Gai cột sống là bệnh lý xương khớp thường gặp nhưng sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Cùng tìm hiểu biến chứng gai cột sống để biết cách phòng tránh nhé.
1. Các biến chứng của bệnh gai cột sống
Người bệnh có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm này nếu không điều trị đúng cách và triệt để:
1.1. Thoát vị đĩa đệm
Gai xuất hiện ở đốt sống nào có thể sẽ làm rách bao xơ đĩa đệm ở phần đốt sống ấy, làm tràn dịch nhầy hình thành khối thoát vị. Thoát vị đĩa đệm làm chèn ép các rễ thần kinh, gây đau nhức, cơn đau tăng nặng mỗi khi cử động, làm giảm hiệu suất làm việc và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Khi gai xương phát triển kết hợp với tình trạng của bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ khiến cho người bệnh phải gánh chịu những cơn đau nhức dữ dội, cơn đau có thể khiến người bệnh mất khả năng vận động, nguy cơ tàn phế cao.
1.2. Đau thần kinh tọa
Các gai mọc ở cột sống lưng có thể chèn ép dây thần kinh tọa gây đau nhức. Cơn đau khởi đầu ở lưng rồi tiếp tục tăng lên và lan xuống đến mông, mặt sau đùi, gân khoeo và cẳng bàn chân. Cơn đau có khi âm ỉ nhưng cũng có khi dữ dội, cơn đau tăng nặng khi người bệnh hắt hơi, ho, cúi người. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương của rễ thần kinh, người bệnh có thể không nhấc nổi bàn chân, dần dần có hiện tượng teo mông, đùi, cẳng chân. Nếu bệnh tiến triển nặng có thể gây tê bì chân, không kiểm soát được hành vi tiểu tiện. Một số trường hợp cơn đau có thể khiến người bệnh không thể cử động.
1.3. Đau thần kinh liên sườn
Đau thần kinh liên sườn là một trong những biến chứng thường gặp do gai cột sống. Người bệnh sẽ gặp các cơn đau từng đợt hoặc kéo dài liên tục hàng ngày dọc theo dây thần kinh liên sườn, có thể nhận biết qua các dấu hiệu như đau từ vùng ngực, xương ức trở vào cột sống, cơn đau tăng nặng khi ho, hắt hơi hoặc thay đổi tư thế và chỉ đau ở một bên.
1.4. Gai cột sống gây tê liệt
Gai cột sống gây tê liệt được xác định là do các dây thần kinh chi phối bị chèn ép. Khi các dây thần kinh bị chèn ép, hoặc tủy sống đã bị tổn thương sẽ làm mất khả năng truyền tín hiệu. Trong các biến chứng thì đây là biến chứng nguy hiểm của bệnh gai cột sống. Nhiều người bệnh đã bị tê liệt hoàn toàn, mất khả năng vận động. Một số người bệnh vẫn có thể di chuyển, nhưng lại mất cảm giác ở các chi, tăng nguy cơ gây ra một số vấn đề sức khỏe khác.
2. Cách nhận biết triệu chứng gai cột sống ngay từ đầu để kịp thời điều trị
Việc nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh gai cột sống có thể giúp người bệnh được điều trị kịp thời và có thể ngăn chặn đến 80% rủi ro phát sinh biến chứng nguy hiểm. Những dấu hiệu gai cột sống mà người bệnh nên chú ý:
- Người bệnh sẽ có cảm giác đau hoặc nhức mỏi ở khu vực cột sống phát triển gai xương, gây hạn chế khả năng vận động.
- Các cơn đau có xu hướng tăng dần mỗi khi cơ thể vận động, đứng hoặc ngồi quá lâu cũng có thể khiến cơn đau trở nặng hơn và tình trạng co cứng cơ cũng có khả năng xảy ra.
- Cơn đau do gai cột sống sẽ dần mở rộng phạm vi ảnh hưởng, bao gồm cánh tay, bàn tay, dọc cột sống lưng, hai mông hay thậm chí là cẳng chân và bàn chân. Đây là dấu hiệu lời cảnh báo về mức độ nghiêm trọng của bệnh là khi số lượng gai xương phát triển đã tăng lên.
- Khi bệnh phát triển nặng thì tình trạng suy yếu cơ có thể xảy ra, đặc biệt ở tay và chân, khiến cơ thể rơi vào trạng thái mất cân bằng. Một số người bệnh còn có thể gặp rối loạn tiểu tiện.
Khi thấy các dấu hiệu này người bệnh hãy mau chóng đến khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
3. Làm thế nào để ngăn chặn biến chứng của gai cột sống phát sinh?
Để có thể ngăn chặn biến chứng của bệnh gai cột sống thì cách duy nhất là người bệnh cần được điều trị bệnh hiệu quả ngay từ đầu. Cách điều trị gai cột sống thường được áp dụng là phương pháp bảo tồn. Bác sĩ có thể sẽ sử dụng một số thuốc kê toa và chất bổ sung như:
- Thuốc giảm đau (paracetamol) và nhóm thuốc kháng viêm không chứa steroid NSAID (aspirin, ibuprofen…) có tác dụng xoa dịu cơn đau, ngăn chặn viêm nhiễm.
- Thuốc giãn cơ nhằm đối phó với tình trạng cơ căng cứng gây đau đớn khó chịu.
- Bổ sung vitamin hỗ trợ tăng cường sức đề kháng.
Tuy nhiên nếu kéo dài cách điều trị này trong thời gian dài có khả năng gây hại cho nhiều bộ phận như gan, thận và cả dạ dày. Và với trường hợp gai cột sống nặng hơn, điều trị nội khoa không đem đến hiệu quả thì có thể người bệnh sẽ cần đến biện pháp phẫu thuật cắt bỏ gai xương. Phẫu thuật cũng tiềm ẩn rủi ro như như nhiễm trùng, kích ứng da…
Ngoài cách phòng ngừa biến chứng trên đây thì người bệnh gai cột sống phòng tránh và hỗ trợ điều trị hiệu quả từ viên uống có chứa canxi nano, vitamin D3, MK7 và nhiều dưỡng chất tốt cho xương khớp như Kẽm, Magie, Đồng, DHA, Quercetin… giúp cung cấp đủ lượng canxi cơ thể cần, hỗ trợ điều trị gai cột sống hiệu quả. Sự phát triển, khỏe mạnh của xương sẽ giúp đẩy lùi bệnh gai cột sống và giúp cho sức khỏe người bệnh gai cột sống tốt hơn, cải thiện tình hình bệnh nhanh chóng, dễ dàng.
Người bệnh cũng nên bổ sung tiền vitamin B1, các vitamin nhóm B, chondroitin, Ginkgo Biloba và cao Blueberry… có tác dụng giảm cảm giác tê bì chân tay do gai cột sống gây nên cũng như làm tăng cường tuần hoàn máu não giúp cơ thể bớt căng thẳng và trở nên thoải mái hơn.
Các biến chứng gai cột sống rất nguy hiểm, do đó người bệnh chớ nên chủ quan mà cần điều trị kịp thời, đúng cách nhất.
Bài viết liên quan:
- Bị gai cột sống nên uống sữa gì để nhanh cải thiện bệnh?
- Bị gai cột sống không nên ăn gì? Những lưu ý về dinh dưỡng
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn