buồng tử cung, có chức năng rất quan trọng đến khả năng thụ thai của chị em. Khi chị em bị viêm cổ tử cung thì vùng này sẽ tăng tiết ra nhiều dịch. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến sự di chuyển của mà tinh trùng vào sâu trong tử cung để đến ống dẫn trứng khiến quá trình thụ thai bị cản trở và là một nguyên nhân khiến chị em khó có thai.

Viêm cổ tử cung khiến vùng kín bị đau và viêm nhiễm, do đó mà việc quan hệ tình dục cũng sẽ bị gián đoạn, chị em cũng giảm ham muốn. Cũng có trường hợp âm đạo xuất huyết và giảm khả năng sinh sản ở nữ giới.

Nguyên nhân gây viêm cổ tử cung là do vi khuẩn và nấm gây ra. Khi vào đến cổ tử cung, tinh trùng cũng dễ bị tác động bởi các yếu tố lạ làm giảm hiệu quả thụ thai. Có trường hợp cổ tử cung bị viêm nhiễm lâu ngày có thể gây viêm nhiễm buồng tử cung, vòi trứng và buồng trứng. Đây là một nguyên nhân chính khiến các chị em bị vô sinh.

3. Nguy hiểm ra sao khi mẹ bầu bị viêm cổ tử cung?

Cổ tử cung bị viêm khi mang thai tuy không gây nguy hiểm gì đến tính mạng nhưng lại gây rắc rối cho mẹ và thai nhi trong thời kỳ mang thai. Vì vậy mà các bà mẹ nên chữa khỏi bệnh trước khi có thai.

Mắc bệnh viêm cổ tử cung nhưng vẫn có thai sẽ gây ảnh hưởng nguy hiểm gì?
Mắc bệnh viêm cổ tử cung nhưng vẫn có thai sẽ gây ảnh hưởng nguy hiểm gì?

Một số biến chứng có thể gặp khi mẹ bầu bị viêm cổ tử cung như:

3.1. Ảnh hưởng đối với người mẹ

  • Một trong những triệu chứng của viêm cổ tử cung là thấy khí hư ra nhiều, màu bất thường và mùi khó chịu. Và một số biểu hiện khác như đau rát, sưng và ngứa ngáy âm đạo. Các triệu chứng này đều khiến chị em cảm thấy khó chịu, bực bội trong thai kỳ.
  • Tăng nguy cơ sảy thai, nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ.
  • Chị em có thể đối diện với một số vấn đề bất thường khác như sinh non, thai lưu ở 3 tháng đầu, thai ngôi ngược trong 3 tháng cuối,…
  • Cổ tử cung bị viêm nhiễm làm giảm tính đàn hồi khiến chị em khó khăn trong chuyển dạ sinh thường.
  • Trong trường hợp được chỉ định sinh mổ, viêm cổ tử cung ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ, cơ thể khó phục hồi chức năng sinh sản.

3.2. Ảnh hưởng đối với thai nhi

  • Vi khuẩn gây ra viêm cổ tử cung có thể xâm nhập vào màng ối, dẫn đến nhiễm trùng ối, nhiễm khuẩn sau sinh ở trẻ sơ sinh.
  • Sức khỏe mẹ bầu không tốt sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng như viêm phổi, mắt,… khi sinh thường.
  • Sự thay đổi của môi trường âm đạo do viêm cổ tử cung phần lớn sẽ ảnh hưởng tới nước ối và sự phát triển của thai nhi.
  • Trẻ sinh ra dễ gặp các vấn đề về sau như chậm phát triển, suy dinh dưỡng, các vấn đề về da, phổi.

4. Một số điều cần biết khi mang thai bị viêm cổ tử cung

Các bác sĩ đều khuyên rằng, trong trường hợp phát hiện mắc viêm cổ tử cung thì chị em nên điều trị khỏi hoàn toàn trước khi có ý định mang thai. Chị em mắc viêm cổ tử cung có mang thai được nhưng cần phương án điều trị riêng từ bác sĩ.

Chị em bị viêm cổ tử cung mà vẫn có thai cần phải biết những gì?
Chị em bị viêm cổ tử cung mà vẫn có thai cần phải biết những gì?

4.1. Các phương pháp điều trị cơ bản viêm cổ tử cung

Đa số các trường hợp mắc viêm cổ tử cung đều được điều trị bằng thuốc kháng sinh đường uống. Có thể kết hợp cả việc sử dụng thuốc đặt âm đạo để loại bỏ mầm bệnh có nguy cơ gây viêm nhiễm thêm.

Bên cạnh đó phương pháp đốt điện cũng được áp dụng phổ biến, trong đó phương pháp hay được chỉ định là dao leep, áp lạnh bằng nitơ lỏng. Các phương pháp này đều có tác dụng phụ, cho nên chị em bắt buộc phải theo những chỉ dẫn từ bác sĩ.

4.2. Lưu ý riêng dành cho bà bầu

Trường hợp chị em viêm cổ tử cung khi mang thai thì việc điều trị bằng thuốc sẽ là các loại thuốc lành tính nhất và có tác dụng kháng sinh, kháng nấm nhưng không gây tác dụng phụ. Chị em mang thai trong 3 tháng đầu cần chú ý theo đơn của bác sĩ.

  • Mẹ bầu sẽ bị ảnh hưởng khi bị viêm nhiễm nên cần điều trị theo đúng chỉ dẫn  từ bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý uống thêm thuốc, tự ý tăng giảm liều dùng. Việc dùng sai cách và lạm dụng thuốc dễ khiến mẹ bầu gặp tác dụng phụ và ảnh hưởng tới thai nhi.
  • Có một vài trường hợp, bác sĩ khuyên bà bầu nên đợi em bé ra đời mới điều trị viêm cổ tử cung. Tùy vào thể trạng và mức độ viêm nhiễm sẽ đưa ra kết luận thực tế cho mẹ. Bác sĩ cũng sẽ có những khuyến cáo khác nhau về chế độ ăn uống, hướng dẫn vệ sinh âm đạo, sinh hoạt tình dục an toàn,… hay tuyệt đối không quan hệ tình dục khi điều trị viêm nhiễm, uống nhiều nước…
  • Với mẹ bầu ở những tháng cuối của thai kỳ thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ nên sinh thường hay sinh mổ. Phần lớn phương án sinh mổ sẽ được lựa chọn để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Sau khi sinh em bé nếu chị em vẫn chưa hết viêm cổ tử cung hay bệnh tái phát thì cùng với điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ thì nên chọn dùng thêm sản phẩm hỗ trợ điều trị thêm hiệu quả, giảm thiểu tác dụng phụ khi dùng thuốc tây là tiêu diệt cả hại khuẩn lẫn lợi khuẩn. Sản phẩm này có chứa các kháng sinh thực vật là Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Diếp cá và Dây ký ninh. Ngoài ra sản phẩm còn có Immune Gamma, thành phần được chiết xuất từ vách tế bào có lợi có tác dụng tăng đề kháng vùng kín, tăng cường sản sinh lợi khuẩn, ức chế hại khuẩn và ngăn chặn bệnh tái phát.

Chị em băn khoăn viêm cổ tử cung có mang thai được không đã có giải đáp cũng như biết cách điều trị an toàn, hiệu quả để không ảnh hưởng đến việc mang thai cũng như khả năng sinh sản của chị em đang trong độ tuổi sinh đẻ.

Bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo

  • [1] Cervicitis. https://www.nyc.gov/assets/doh/downloads/pdf/std/std-cervicitis.pdf

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA NỮ VƯƠNG NEW CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA